Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Cỏ Mực Chữa Viêm Xoang – Bài Thuốc Hay Cho Mọi Người

Không chỉ Đông y, mà ngay cả các nền y học cổ truyền khác, như Ayurveda của Ấn Độ, cũng rất coi trọng giá trị dược liệu và công dụng của cây cỏ mực. Tìm hiểu ngay cách dùng cỏ mực chữa viêm xoang trong bài viết dưới đây.

Cây cỏ mực chữa viêm xoang có tốt không?

Cỏ mực (danh pháp hai phần: Eclipta alba Hassk.) là cây cỏ mọc hoang ở khắp các làng quê nước ta. Cỏ mực phát triển mạnh ở những nơi ít nắng và nhiều ẩm. Cây cỏ mực sau khi giã nát sẽ cho ra nước cốt màu đen như mực, vì vậy mới có tên gọi như ngày hôm nay.

Cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, hàn liên thảo
Cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, hàn liên thảo

Ayurveda – y học cổ truyền của người Ấn đã công nhận rất nhiều lợi ích của cỏ mực đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Làm dịu các rối loạn dạ dày, như khó tiêu hoặc táo bón.
  • Bảo vệ và tăng cường sức khỏe gan, thậm chí có thể ngăn ngừa ung thư gan.
  • Với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, cỏ mực giúp giảm khó chịu khi bị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp mãn tính.
  • Món soup làm từ lá cỏ mực cung cấp lượng sắt cao, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.
  • Lá cỏ mực chứa hàm lượng carotene cao có lợi cho sức khỏe của đôi mắt, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
  • Các phân tử hoạt động có trong cỏ mực giúp kiểm soát và hạ glucose trong cơ thể bạn.
  • Cỏ mực được sử dụng trong các phương thuốc giảm đau răng và điều trị hói đầu.
  • Cỏ mực giúp trị viêm xoang, hen suyễn, giảm ho hiệu quả.

Tại Trung Quốc, cây cỏ mực được dùng như một loại thuốc kích thích mọc tóc tự nhiên. Nó cũng xuất hiện trong nhiều bài thuốc phòng chống bệnh ung thư.

Theo y học hiện đại, thành phần chính của cỏ mực bao gồm các dẫn xuất của thiophene, wedelolactone, dimethyl wedelolactone, desmethyl-wedelolactone-7glucoside isoflavanoids, flavanoids, glycosides, triterpine, ß-amyrin, luteolin-7-O-glucoside, luteolin, stigmasterol ,alpha-terthienyl-methanol, beta-amyrin wedelic acid, ecliptine, alkaloids và saponin.

Theo Đông y, cỏ mực có tính hàn, vị ngọt hơi chua, lành tính, giúp lương huyết, cầm máu, thanh nhiệt, dưỡng thận âm. Từ xa xưa, cỏ mực đã được sử dụng để chữa kiết lỵ, xuất huyết, viêm gan và mẩn ngứa.

Điều trị viêm xoang bằng cỏ mực là phương pháp được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tốt
Điều trị viêm xoang bằng cỏ mực là phương pháp được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tốt

Tuy chưa có nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng với bệnh viêm xoang của cỏ mực, nhưng loại thảo dược này vẫn xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị viêm xoang và mang lại hiệu quả thực tiễn.

Nhờ khả năng chống viêm, diệt khuẩn và giảm sưng, cỏ mực giúp giảm các triệu chứng viêm xoang thường gặp, bao gồm:

  • Nghẹt, tắc mũi
  • Chảy nước mũi
  • Phù nề niêm mạc

Cách chữa viêm xoang bằng cây cỏ mực an toàn, hiệu quả

Chữa viêm xoang bằng cây cỏ mực có nhiều cách, cụ thể như sau:

Sắc nước thuốc kiểu theo Ayurveda

Người Ấn Độ có cách chữa viêm xoang bằng cỏ mực rất hiệu quả. Cho một nắm lá cỏ mực cùng một nhúm hạt tiêu xay thô và 3 nhúm bột nghệ vào trong nồi. Sau đó cho thêm nước và sắc lấy nước thuốc để uống. Không nên nghiền mịn hạt tiêu, vì bột mịn này có thể làm nước thuốc quá cay và khó uống. Biện pháp này cũng có thể được áp dụng cho trẻ nhỏ, nhưng trong trường hợp này nên giảm lượng hạt tiêu.

Sắc nước thuốc từ lá cỏ mực và nhiều thảo dược khác

Nguyên liệu: 20gr cỏ nhọ nồi, 20gr bồ công anh, 16gr rễ cam thảo, 16gr kim ngân hoa và 12gr củ xạ can (rẻ quạt). Nước lọc vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, phơi khô rồi cho vào nồi, thêm nước và sắc khoảng 20 – 30 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc, cho ra bát, uống nhiều lần trong ngày.
  • Nên uống nước thuốc từ lá cỏ mực liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày.

Sắc nước thuốc từ lá cỏ mực (độc vị)

Nguyên liệu: 15gr lá cỏ mực. Nước lọc (vừa đủ).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cỏ mực, để ráo nước rồi cho vào nồi, thêm nước và sắc khoảng 30 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc để uống nhiều lần trong ngày, thay cho nước lọc hay trà.

Nước ép lá cỏ mực

Nếu không có thời gian sắc thuốc, bạn có thể ép lá cỏ mực tươi lấy nước để uống mỗi ngày. Phương pháp này giúp giảm chảy máu cam, thông mũi, giảm phù nề và giảm sưng viêm niêm mạc xoang.

Ngoài ra, bạn có thể giã nát một nắm lá cỏ mực, chắt lấy nước, uống với nước đun sôi để nguội 2 lần mỗi ngày. Uống liên tiếp trong vòng 2 tuần sẽ nhận thấy sự cải thiện các triệu chứng viêm xoang đáng kể.

Nước ép cỏ mực có vị ngọt, hơi chua
Nước ép cỏ mực có vị ngọt, hơi chua

Nhỏ nước cốt lá cỏ mực

Ngoài uống nước thuốc và nước ép từ lá cỏ mực, bạn có thể nhỏ nước cốt loại thảo dược này trực tiếp vào mũi để điều trị viêm xoang.

Rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch 1 nắm lá cỏ mực rồi giã nát, lọc lấy nước cốt. Nhỏ 3 – 4 giọt nước cốt này vào mũi, liên tục trong vòng 1 tuần.

Một số lưu ý khi dùng cỏ mực chữa viêm xoang

Cỏ mực đã có một lịch sử lâu dài trong điều trị viêm xoang, cũng chưa từng ghi nhận các trường hợp nào gặp phải các tác dụng tiêu cực khi sử dụng thảo dược này. Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra khi chữa viêm xoang bằng cây nhọ nồi hay cỏ mực, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Ở liều quá cao, cỏ mực có thể gây kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn. Bạn có thể uống nước thuốc hoặc nước ép cỏ mực từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Không nên uống hoặc nhỏ nước cốt cỏ mực quá nhiều lần.
  • Những người bị tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính và sôi bụng nên hết sức thận trọng khi sử dụng cỏ mực.
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng cỏ mực vì nguy cơ sảy thai cao.
  • Trước khi áp dụng các cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân, bệnh nhân cần hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu các triệu chứng viêm xoang trở nên nặng hơn hoặc không thuyên giảm sau 10 – 14 ngày, bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay.
  • Tuy hiếm gặp, nhưng trong trường hợp cơ thể không tương thích với dược liệu, bạn có thể gặp một số phản ứng như buồn nôn hoặc mẩn ngứa. Nếu gặp những triệu chứng này, hãy ngưng sử dụng và đi khám ngay. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân đều đáp ứng tốt với phương pháp điều trị viêm xoang theo cách tự nhiên.
  • Cỏ mực chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang, người bệnh nên hết sức cảnh giác với những lời quảng cáo cỏ mực có thể “trị viêm xoang triệt để” hoặc “chữa khỏi viêm xoang dứt điểm”. Người bệnh cũng không nên tự ý bỏ điều trị viêm xoang bằng thuốc Tây và các phương pháp khác nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Đừng quên tạo cho bản thân lối sống lành mạnh để ngăn ngừa mọi bệnh tật
Đừng quên tạo cho bản thân lối sống lành mạnh để ngăn ngừa mọi bệnh tật

Để thúc đẩy hiệu quả điều trị viêm xoang, người bệnh nên có một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng. Nên uống 1 cốc nước sau mỗi 2 giờ, ăn tỏi và hành tây để tăng cường chức năng miễn dịch. Tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C, như trái cây có múi, rau lá xanh đậm, kiwi… để tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi từ viêm xoang. Đồng thời, tránh ăn đường, các sản phẩm từ sữa bò, muối, bột và ngũ cốc tinh chế. Các thực phẩm này có thể làm giảm các tế bào bạc cầu giúp chống nhiễm trùng, khiến cơ thể sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, gây mất nước và làm chậm quá trình phục hồi.

Luôn nhớ rằng, viêm xoang là bệnh mãn tính rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, nên bệnh nhân cần kiên trì điều trị. Kết hợp Đông – Tây y và áp dụng những bài thuốc dân gian, như cỏ mực chữa viêm xoang, là giải pháp an toàn, hiệu quả mà người bệnh nên cân nhắc.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *