Top 5 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Có giá, cách dùng
Nội dung bài viết
Thuốc trị ho khan loại nào tốt nhất hiện nay là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Bởi lẽ nếu dùng sai phương pháp điều trị, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên thông tin về các dược phẩm trị ho khan trên thị trường tương đối ít. Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra danh sách 5 loại thuốc chữa bệnh được đánh giá cao để bạn đọc tham khảo.
Ho là một phản ứng của cơ thể khi cổ họng xuất hiện dị vật hoặc dịch nhầy khó chịu. Hoạt động này giúp người bệnh loại bỏ dị nguyên và làm sạch đường hô hấp. Hai dạng bệnh phổ biến là ho có đờm và ho khan (ho kéo dài nhưng không thấy đờm). Nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu, sức khỏe của người bệnh sẽ bị suy giảm.
Có nhiều nguyên nhân gây ho khan, trong đó yếu tố chủ yếu vẫn là tình trạng nhiễm khuẩn tại đường hô hấp. Ngoài ra, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến axit đi lên cơ quan hô hấp cũng là tác nhân gây bệnh. Hiện nay, phương pháp chữa ho khan phổ biến là sử dụng thuốc tây.
Top 5 thuốc trị ho khan hiệu quả nhất
Trên thị trường bày bán rất nhiều loại thuốc với thành phần và ưu nhược điểm khác nhau. Ngoài ra các sản phẩm còn được sản xuất dưới dạng siro hoặc viên nén để người bệnh sử dụng dễ dàng. Dưới đây là 5 loại thuốc trị ho khan được đánh giá cao:
1. Thuốc ho khan Prospan
Thành phần chủ yếu của thuốc được chiết xuất từ lá cây thường xuân. Cụ thể là tinh chất ethanol 30% có tỷ lệ 700mg/ 100ml. Thuốc không chứa rượu, đường, hóa cồn và phẩm màu nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài ra sản phẩm còn được sản xuất theo nhiều dạng (siro, viên ngậm) để phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Tác dụng:
- Trị ho theo nguyên tắc tiêu đờm, giảm ho, đẩy lùi co thắt
- Cắt cơn ho đa cơ chế và dùng được trong nhiều trường hợp
- Góp phần điều trị viêm hô hấp và viêm phế quản
Cách sử dụng:
- Người lớn: Liều lượng 5 – 7,5ml/ ngày, mỗi ngày uống 3 lần
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 5ml/ ngày, uống 3 lần theo 3 buổi sáng, trưa, tối
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: ngày uống 3 lần, tối đa 2,5ml/ ngày.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân không dung nạp Fructose
- Người gặp tác dụng phụ với thành phần của thuốc
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của y, bác sĩ trước khi sử dụng
Giá tham khảo: 180.000 – 250.000 VNĐ/ hộp
2. Thuốc bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ
Thuốc ho Nam Hà đã ra đời và cải tiến trong 50 năm. Sản phẩm được sản xuất từ các thành phần như Bạch Linh, Cát cánh, Bạch phàm, Cam thảo, Tang bạch bì, Tỳ bà diệp, Bạc hà diệp, Ma hoàng và các tá dược vừa đủ. Hiện tại, thuốc còn được sản xuất dưới dạng viên ngậm không đường.
Tác dụng:
- Sát trùng họng, tiêu đờm, bổ phổi, chỉ khái
- Chuyên trị các chứng ho cảm, ho khan, ho do thời tiết hoặc mắc bệnh hô hấp,…
- Giảm sưng viêm và làm mát cổ họng
Cách sử dụng: Vì sản phẩm được sản xuất theo hai dạng nên mỗi loại sẽ có cách cách sử dụng khác nhau:
- Viên ngậm: Sử dụng 4 – 6 viên/ ngày, thích hợp hơn khi điều trị cho người lớn
- Siro: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng 15ml
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
Giá tham khảo: 28.000 VNĐ/ chai siro 125ml và 19.000 VNĐ/ hộp viên ngậm gồm 2 vỉ
3. Thuốc trị ho khan Methorphan
Methorphan là thuốc ho có thành phần từ tân dược và sẽ bán theo đơn. Sản phẩm được sản xuất giữa sự kết hợp của chất trị ho không gây khiện, chất kháng histmin và chất long đờm. Cụ thể là Dextromethorphan hydrobromid – Chlorpheniramin maleat – Guaifenesin.
Tác dụng:
- Cắt cơn ho, long đờm, chống dị ứng
- Chuyên áp dụng với trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản hoặc cảm cúm.
- Phù hợp khi điều trị các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên
Cách sử dụng:
- Dạng viên: Người trưởng thành và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 1 – 2 viên/ lần, ngày dùng 3 – 4 lần. Trẻ nhỏ từ trên 4 tuổi chỉ sử dụng 1 viên/ lần, mỗi ngày 3 lần. Lưu ý, không sử dụng viên nén cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Dạng siro: Bệnh nhân sử dụng 3 – 4 lần/ ngày nhưng liều lượng sẽ thay đổi theo từng đối tượng. Người lớn uống 15ml. Trẻ em từ 7 – 12 tuổi uống 10ml/ lần, các bé từ 2 – 6 tuổi dùng 5ml/ lần.
Chống chỉ định:
- Người gặp dị ứng với thành phần của thuốc
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoaminoxydase
- Phụ nữ trong thời kỳ thai sản
- Trẻ sơ sinh hoặc các bé bị sinh thiếu tháng
- Người mắc bệnh hen cấp tính, bị glocom góc hẹp hoặc có dấu hiệu phì đại tiền liệt tuyến
- Không dùng chung thuốc khi đang uống rượu
Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/ hộp siro 60ml và 50.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ viên nén
4. Thuốc trị ho khan P/H
Thuốc ho P/H được sản xuất dưới dạng siro tiện lợi. Thành phần bào chế gồm các thảo dược tự nhiên như Bách bộ, Hạnh nhân, Cát cánh, Bạch quả, Trần bù,…
Tác dụng:
- Trị các loại ho như ho khan, ho có đờm hoặc ho gió
- Bổ phổi, tiêu đờm, đẩy lùi rát cổ, sưng đau họng
- Hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản
Cách sử dụng: Ngày uống 2 – 4 lần, mỗi lần 20ml.
Chống chỉ định: Người mắc bệnh tiểu đường
Giá tham khảo: 26.000 VNĐ/ chai 90ml
5. Thuốc trị ho khan Bảo Thanh
Đây là một sản phẩm trị ho được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên. Có thể kể đến như Cát cánh, Khoản đông hoa, Khổ hạnh nhân, Qua lâu nhân, Xuyên bối mẫu,… Thuốc ho Bảo Thanh được bào chế thành 2 dạng là viên ngậm và Siro. Sản phẩm còn được sử dụng trong trường hợp ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày, ho mãn tính không rõ nguyên nhân,…
Tác dụng:
- Công năng chính gồm trừ ho và hóa đờm
- Làm dịu cổ họng và nhanh chóng tiêu diệt chứng ho
- Điều trị hiệu quả bệnh viêm họng, viêm phế quản.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml
- Trẻ nhỏ trên 3 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3ml
Chống chỉ định: Chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
Giá tham khảo: 190.000 VNĐ/ hộp 20 vỉ và 35.000 VNĐ/ siro 120ml
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị ho
Nhiều bệnh nhân thường tự ý mua thuốc khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ho khan. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu, có thể khiến bệnh nặng và khó chữa hơn.
Bởi vì, tất cả các loại thuốc trị bệnh đều có hàm lượng sử dụng phù hợp với từng đối tượng.
Do đó, người bệnh nên tham khảo tư vấn của y, bác sĩ để có liều dùng chính xác nhất.
Cách phòng tránh ho khan
Muốn sớm chữa khỏi ho khan bệnh nhân cần quan tâm hơn đến biện pháp phòng ngừa tại nhà. Ngoài ra, đâu cũng là phương pháp giúp cơ thể phòng tránh sự xâm nhập của hại khuẩn và ngăn chặn bệnh tái phát. Cụ thể, người bệnh nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau:
- Tắm nước ấm và giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày nhưng chỉ sử dụng nước ấm và hạn chế đồ uống lạnh
- Thực hiện lối sống khoa học và điều độ, ăn uống đúng giờ, tránh làm việc quá sức hoặc bị căng thẳng, mệt mỏi
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, thức ăn mềm và tốt cho hệ tiêu hóa
- Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, đồ đóng hộp, thức ăn chứa nhiều chất béo,…vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn
- Tránh sử dụng sản phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Súc miệng bằng nước muối loãng và đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để sát khuẩn cổ họng
Bài viết này đã giới thiệu đến bạn đọc top 5 loại thuốc trị ho khan tốt nhất trên thị trường hiện nay. Mỗi sản phẩm đều có công dụng, thành phần và liều lượng sử dụng riêng. Vì vậy người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa được chỉ định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Có thể bạn cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!