Ho khan lâu ngày không khỏi là bị bệnh gì, có nguy hiểm?

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm tống các dị vật, chất nhầy, đờm do phổi hoặc phế quản tiết ra khỏi đường hô hấp và giúp thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, tình trạng ho khan lâu ngày lại có khả năng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe.

Ho khan lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Bệnh ho khan lâu ngày là biểu hiện người bệnh ho nhưng không khạc ra đờm hay chất nhầy trong cổ họng. Tình trạng này diễn ra liên tục mặc dù người bệnh đã cố gắng cải thiện hoặc thử những biện pháp chữa trị. Ho khan kéo dài khiến cho sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân thường bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ho khan lâu ngày không khỏi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp
Ho khan lâu ngày không khỏi là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp

Ho khan lâu ngày có thể do ung thư phế quản gây nên, thường gặp nhất ở những người nghiện thuốc lá thuốc lào (trên 10 năm). Hoặc đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm tai mũi họng, viêm xương chũm, ho gà, trào ngược dạ dày.

Ho gà

Ho gà là căn bệnh truyền nhiễm thường gây nên tình trạng ho khan lâu ngày. Nguyên nhân do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra và có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng đặc biệt ở nhóm người có sức đề kháng yếu.

Khi bị ho gà, người bệnh có thể thấy được tần suất ho khan trở nên thường xuyên hơn, sốt cao, chảy nước mắt,…

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây ho khan lâu ngày. Do axit dư thừa trào ngược lên thực quản tiếp xúc với họng gây tổn thương, viêm nhiễm và gây ho khan.

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày không được kiểm soát, người bệnh sẽ bị ho khan kéo dài, luôn cảm giác nóng tức ngực, cơ thể bồn chồn mệt mỏi, không tập trung trong công việc.

Viêm thanh quản

Tình trạng viêm thanh quản do vi khuẩn, virus tấn công gây sưng viêm vùng dây thanh quản, hộp thoại dẫn đến ngứa rát họng, khó thở, nghẹn khi nuốt, khàn tiếng,… Người bệnh khi bị viêm thanh quản thường hắng giọng liên tục, ho khan để nhằm cải thiện tình trạng giọng nói của mình gây ra ho khan lâu ngày.

Nguyên nhân gây ho khan kéo dài lâu ngày không dứt

Biểu hiện ho khan kéo dài và dai dẳng không khỏi chủ yếu do những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp gây nên. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể do một số nguyên nhân khác như sau:

  • Hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm: Những người hút thuốc khoảng trên 10 năm có nguy cơ cao bị ho khan lâu ngày. Đây cũng có thể là biểu hiện của tình trạng phổi bắt đầu suy yếu.
  • Thời tiết thay đổi bất thường: Thời tiết nóng lạnh đột ngột cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, cổ họng đau rát hình thành ho khan. Tình trạng này kéo dài gây các bệnh về hô hấp.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, ho khan còn có thể do cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, tác dụng phụ của một số thuốc,…

Ho khan kéo dài lâu ngày còn xuất hiện đi kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác như:

  • Khó thở, hơi thở có vị chua hoặc hôi.
  • Ợ chua, ợ nóng.
  • Đau rát vùng cổ họng, thường xuyên hắng giọng.
  • Ngạt mũi hoặc sổ mũi liên tục.
  • Có thể xuất hiện ho ra máu.

Ho khan lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Bệnh ho khan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi có thể dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp, gây nhiều biến chứng những bệnh lý nguy hiểm liên quan như:

Viêm xoang

Người bị ho khan lâu ngày không khỏi gây tích tụ vi khuẩn trong cổ họng, vi khuẩn có thể theo những cơn ho, hắt hơi thông lên các xoang, gây viêm nhiễm niêm mạc xoang từ dó hình thành nên viêm xoang.

Tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày dẫn đến những bệnh lý trong đó có viêm xoang
Tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày dẫn đến những bệnh lý trong đó có viêm xoang

Hen suyễn

Là bệnh liên quan đến đường hô hấp gây tình trạng khó thở, thở khò khè, hơi thở không đều, do ho khan lâu ngày dẫn đến cơ lồng ngực bị co thắt liên tục. Người bệnh bị hen suyễn thường gặp những cơn ho dai dẳng về đêm khiến mất ngủ.

Ung thư phổi

Ho khan mãn tính được coi là một dấu hiệu sớm của tình trạng ung thư phổi. Khi ho, người bệnh thường thấy xuất hiện những vệt máu hồng hoặc đỏ nâu, khàn tiếng, nghẹn ở họng khi nuốt và tức ngực kéo dài.

Lao phổi

Lao phổi là một bệnh lý rất nguy hiểm với khả năng lây lan cao ở mọi độ tuổi thông qua đường hô hấp. Với biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là tình trạng ho kéo dài không khỏi, cân nặng sụt nhanh, đau ngực, ho ra máu, đổ nhiều mồ hôi ban đêm,…

Tình trạng ho khan lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe rất nghiêm trọng, bởi vậy người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và thăm khám y tế ngay khi cảm nhận những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Cách chữa trị bệnh ho khan kéo dài không khỏi

Khi bị ho khan lâu ngày, bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Bởi vậy, người bệnh nên tìm hiểu những phương pháp giúp điều trị tình trạng bệnh dứt điểm để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.

Điều trị ho khan dai dẳng bằng Tây y

Tình trạng ho khan kéo dài lâu ngày do một số bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp gây nên, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, kiểm soát những triệu chứng lâm sàng và ngăn chặn bệnh trở nặng.

Thuốc Tây giúp điều trị ho khan dai dẳng một cách nhanh chóng
Thuốc Tây giúp điều trị ho khan dai dẳng một cách nhanh chóng

Những loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị ho khan dai dẳng kéo dài có thể kể đến đó là:

  • Thuốc kháng sinh, chống viêm: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và nhiễm trùng đường hô hấp trên, không có hiệu lực đối với virus.
  • Thuốc kháng histamin: Điều trị đối với trường hợp ho lâu ngày do dịch chảy mũi gây viêm họng hoặc tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng.
  • Thuốc xịt họng: Thuốc xịt trị hen được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ho kèm khó thở, giúp làm giãn phế quản, giảm viêm, hiệu quả tốt nhất trong điều trị hen phế quản.
  • Thuốc long đờm, giảm ho: Được chỉ định sử dụng khi tình trạng ho không rõ nguyên nhân, và biểu hiện ho gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
  • Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý: Nên sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus,…

Cần lưu ý rằng thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng nhưng đem đến nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Đặc biệt chúng gây nhiều biến chứng và tích tụ độc tố lên các cơ quan như gan, thận, tiêu hóa,…

Bởi vậy, người bệnh nên chú ý tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và liều lượng thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên môn. Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hoặc tự mua thuốc để sử dụng.

Đông y trị ho khan lâu ngày không khỏi

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y điều trị tình trạng ho khan lâu ngày và lo ngại những tác dụng phụ mà thuốc đem lại cho sức khỏe. Người bệnh hoàn toàn có thể điều hướng sang sử dụng những bài thuốc Đông y nhằm cải thiện triệt để tình trạng bệnh.

ho lâu ngày không khỏi
Sử dụng bài thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi bằng Đông y

Đông y quan niệm rằng, chứng ho dai dẳng lâu ngày hình thành do phong hàn, phế nhiệt uất kết, từ đó ngoại tà xâm nhập. Lại thêm chức năng ngũ tạng suy giảm, cơ thể suy nhược mà thành. Đông y tập trung đi sâu cải thiện căn nguyên bệnh, điều trị tận gốc, đồng thời nâng cao sức đề kháng phòng bệnh tái phát.

Những bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng lượng kháng sinh tự nhiên từ cây cỏ, gia giảm theo tỷ lệ phù hợp, an toàn lành tính và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Hoàn toàn không gây tác dụng phụ hay kháng thuốc kể cả sau một thời gian dài sử dụng.

Để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên đến thăm khám tại các đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nổi tiếng. Sau khi chẩn đoán lâm sàng và bắt mạch, bác sĩ sẽ căn cứ theo thể trạng bệnh từng người mà chia thang thuốc uống phù hợp.

Chữa ho khan lâu ngày đơn giản tại nhà

Đố với tình trạng ho khan lâu ngày ở giai đoạn khởi phát hoặc bệnh chỉ do một số yếu tố viêm nhiễm thông thường thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại nhà an toàn, đơn giản mà hiệu quả.

Xông hơi với tinh dầu

Việc sử dụng nước nóng để xông hơi kết hợp với tinh dầu sẽ giúp cho người cải thiện được tình trạng đau rát họng, làm loãng dịch nhầy tại mũi hay cổ họng, từ đó giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra, tinh dầu có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt và tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho người bệnh.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị các loại tinh dầu như tinh dầu tràm, bạch đàn, sả, bạc hà, bưởi,… và một bát nước nóng.
  • Đem 2 – 3 giọt tinh dầu của 1 hoặc nhiều loại nhỏ vào bát nước nóng rồi khuấy cho tan hết.
  • Sử dụng khăn mặt to trùm kín đầu để tiến hành xông hơi. Nên tập trung hít thở sâu bằng miệng và mũi để hơi nước có thể thẩm thấu sâu vào niêm mạc.
  • Thực hiện phương pháp này khoảng 2 – 3 lần trên ngày cho đến khi cảm nhận bệnh thuyên giảm.

Lưu ý rằng trong quá trình xông, người bệnh cần chú ý đến khoảng cách giữa mặt và bát nước tránh tình trạng kích ứng hoặc bỏng da mặt.

Sử dụng rễ cam thảo chữa ho

Rễ cam thảo được coi là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Chúng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, làm dịu ấm cổ họng và bảo vệ đường hô hấp.

Axit axit glycyrrhizic trong rễ cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm mạnh
Axit axit glycyrrhizic trong rễ cam thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn và chống viêm mạnh

Thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm rễ cam thảo, 1 ít nước.
  • Đun nước sôi và cho rễ cây cam thảo rửa sạch vào, đun liên tục trong khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Để nguội rồi rót ra uống dần.

Lưu ý sử dụng cam thảo trong điều trị ho lâu ngày không áp dụng đối với người cao tuổi, những người có tiền sử bị tăng huyết áp, táo bón lâu ngày, phụ nữ mang thai.

Điều trị ho khan bằng mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến với khả năng cung cấp vitamin, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng làm dịu họng, giảm sưng viêm, kháng khuẩn tốt và làm lành các tổn thương do vi khuẩn gây nên tại niêm mạc họng.

Bài thuốc chữa ho đơn giản từ mật ong
Bài thuốc chữa ho đơn giản từ mật ong

Thực hiện:

  • Chuẩn bị mật ong, nước ấm, ½ quả chanh tươi.
  • Đem mật ong nguyên chất vào cốc nước ấm khuấy đều cho đến khi tan.
  • Cho thêm một ít nước chanh vắt rồi uống khi còn ấm.
  • Uống khoảng 3 cốc/ ngày và không nên sử dụng quá nhiều chanh để uống tránh axit gây rát họng.

Lưu ý: Không nên sử dụng những bài thuốc dùng mật ong với đối tượng trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bởi lúc này hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến nhiều bệnh lý về tiêu hóa.

Trị bệnh ho khan lâu ngày không dứt với gừng tươi

Theo y học cổ truyền, gừng tươi có tính ấm, vị cay, công dụng kháng viêm và chống khuẩn rất tốt, giúp làm dịu cổ họng, ấm đường thở và giảm ho khan lâu ngày không khỏi.

Sử dụng gừng tươi chữa ho khan lâu ngày
Sử dụng gừng tươi chữa ho khan lâu ngày

Thực hiện:

  • Chuẩn bị củ gừng tươi.
  • Đem gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi cắt lát.
  • Sử dụng 2 – 3 lát gừng tươi để hãm trong cốc nước sôi khoảng 10 – 15 phút.
  • Có thể pha thêm đường phèn hoặc mật ong rồi uống khi còn nóng.
  • Uống mỗi ngày khoảng 2 – 3 cốc trà gừng để chữa bệnh.

Sử dụng những phương pháp chữa trị bệnh ho khan lâu ngày tại nhà bằng những phương pháp đơn giản đem lại hiệu quả chỉ đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Khi bệnh trở nặng, người bệnh cần đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe cũng như biện pháp điều trị hợp lý.

Biện pháp phòng ngừa ho khan lâu ngày tái phát

Ho khan kéo dài là tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bệnh và kéo theo nhiều nguy cơ viêm nhiễm hô hấp nặng. Bởi vậy mọi người cần nghiêm túc tuân thủ những hướng dẫn sau để bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh tái phát:

  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất, thời tiết, lông động vật,…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào hay hít khói thuốc lá thụ động.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý gây ho khan kéo dài như viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng, viêm xoang,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt, trứng, sữa để bổ sung vitamin, chất xơ, protein,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cứng dễ gây kích ứng niêm mạc họng.
  • Thực hiện tập thể dục đều đặn và hợp lý hàng ngày.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to hoặc la hét để giảm áp lực lên cổ họng.
  • Súc miệng và súc họng đều đặn với nước muối sinh lý sáng tối mỗi ngày.
  • Tiêm phòng một số vắc xin để ngừa cảm cúm, lao phổi,… theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, khi phát hiện những biểu hiện bất thường của bệnh cần báo ngay với bác sĩ để tìm hướng xử lý, tránh để bệnh nặng thêm.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho người bệnh về tình trạng ho khan lâu ngày không khỏi và những biện pháp điều trị, phòng ngừa. Người bệnh cần đến các bệnh viện lớn và uy tín để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể để bảo vệ sức khỏe.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *