Ho Mãn Tính Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh

Ho mãn tính với những cơn ho kéo dài dai dẳng, liên tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Nếu chủ quan không điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những bệnh lý hô hấp nguy hiểm như: viêm phổi, giãn phế quản, ung thư phổi… Thông tin chi tiết về tình trạng ho mãn tính sẽ có trong nội dung bài viết sau.

Ho mãn tính là bệnh gì?
Ho mãn tính là bệnh gì?

Ho mãn tính là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ho mãn tính là tình trạng người bệnh gặp phải những cơn ho kéo dài liên tục từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác (người lớn ho trên 8 tuần, trẻ nhỏ ho trên 4 tuần). 

Thông thường những cơn ho sẽ kéo dài về đêm nhiều hơn khiến người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Nếu bệnh nặng hơn có thể kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa hoặc có thể ảnh hưởng đến xương sườn. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản mãn tính: Ho dai dẳng chính là biểu hiện của việc đường hô hấp bị viêm nhiễm lâu ngày, không có khả năng phục hồi. Biến chứng này thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lá. 
  • Áp xe phổi: Khi chứng ho chuyển sang thể mãn, phổi rất dễ bị nhiễm trùng vì thế các mô xung quanh phổi bị sưng tấy, thậm chí có cả mủ. Áp xe phổi là biến chứng rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Do vậy người bệnh cần đi thăm khám để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Ho mãn tính cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm
Ho mãn tính cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm
  • Viêm phổi: Những cơn ho kéo dài kèm sốt, ho kèm máu, đau tức ngực lâu ngày có thể cảnh báo các tác nhân gây hại như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc gây viêm phổi. Ban đầu những cơn ho rất mờ nhạt khiến người bệnh nhầm lẫn với cảm cúm, cảm lạnh mà chủ quan không thăm khám và điều trị. 
  • Giãn phế quản: Những cơn ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày (đặc biệt vào ban đêm) kèm theo dịch nhầy trên thanh phế quản khiến phế quản bị tổn thương, nhiễm trùng, giãn rộng và mất đi sự đàn hồi.  Trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại trong thời gian dài, không phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến vùng giãn bị lan rộng ra khiến cơn ho kéo dài khó chữa, tái đi tái lại.
  • Suy tim: Ho mãn tính cũng có thể cảnh báo của bệnh suy tim. Bởi vậy khi những cơn ho kéo dài kèm theo các triệu chứng như thở dốc, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán.
  • Ung thư phổi: Người bệnh bị ho kéo dài không khỏi kèm theo chứng khó thở, ho khạc ra đờm lẫn máu, đau tức ngực thường xuyên là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi. Bệnh ảnh hưởng tới tính mạng và rất khó điều trị khỏi.

Triệu chứng ho mãn tính

Những triệu chứng ho mãn tính rất dễ nhận biết qua biểu hiện lâm sàng của người bệnh như:

  • Ho khan, ho kèm đờm kéo dài dai dẳng dẫn tới suy nhược cơ thể
  • Chảy nước mắt, nước mũi, nghẹt mũi
  • Sốt, ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt
  • Cổ họng sưng tấy, thường xuyên đau rát
  • Khàn tiếng, mất tiếng
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở dốc
  • Một số trường hợp bị ho ra máu 
ho mãn tính
Triệu chứng điển hình của bệnh ho mãn tính

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có được phác đồ điều trị hiệu quả, kìm hãm sự phát triển bệnh.

Nguyên nhân gây ho mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chứng ho từ thể cấp chuyển sang thể mãn tính. Các chuyên gia Tai – Mũi – Họng chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này đó là:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Khi mới bị ho, người bệnh thường có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh với mong muốn đẩy lùi những cơn ho nhanh chóng. Tuy nhiên việc tự ý gia giảm thuốc chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị nhờn thuốc, kháng thuốc; đợt ho sau nặng hơn đợt ho trước, tái đi tái lại nhiều lần. 
  • Sử dụng chất kích thích: Người bệnh thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia trong thời gian quá dài làm tổn thương phổi là nguyên nhân gây ra những cơn ho kéo dài.
  • Sức đề kháng kém: Cơ địa nhạy cảm, thể trạng quá kém sẽ tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn có thể tấn công vào cơ thể gây ra ho. Đặc biệt người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ mắc bệnh nhất. 
Nguyên nhân gây ho
Nguyên nhân gây ho
  • Bị hen suyễn: Ho mãn tính có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn, thường xuất hiện theo mùa khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng do quá lạnh hoặc tiếp xúc với phấn hoa hoặc hóa chất độc hại. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày sẽ trào ngược vào thực quản, khiến thực quản bị kích thích gây ra những cơn ho liên tiếp không dứt. 
  • Tác dụng phụ của thuốc huyết áp: Một số người sử dụng thuốc tăng huyết áp và thuốc điều trị suy tim có thể bị ho mãn tính do tác động phụ của men chuyển ACE có trong thuốc.

Ngoài ra người bệnh bị ho mãn tính còn do một số nguyên nhân ít gặp hơn như: Vô tình hít phải dị vật, dị ứng với phấn hoa, lông thú; hít phải khói thuốc lá, thay đổi thời tiết đột ngột…

Ho mãn tính có chữa được không, chẩn đoán bằng cách nào?

Ho mãn tính có thể kéo dài từ 5 – 20 năm rất khó điều trị dứt điểm. Việc chữa khỏi bệnh hay không sẽ tùy thuộc vào việc người bệnh có chủ động đi thăm khám và kiên trì tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. 

Khi tới thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi khảo sát về tiền sử cũng như triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sau đó, yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ho mãn tính. 

Thông qua hình ảnh chụp X-quang bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh
Thông qua hình ảnh chụp X-quang bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh

Xét nghiệm hình ảnh 

  • X-quang phổi: Qua hình ảnh X-quang bác sĩ có thể kiểm tra viêm phổi, ung thư phổi hoặc những bằng chứng về bệnh lý nhiễm trùng xoang gây ho kéo dài.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): CT scan cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm của phổi, từ đó tìm ra nguyên nhân gây ho. 

Đo chức năng phổi: Đây là hình thức xét nghiệm không xâm lấn được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn và COPD.

Xét nghiệm đờm: Nếu bạn bị ho kèm theo chứng khạc đờm có màu xanh, vàng, nâu hoặc màu đỏ các bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm để xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ho.

Nội soi: Một số trường hợp đặc biệt khi đã tiến hành các xét nghiệm mà vẫn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi mũi, họng, phế quản để tìm ra nguyên nhân ho mạn tính.

Phương pháp điều trị ho mạn tính

Điều trị ho mãn tính cần tuân thủ nguyên tắc điều trị dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó người bệnh kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe chống chọi với bệnh tật.

Ho mãn tính uống thuốc gì?

Cách đầu tiên để đẩy lùi những cơn ho mãn tính đó là điều trị bằng Tây y. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian điều trị các triệu chứng bệnh nhưng bệnh nhân có thể đối mặt với tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì thế cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Thuốc chữa ho mãn tính ở trẻ em

Khi trẻ bị ho kéo dài không đỡ cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn về cách sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc ở bên ngoài rồi cho trẻ uống bởi điều này có thể khiến trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đối mặt với biến chứng vô cùng nguy hiểm như: bị kích thích đường ruột, sốc thuốc, bị nhiễm siêu vi khuẩn,…

Chữa ho mãn tính cho trẻ nhỏ
Chữa ho mãn tính cho trẻ nhỏ

Mẹ có thể tham khảo một số loại siro chữa ho dành riêng cho trẻ như: Thuốc ho Ivy kids, Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ chuyên đẩy lùi chứng ho khan, ho lâu ngày, thuốc ho Bảo Thanh chữa ho đờm cho trẻ, Siro ho – cảm Ích Nhi hỗ trợ điều trị ho, sổ mũi, ngạt mũi, viêm phế quản,… Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng, chống chỉ định trước khi dùng.

Hoặc mẹ có thể kết hợp thêm một số mẹo chữa ho dân gian sử dụng nguyên liệu tại nhà dễ làm, dễ thực hiện, an toàn cho bé. 

Thuốc chữa ho mãn tính ở người lớn

Người lớn sau khi đi thăm khám có thể được chỉ định kê toa đơn thuốc điều trị ho mãn tính bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin, glucocorticoid và thuốc chống sung huyết mũi. Đây là những loại thuốc được chỉ định sử dụng do ho dị ứng, chảy mũi sau. 
  • Thuốc long đờm: Được kê đơn trong trường hợp ho kéo dài kèm theo đờm đặc gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm như: Carbocysteine, Acetylcystein, Terpin Hydrat, Natri benzoat…
Chữa ho mãn tính ở người lớn
Chữa ho mãn tính ở người lớn
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp xác định nguyên nhân gây ho do vi khuẩn xâm nhập, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh như cephalexin, Cefuroxim, Azithromycin… để ức chế sự lây lan, phát tán của vi khuẩn. Người bệnh cũng có thể sử dụng kháng sinh dạng tiêm phổ biến bao gồm: Penicillin G, benzathin A. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp ho do virus.
  • Thuốc ức chế axit: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc ức chế những cơn ho: Trường hợp những cơn ho kéo dài vào ban đêm, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm triệu chứng viêm, đau rát cổ họng như: ibuprofen, diclophenac, codein, pholcodin, dextromethorphan…

Chú ý: Người bệnh khi sử dụng thuốc Tây không được tự ý gia giảm liều lượng theo cảm tính để tránh gặp những tác dụng phụ nguy hiểm. Hầu hết thuốc kháng sinh đều chống chỉ định với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

Chữa ho thể mãn tính bằng mẹo dân gian

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể tham khảo thêm một số phương pháp hỗ trợ giảm ho mãn tính được truyền miệng trong dân gian như:

Chữa ho mạn bằng mật ong

Mật ong chứa nhiều hoạt chất tương tự kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm; đồng thời tăng cường sức đề kháng. Các bài thuốc chữa ho từ mật ong cũng rất đơn giản, dễ thực hiện:

  • Mật ong pha nước ấm: Lấy 3 thìa mật ong nguyên chất pha cùng 350ml nước ấm uống đều đặn vào mỗi buổi sáng giúp thanh mát họng, giải độc cơ thể.
Sử dụng mật ong chữa ho
Sử dụng mật ong chữa ho
  • Mật ong kết hợp quất, chanh: Quất, chanh rửa sạch, thái thành từng lát theo chiều ngang, giữ hạt rồi thêm mật ong nguyên chất. Hấp cách thủy khoảng 15 phút có thể mang ra sử dụng. Uống đều đặn mỗi ngày giúp tiêu đờm, giảm ho. 
  • Mật ong kết hợp lá hẹ: Lá hẹ không chứa độc tố nên mẹo chữa ho này an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bệnh sử dụng khoảng 5 – 7 lá hẹ, cắt nhỏ rồi thêm mật ong vừa đủ. Cho hỗn hợp vào hấp nồi cơm cho tới khi lá hẹ nhừ ra là có thể sử dụng được. Chắt 2 – 3 thìa nước cốt cho trẻ uống, người lớn nên dùng cả cái và nước để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa ho bằng tỏi

Hoạt chất Allicin trong tỏi có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt mầm bệnh gây viêm nhiễm họng. Ngoài ra tỏi chứa nhiều vitamin E và C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Sử dụng bài thuốc từ tỏi
Sử dụng bài thuốc từ tỏi
  • Tỏi hấp đường phèn: Tỏi bóc vỏ sau đó đập dập, bỏ vào bát thêm chút đường phèn rồi chưng cách thủy. Sử dụng cách ngày sẽ giảm những cơn ho.
  • Tỏi nướng: Tỏi để cả vỏ cuốn trong giấy bạc cho vào lò vi sóng hoặc nướng trên bếp than tới khi tỏi dậy mùi thơm là được. Bóc vỏ tỏi ăn trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm mỗi ngày 1 lần.
  • Sữa tỏi: Chuẩn bị 1 cốc sữa nóng, tỏi bóc vỏ đập dập rồi cho vào cốc, khuấy đều sau đó uống từng ngụm nhỏ. Uống từ từ để hỗn hợp có thể làm sạch họng, giảm ho khan hiệu quả. 

Mẹo chữa ho bằng gừng

Gừng được xem là thảo dược thiên nhiên trong “tứ đại bổ phế” được sử dụng rộng rãi trong phương pháp đẩy lùi những cơn ho khan, ho có đờm. Cách thực hiện cũng rất linh hoạt và đơn giản.

  • Trà gừng ấm: Gừng tươi cạo vỏ, thái lát mỏng rồi vào vào tác hãm cùng 250ml nước sôi trong khoảng 15 phút. Có thể thêm 1 – 2g vỏ quế, 2 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều rồi sử dụng giúp giảm tình trạng sưng đau cổ họng.
  • Ngậm gừng và muối trắng: Gừng tươi thái lát rồi tẩm 1 ít muối trắng. Trộn đều rồi ngậm trực tiếp mỗi ngày 3 – 4 lần giúp làm loãng đờm, giảm ho hiệu quả.

Trị ho mãn tính theo Đông y

Cách trị ho trong Đông y cũng được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao bởi tính hiệu quả cũng như mức độ an toàn khi các bài thuốc đều được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Căn cứ vào từng thể ho cụ thể mà bác sĩ Đông y sẽ kê đơn, bốc thuốc phù hợp. Thuốc Đông y trị ho thường có dạng sắc uống, cao lỏng, cao tinh chất, siro.

Các bài thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với Tây y. Người bệnh cần kiên trì điều trị để đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là 1 số bài thuốc Đông y được ứng dụng trong điều trị ho mạn tính:

Bài thuốc chữa ho mãn tính từ Đông y
Bài thuốc chữa ho mãn tính từ Đông y
  • Bài thuốc điều trị phế hư nhiệt: Nam sâm, kim ngân hoa mỗi vị 15g; mạch môn 10g; ngũ vị tử, cam thảo mỗi vị 5g; cát cánh 12g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia đều vào buổi sáng và buổi tối sau ăn 30 phút. 
  • Bài thuốc điều trị phế hư hàn: Sâm bố chính 15g; hoàng kỳ, trần bì, viễn chí mỗi thứ 10g, bạch truật 20g; ngũ vị tử 5g. Thêm vào 10g bán hạ chế, 10g cát cánh và 5g cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, ngày 2 lần sáng – tối. Nếu khi uống thấy phân lỏng thì thêm 10g gia Kha tử; thêm 10g gia Mộc hương nếu kém ăn. 

Cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh

Để hỗ trợ điều trị và phòng tránh các bệnh lý gây ho mãn tính, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Dưới đây là 1 số cách phòng và hỗ trợ cải thiện triệu chứng ho:

  • Nên bổ sung thức ăn lỏng (cháo, súp); thực phẩm giàu vitamin A, C từ rau củ; tỏi; hành tây; tía tô, thực phẩm có tính kháng viêm, không kích ứng cổ họng.
  • Người bị ho mãn tính nên kiêng ăn các loại thực phẩm dễ kích ứng như cua, cá, tôm mực, đồ ăn và thức uống lạnh, thực phẩm cay nóng, nước uống có ga, bia rượu, thuốc lá… 
  • KHÔNG hút thuốc, tiêm chủng đầy đủ, hạn chế tiếp xúc gần với những người bị ho chính là nguyên tắc đầu tiên giúp bạn tăng cường sức khỏe cho phổi. 
chữa ho mãn tính
Bổ sung dinh dưỡng cho người bị ho
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước; thay vì uống riêng nước lọc bạn có thể uống nước ép trái cây, nước luộc rau.
  • Tăng cường sức khỏe: Chăm chỉ thể dục thể thao, rèn luyện thể trạng để thích nghi với khí hậu, thời tiết, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
  • Tạo môi trường sống trong sạch: Vệ sinh thường xuyên môi trường sống, tránh những tác nhân dễ gây kích thích như khói bụi, phấn hoa, lông thú động vật,…
  • Bảo vệ họng: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng. 

Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin quan trọng xoay quanh bệnh ho mãn tính. Hy vọng rằng các bạn có thể chủ động lên kế hoạch phòng ngừa và điều trị viêm họng mãn kịp thời, đúng cách; tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *