Bị Ho Có Nên Uống Nước Cam Không, Bao Nhiêu Là Đủ?

Nước cam giàu hàm lượng vitamin C, là thức uống giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt đối với những người ốm thường sử dụng giúp bệnh nhanh khỏi. Vậy, khi bị ho có nên uống nước cam không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc và biết cách sử dụng nước cam mang đến hiệu quả.

Bị ho có nên uống nước cam không?

Ho là một triệu chứng xảy ra tại đường hô hấp, là phản xạ có điều kiện của cơ thể loại bỏ các chất độc hại gây kích ứng như khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, đờm… Tình trạng ho kéo dài dẫn đến bệnh ho thường gặp như: Ho gà, ho có đờm, ho khan, ho ra máu, ho lao, ho tắc tiếng, ho thanh khí phế quản,… Bên cạnh đó, ho có thể kèm theo triệu chứng chóng mặt, đau đầu, tức ngực, sốt, đau họng…

Ho triệu chứng thường gặp khi thay đổi thời tiết, chất kích ứng,...triệu chứng bệnh lý của đường hô hấp
Ho triệu chứng thường gặp khi thay đổi thời tiết, chất kích ứng,… là triệu chứng bệnh lý của đường hô hấp

Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của bệnh lý như viêm họng, hẽn suyễn, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,… Ngoài ra môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, chất dị ứng như phấn hoa, lông thú,… kích ứng niêm mạc đường hô hấp cũng gây ra hiện tượng ho.

Nhiều người quan niệm, khi bị ho không nên ăn hoặc uống nước cam, bởi thành phần trong cam gây nên hiện tượng đờm đặc quánh và khiến tình trạng ho trầm trọng hơn. Nhưng theo các chuyên gia, nhận định này hoàn toàn sai lầm. 

Theo nghiên cứu trong cam chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, loãng đờm, làm dịu cổ họng. Ngoài ra, trong trái cây này chứa axit sát khuẩn ức chế virus, vi khuẩn gây hại đường hô hấp giúp cơn ho thuyên giảm. 

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Cam là có vị chua, ngọt, tính mát, với các thành phần nước, fructose, chất xơ, hợp chất Magie, Kali, … nên nước cam không chỉ là nước giải khát, còn giúp tăng cường thể lực tăng cường sức đề kháng. 

Y học cổ truyền cũng công nhận tác dụng chữa ho, tiêu đờm, giải khát của nước cam và vỏ cam. Đặc biệt khi bị ho kèm theo triệu chứng như sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu…. nước cam giúp giúp trị ho, hạ sốt và giảm nhanh các triệu chứng. 

Nước cam giúp giảm ho hiệu quả, an toàn
Nước cam giúp giảm ho hiệu quả, an toàn

Do đó khi bị ho, người bệnh nên sử dụng nước cam giúp giảm cơn ho và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài tác dụng giảm ho, cam cung cấp canxi, giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tốt cho da, chống lão hóa hiệu quả, giúp phát triển thị lực, chống cảm lanh,…

Bị ho uống nước cam bao nhiêu là đủ và đúng cách?

Nước cam có nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng sử dụng với lượng lớn mỗi ngày lại gây ra tác dụng ngược lại. Khi bạn uống nhiều nước cam cùng với đường khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn hay thành phần axit trong cam tác dụng làm mòn men răng…

Do đó bạn cần sử dụng thức uống đúng cách, uống vừa đủ để mang đến hiệu quả tốt nhất và không gây hại đến sức khỏe. 

  • Không uống quá nhiều nước cam bởi ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Mỗi ngày không sử dụng quá 200ml nước cam.
  • Không sử dụng nước cam khi thuốc kháng sinh. Bởi thành phần axit trong cam sẽ gây tương tác với thuốc kháng sinh làm biến đổi hoặc mất tác dụng của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. 
  • Nên uống nước cam sau khi ăn 1-2 tiếng, không sử dụng nước cam khi cơ thể quá no hoặc quá đói gây đau dạ dày. 
  • Hạn chế sử dụng nước cam vào buổi tối, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Thay vào đó nên sử dụng sau bữa sáng giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn
  • Không sử dụng nước cam cùng sữa. Vitamin C trong nước cam phản ứng với protein trong sữa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng…
Những lưu ý khi sử dụng nước cam an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe
Những lưu ý khi sử dụng nước cam an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Khi pha chế nước cam không sử dụng quá nhiều đường, vì dễ gây kích ứng cổ họng và làm triệu chứng ho nặng hơn.
  • Với bệnh nhân có tiền sử mắc viêm loét dạ dày, đại tràng nên sử dụng nước cam với liều lượng nhỏ, hoặc pha loãng
  • Không pha nước cam nước lạnh, nên sử dụng nước ấm giúp điều trị cơn ho hiệu quả.
  • Mua cam có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng, cam tươi, sạch không chứa hóa chất độc hại

Do đó người bệnh sử dụng nước cam cần lưu ý giúp trị ho hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mách bạn các bài thuốc dân gian chữa ho từ cam

Ngoài sử dụng nước cam, bạn đọc tham khảo bài thuốc chữa ho từ cam đơn giản, dễ thực hiện, mang đến hiệu quả dưới đây:

Cam nướng trị ho

Các chất có trong cam nướng như vitamin như C, A, protein, carotene,… phát huy tác dụng giúp làm long đờm, chữa trị bệnh ho, làm dịu các cơn đau rát cổ họng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cam và ngâm cam trong nước muối khoảng 5 phút
  • Cắt phần chóp của quả cam và cho 1 ít muối và đậy phần vỏ vừa cắt
  • Sau đó cho cam vào lò vi sóng nướng 10-15 phút. 
Cam nướng giúp điều trị ho hiệu quả
Cam nướng giúp điều trị ho hiệu quả

Để mang đến hiệu quả cao nhất, nên sử dụng cam nướng khi còn ấm, bạn nên sử dụng cả vỏ và tép cam. Người lớn sử dụng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 1 quả cam. Trẻ em sử dụng 1/3-1/2 quả cam và sử dụng 2 lần/ ngày. 

Khi sử dụng phương pháp này người bệnh lưu ý nên chọn cam tươi sạch, vỏ chín đều. Cam nướng phải đủ thời gian chín đều để mang đến hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó người bị viêm xoang, người bệnh mới phẫu thuật, viêm tai giữa không nên sử dụng cam nướng. Chỉ sử dụng cam nướng cho trẻ em trên 12 tháng tuổi.

Cam hấp muối

Muối không chỉ là gia vị hằng ngày tác dụng sát khuẩn, sạch cổ họng trị ho và ho có đờm hiệu quả. Do đó cam hấp muối là một trong những bài thuốc được người bệnh sử dụng khi bị ho

Thực hiện: 

  • Chọn cam tươi rửa sạch 
  • Cắt phần chóp cho một bài hạt muối vào đậy chóp lại. 
  • Đem cam hấp cách thủy khoảng 15-20 phút

Người bệnh nên sử dụng khi cam còn ấm và chỉ chỉ sử dụng tép cam, không sử dụng vỏ. Sử dụng 2-3 lần/ngày sau ăn khoảng 1-2h giúp giảm ho nhanh. Lưu ý không sử dụng cam hấp muối cho trẻ em dưới 3 tuổi. Khi sử dụng trong 5 ngày, nếu bệnh không thuyên giảm cần đi thăm khám để điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Cam hấp muối giúp trị ho
Cam hấp muối giúp trị ho

Chữa ho bằng vỏ cam khô

Vỏ cam có tình hàn, giúp trị ho tan đờm, giảm đau rát cổ họng. Tham khảo cách trị ho bằng vỏ cam dưới đây

  • Vỏ cam khô rửa sạch, cho một lượng vừa đủ vào đun sôi cùng vỏ cam khoảng 5 phút. Bạn nên uống khi nước còn ấm sử dụng thường xuyên giúp cơn ho nhanh chóng thuyên giảm. 
  • Sử dụng vỏ cam phơi khô đun sôi trong nước khoảng 5 phút. Sau đó cho thêm gừng và đường và đun thêm khoảng 3-5 phút. Sử dụng hỗn hợp khi còn nóng. Nếu không có vỏ cam khô, người bệnh sử dụng vỏ cam tươi đun sôi cũng mang đến tác dụng tương tự
  • Kết hợp vỏ cam, quả óc chó và gừng tươi sắc hỗn hợp trên đến khi còn 1 bát và sử dụng ngày 2 lần giúp tiêu đờm điều trị ho nhanh chóng, trị ho nhanh. 
Khi bị ho nên sử dụng vỏ cam khô
Khi bị ho nên sử dụng vỏ cam khô

Ngoài ra bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể,… để hỗ trợ điều trị ho và các bệnh lý liên quan hiệu quả.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khi bị ho có nên uống nước cam không? và uống bao nhiêu thì đủ và đúng cách. Nước cam nhiều dưỡng chất giúp điều trị ho, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách để mang đến hiệu quả tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

5/5 - (1 bình chọn)

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *