Bị tê chân tay nên ăn gì, tránh gì nhanh khỏi?

Bị tê chân tay nên ăn gì, kiêng ăn gì là thắc mắc được quan tâm. Tê chân tay là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp, thiếu máu, thiếu chất. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như Magie, Kali, Canxi… có thể giúp tình trạng tê tay chân nhanh chóng thuyên giảm.

Bị tê chân tay nên ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay là do thiếu các chất như Canxi, Kali, Magie, Vitamin… Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu các dưỡng chất này.

Thực phẩm giàu Canxi

Nếu thiếu hụt dưỡng chất này, quá trình thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn. Người bệnh chỉ nên bổ sung lượng vừa đủ canxi, bởi dư thừa có thể gây nên tình trạng táo bón và các vấn đề khác.

Bị tê tay chân nên ăn thực phẩm giàu canxi
Bị tê tay chân nên ăn thực phẩm giàu canxi

Những loại thực phẩm giàu canxi giúp hỗ trợ tình trạng tê bì chân tay có thể kể đến như: Sữa, Trứng, Cua biển, Hàu, Chuối, Rau cải chíp, Rau chân vịt, Đậu hũ, Súp lơ xanh, Hạnh nhân, Cá hồi…

Bị tê chân tay nên ăn thực phẩm giàu Kali

Kali có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự vận hành của hệ tiêu hóa và tim mạch. Đồng thời, nó còn có thể tác động đến não bộ và hàm lượng oxy có trong máu. Thiếu hụt dưỡng chất này khiến lượng máu cung cấp tới não và các dây thần kinh trung ương không đủ, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay.

Lượng kali trung bình nên bổ sung cho cơ thể là 4.700mg/mỗi ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu kali sau đây: Đậu nành, Chuối, Củ dền, Cà chua, Khoai lang, Dưa hấu, Bí ngô, Đậu đen…

Bị tê chân tay nên ăn gì? Thực phẩm bổ sung Magie

Thiếu hụt Magie cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tê chân và tay. Bởi khoáng chất này ảnh hưởng đến hoạt động của canxi, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, kiểm soát các xung động thần kinh. Ngoài ra nó còn sản xuất năng lượng và hình thành cấu trúc xương chắc khỏe.

Bạn nên bổ sung 350mg magie mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc dạng uống. Các loại thức ăn chứa nhiều magie là: Các loại rau màu xanh đậm, Bột yến mạch, Các loại hạt, Bơ đậu phộng, Cá nước lạnh, Bơ, Chuối…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D, K

Vitamin D, K là những dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành các tế bào xương mới. Các dưỡng chất này có thể được bổ sung chủ yếu qua chế độ ăn uống hoặc tắm nắng.

Những loại thực phẩm giàu vitamin D, K giúp hỗ trợ cấu tạo khớp xương chắc khỏe bao gồm: Cá, Trứng cá, Lòng đỏ trứng, Nấm, Bắp cải, Cải xoăn, Rau mầm, Hành lá, Dưa chuột, Đậu nành…

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin nhóm B6 và B12 là những dưỡng chất cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện lượng máu đến tay và chân. Nếu thiếu hụt các loại vitamin nhóm B này, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu tê mỏi tay chân.

Các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B là: Quế, Các loại trứng, Chuối, Bơ, Cá, Đậu, Bột yến mạch, Sữa chua, Pho mát, Các loại hạt…

Thực phẩm giàu Acid Folic

Đây là dưỡng chất có vai trò sản sinh tế bào mới cho cơ thể, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng thiếu hụt máu, gây tê bì chân tay. Đồng thời, Acid Folic cũng tham gia vào quá trình tổng hợp B12 và chất dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm giàu Acid Folic khi bị tê chân tay
Bổ sung thực phẩm giàu Acid Folic khi bị tê chân tay

Các loại thực phẩm giàu Axit Folic có thể kể đến như: Rau cải bó xôi, Cải xoăn, Bông cải, Đậu cô ve, Trái bơ, Đậu phộng, Hạt hướng dương, Gan bò, Ngũ cốc…

Thực phẩm có chất chống oxy hóa

Các chất chống Oxy hóa có tác dụng ức chế quá trình đông máu xảy ra,. Các chất chống Oxy hóa này đặc biệt cần được bổ sung cho những người ở lứa tuổi trung niên hoặc làm việc văn phòng. Bổ sung các chất chống Oxy hóa sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng tê chân tay và đau nhức khớp.

Các chất chống Oxy hóa có trong các thực phẩm sau đây: Trà xanh, Quả việt quất, Quả cherry, Cây măng tây, Ớt chuông…

Bị tê chân tay không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thực phẩm nên ăn khi bị tê chân tay thì bạn cũng cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm khác. Cụ thể, nhóm thực phẩm này bao gồm:

  • Thức ăn mặn: Muối và các loại thực phẩm được nêm nếm mặn có thể làm cho lượng canxi trong máu giảm. Khi canxi giảm thì sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, một trong những nguyên nhân khiến tay chân tê mỏi và chuột rút.
  • Thực phẩm có tính axit cao: Axit sẽ tác động và ức chế hoạt động của các khoáng chất như canxi, magie. Cơ thể thiếu hụt các chất này có thể dẫn đến tình trạng tê chân tay, mệt mỏi, đau nhức…
  • Đồ ngọt: Các loại bánh kẹo, đồ ngọt nói chung có thể làm hạ đường huyết, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chân tay bị tê.
Bị tê tay chân nên kiêng ăn đồ ngọt
Bị tê tay chân nên kiêng ăn đồ ngọt
  • Các loại chất kích thích: Các chất kích thích hoặc thực phẩm lên men, rượu bia, cà phê… có thể làm tình trạng tê chân tay trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi hay bị tê chân tay

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng tê chân tay có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và tâm lý của bệnh nhân.

Bạn cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa và chữa trị hiệu quả chứng tê chân tay:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt bổ sung các dưỡng chất tốt cho quá trình vận chuyển máu hoặc tái tạo xương khớp chắc khỏe như Magie, Kali…
  • Tắm nắng vào buổi sáng sớm giúp bổ sung canxi, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và duy trì xương khớp chắc khỏe.
  • Tránh việc ngồi hoặc hoạt động sai tư thế, ảnh hưởng đến xương khớp gây nên tình trạng tê chân.
  • Không để cơ thể bị lạnh, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, dễ bị nhiễm bệnh…
  • Khám sức khỏe chuyên khoa xương khớp thường xuyên để biết được tình trạng tê mỏi chân tay sớm nhất từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Hy vọng bài viết này giúp bạn  rõ hơn về vấn đề bị tê chân tay nên ăn gì, tránh ăn gì. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như xây dựng cho chính mình một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp bạn hạn chế tình trạng tê chân tay mà còn tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Đọc thêm:

3.9/5 - (12 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *