Bệnh Trĩ Uống Thuốc Có Hết Không? Cần Lưu ý Gì?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không là thắc mắc của hầu hết người bệnh, đặc biệt là những người không mong muốn phẫu thuật điều trị. Người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

 Bệnh trĩ uống thuốc có hết không
Tìm hiểu bệnh trĩ uống thuốc có hết không để có kế hoạch điều trị phù hợp

Thông tin cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch hậu môn ở trực tràng dưới. Có khoảng 50% người lớn bị bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu bệnh trĩ tại một thời điểm nhất định trong đời. Trĩ có thể phát triển bên trong niêm mạc trực tràng (trĩ nội) hoặc ở các lớp niêm mạc hậu môn (trĩ ngoại).

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến nhiều rủi ro và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng cụ thể có thể bao gồm đau đớn, ngứa ngáy, gây khó ngồi và gây ảnh hưởng đến một số hoạt động hàng ngày khác.

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Cực kỳ ngứa da xung quanh hậu môn
  • Kích ứng, khó chịu ở hậu môn
  • Ngứa, đau đớn hoặc xuất hiện cục u sưng tấy ở gần hậu môn
  • Rò rỉ phân
  • Đau khi đi đại tiện
  • Có máu trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân sau khi đi đại tiện

Trong hầu hết các trường hợp bệnh trĩ không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh trĩ nghiêm trọng, đặc biệt là trĩ chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu, suy nhược cơ thể, da nhợt nhạt và các biến chứng khác, mắc dù các biến chứng thường không phổ biến.

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không?

Bệnh trĩ uống thuốc có hết không là thắc mắc của hầu hết người bệnh, đặc biệt là những người không mong muốn hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật.

Theo các chuyên gia, trong một số trường hợp, uống thuốc có thể ngăn ngừa các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Tuy nhiên trên thực tế có một số ít người bệnh trĩ có thể cần phẫu thuật cắt trĩ để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất

Vấn đề bệnh trĩ uống thuốc có hết không, cũng phụ thuộc vào loại bệnh trĩ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đối với trĩ cấp độ 1 và 2: Lúc này búi trĩ mới hình thành, kích thước búi trĩ tương đối nhỏ và thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Trong các trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng thuốc. Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh hậu môn, búi trĩ kết hợp chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh, luyện tập phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Đối với trĩ cấp độ 3 và 4: Trong trường hợp này, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và có thể kèm theo các dấu hiệu khác, chẳng hạn như viêm nhiễm, chảy máu. Trong trường hợp này, người bệnh thường được đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc thực hiện các thủ thuật loại bỏ búi trĩ khác để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, bệnh trĩ uống thuốc có hết không cũng phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như:

  • Loại thuốc sử dụng: Thông thường thuốc điều trị bệnh trĩ thường có chứa các thành phần chống viêm, giảm ngứa, ngăn ngừa chảy máu và hỗ trợ bảo vệ da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc gây tê, thuốc kháng khuẩn và hỗ trợ làm co búi trĩ để điều trị.
  • Thời gian sử dụng thuốc: Khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc giữa liệu trình có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, sử dụng thuốc không đủ liều lượng có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng liên quan.
  • Thói quen hàng ngày: Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, người bệnh cần tăng cường bổ sinh các loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ và thay đổi một số thói quen hoạt động hàng ngày. Do đó, nếu lối sống, sinh hoạt không phù hợp có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc và tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
  • Khả năng đáp ứng thuốc: Theo nghiên cứu, khả năng đáp ứng thuốc có thể chiếm 21% tỷ lệ điều trị thành công. Do đó, một số người bệnh có thể không đáp ứng các loại thuốc điều trị bệnh trĩ và tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Do đó, bệnh trĩ uống thuốc có hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: 12+ thuốc chữa bệnh trĩ (nội + ngoại) hiệu quả nhất hiện nay

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các phương pháp phi phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp không kê đơn, thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị tự nhiên để ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến bệnh trĩ. Cụ thể, để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

1. Chăm sóc trĩ tại nhà

Có nhiều biện pháp tại nhà có thể hỗ trợ làm co búi trĩ và ngăn ngừa búi trĩ tái phát. Bên cạnh đó, các biện pháp tại nhà cũng có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường ruột và ngăn ngừa bệnh trĩ từ bên trong.

Thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay
Sử dụng thuốc mỡ thoa hậu môn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp làm dịu cơn ngứa và điều trị bệnh trĩ tại nhà như sau:

  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm hoặc ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 phút có thể hỗ trợ giảm sưng và hỗ trợ thư giãn các cơ vòng hậu môn. Có  thể thực hiện biện pháp nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
  • Lau hậu môn nhẹ nhàng: Sau khi đi đại tiện, người bệnh nên lau hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn ướt, khăn cho trẻ em hoặc các miếng lau có tẩm thuốc dành cho người có bệnh ở hậu môn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên hậu môn trong vài phút có thể làm tê khu vực sưng, đau và hỗ trợ giảm sưng hiệu quả. Khi chườm lạnh cần bọc đá trong khăn mỏng và không chườm đá lâu hơn 10 phút mỗi lần.
  • Uống nhiều nước: Uống 7 – 8 cốc nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hoặc bệnh trĩ hiệu quả. Nếu người bệnh sống ở nơi có khí hậu nóng hoặc thường xuyên hoạt động, có thể tăng lượng nước sử dụng.
  • Sử dụng chất làm mềm phân: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các chất làm mềm phân để giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn mà không gây đau đớn. Ngoài ra, không sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để tránh gây tiêu chảy và kích ứng búi trĩ.
  • Sử dụng thuốc mỡ: Người bệnh có thể thoa một ít thuốc mỡ , chẳng hạn như kem hydrocortisone 1% lên hậu môn để giảm đau rát và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên không sử dụng kem hydrocortisone 1% lên da hậu môn lâu hơn 1 tuần mà không trao đổi với bác sĩ.

Ngoài ra, giữ vệ sinh hậu môn cũng là một biện pháp cải thiện các triệu chứng trĩ tại nhà và ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống giàu chất xơ không hòa tan có thể hỗ trợ giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Chất xơ có thể làm mềm phân và hỗ trợ chữa lành búi trĩ mà ít gây chảy máu hoặc đau đớn.

chữa trĩ tại nhà hiệu quả
Bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ làm mềm phân và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Theo khuyến cáo, bệnh nhân trĩ nên tiêu thụ khoảng 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Các nguồn chất xơ phổ biến bao gồm:

  • Các loại đậu
  • Các loại trái cây tươi và sấy khô, tuy nhiên người bệnh nên tránh sử dụng chuối
  • Rau lá xanh
  • Mận và nước ép mận
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mạch, cám, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt

Nếu người bệnh không thể bổ sung đầy đủ chất xơ từ chế độ ăn uống, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các chất bổ sung chất xơ có chứa psyllium, methylcellulose, inulin, canxi polycarbophil hoặc dextrin lúa mì để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ là làm mềm phân và giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi. Cụ thể người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ như:

phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
Bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và vận động thường xuyên để hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh có thể hỗ trợ làm mềm phần, tăng khối lượng phân. Điều này giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng, ngăn ngừa rặn khi đi đại tiện và tránh các nguy cơ bệnh trĩ.
  • Cân nhắc sử dụng chất bổ sung chất xơ, chẳng hạn như Psyllium, để cải thiện các triệu chứng tổng thể và ngăn ngừa bệnh trĩ chảy máu.
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác (tránh sử dụng rượu, bia) để làm mềm phân.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực hoặc nín thở khi đi đại tiện. Điều này sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng dưới và khiến các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết, không bỏ qua nhu cầu đại tiện. Điều này có thể khiến phân bị khô và khó đi ra khỏi hậu môn hơn.
  • Tránh ngồi lâu, đặc biệt là khi ngồi trên bồn cầu. Điều này có thể tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và gây ra bệnh trĩ.
  • Tập thể dục và vận động thường xuyên để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên các tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng hoặc ngồi lâu. Tập thể dục có thể giảm trọng lượng dư thừa và hạn chế rủi ro dẫn đến bệnh trĩ.

Tham khảo thêm: 7 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật đơn giản, hiệu quả

Bệnh trĩ khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh trĩ thường không nghiêm trọng, có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ phù hợp.

Người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu như:

  • Búi trĩ đau đớn liên tục
  • Trĩ chảy máu nhiều hoặc rò rỉ máu liên tục
  • Nhìn thấy máu ở bồn cầu
  • Xuất hiện khối u có màu xanh ở hậu môn, đây có thể là dấu hiệu của trĩ huyết khối

Ngoài bệnh trĩ, đôi khi chảy máu ở trực tràng và hậu môn có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng hoặc ung thư hậu môn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi chảy máu trực tràng với số lượng lớn, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Tóm lại, theo các chuyên gia, bệnh trĩ uống thuốc có hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, để điều trị trĩ dứt điểm, người bệnh cần sử dụng thuốc kiến trì kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào? Kiêng gì, bổ sung gì?

5/5 - (3 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *