Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Sau Phẫu thuật trĩ: Cách Chăm Sóc, Ăn Uống, Kiêng Cử

Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết thương phù hợp. Từ đó phòng ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Ngoài ra người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt xấu để nâng cao hiệu quả của phương pháp phẫu thuật, giảm đau và cải thiện tình trạng tiết dịch. Đối với những trường hợp mắc sai lầm khi chăm sóc, thời gian phục hồi bệnh thường kéo dài, bệnh dễ tái phát và gây biến chứng.

Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết thương phù hợp
Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết thương phù hợp

Tái khám ngay khi có biểu hiện lạ

Trong quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ hoặc gây mê để giảm đau, giúp quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ hơn. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật xuất hiện và phát sinh thêm một số vấn đề không mong muốn. Đặc biệt là khi các thiết bị dùng trong phẫu thuật không được đảm bảo hoặc bệnh nhân chăm sóc và vệ sinh búi trĩ không đúng cách.

Do đó trong thời gian hồi phục bệnh, vết mổ bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế.

1. Tiết dịch kéo dài

Sau khi mổ trĩ, tình trạng tiết dịch ở vùng hậu môn sẽ xảy ra. Tình trạng này thường kéo dài dưới 8 tuần. Theo các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng, tiết dịch hậu môn sau phẫu thuật là một tình trạng bình thường, không nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu tình trạng tiết dịch ở hậu môn xuất hiện dai dẳng và kéo dài trên 8 tuần, người bệnh cần đến cơ sở y tế và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nhiễm trùng vết thương. Sau khi được thông báo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị thích hợp.

2. Đại tiện bất thường

Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh thường đại tiện lắc nhắc và đi nhiều lần. Tình trạng này có thể tự khỏi khi vết thương lành, người bệnh có các biện pháp chăm sóc phù hợp.

Tuy nhiên nếu đại tiện lắc nhắc kèm theo cảm giác đau rát và nặng nề tại vùng hậu môn, người bệnh nên sớm đến bệnh viện và thông báo tình trạng sức khỏe cùng với bác sĩ chuyên khoa. Từ đó kịp thời xử lý để tránh gây ra những tổn thương không mong muốn.

Đại tiện bất thường
Người bệnh cần thăm khám bác sĩ nếu đại tiện lắc nhắc kèm theo cảm giác đau rát và nặng nề tại vùng hậu môn

3. Hậu môn có máu đỏ cục

Những ngày đầu sau khi quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ kết thúc, bệnh nhân sẽ nhận thấy ngay tại vết thương ở hậu môn tiết dịch màu hồng. Đây là một hiện tượng bình thường và xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân cắt trĩ.

Tuy nhiên nếu lượng máu tiết ra ở vùng hậu môn tăng bất thường hoặc lượng máu tiết ra từ vết thương đóng thành từng cục, người bệnh cần nhanh chóng cầm máu và xử lý vết thương để tránh bị nhiễm khuẩn.

Để sơ cứu vết thương, người bệnh sử dụng một lượng vừa đủ oxy già để tẩm vào vết thương. Tiếp tục sử dụng băng gạc và bông y tế để cố định vết thương, cầm máu và phòng ngừa viêm nhiễm xuất hiện.

Người bệnh nên đến bệnh viện sau khi sơ cứu vết thương. Sau khi thăm khám vết thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra các biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp. Đồng thời thường xuyên theo dõi vết thương.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ

Không phải rất cả các trường hợp đều đạt hiệu quả điều trị cao và được đảm bảo an toàn sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ. Bởi hiệu quả đạt được từ phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh và cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ.

Chính vì thế sau khi phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh búi trĩ sạch sẽ và áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc vết thương được liệt kê dưới đây:

1. Vận động nhẹ nhàng

Sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần tránh sử dụng các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy), không vận động mạnh, mang vác vật nặng, chạy bộ, mang vác vật cồng kềnh, ngồi xổm hoặc tham gia vào các hoạt động làm ảnh hưởng đến vùng hậu môn và vết thương.

Bên cạnh đó, thời gian đầu sau khi phẫu thuật trĩ, người bệnh không nên tham gia vào các hoạt động quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh đứng yên hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài. Bởi điều này có thể gây áp lực lên vùng hậu môn, khiến vết mổ bị tổn thương, gây đau rát và làm tăng nguy cơ chảy máu.

Tốt nhất sau khi trải qua quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh nên di chuyển và vận động một cách nhẹ nhàng, đi chậm rãi và dành thời gian để nghỉ ngơi cho đến khi không còn cảm giác đau đớn, vết thương lành hẳn.

Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ nhẹ sau phẫu thuật cắt trĩ

2. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn

Sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Hoạt động này được đánh giá một trong những cách chăm sóc vết thương hiệu quả, vô cùng quan trọng và cần phải được thực hiện.

Việc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ làm giảm nguy cơ mắc chứng nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình se khít và làm lành vết thương. Đồng thời giúp phòng ngừa bệnh tái phát và mang đến hiệu quả chữa trị cao.

Để quá trình vệ sinh hậu môn đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số bước đơn giản sau:

Chuẩn bị:

  • Một chậu rộng vừa đủ để ngồi
  • Một chiếc khăn bông mềm và sạch
  • Băng vệ sinh phụ nữ
  • Thuốc Bethadin 10%.

Cách thực hiện:

  • Sau khi đi đại tiện, người bệnh sử dụng vòi sen và nước muối sinh lý để vệ sinh hậu môn, tránh lau hậu môn bằng giấy
  • Đun sôi 2 lít nước, đợi nước nguội bớt và rót vào chậu
  • Thêm 10ml Bethadin 10% vào chậu nước ấm, tiến hành khuấy đều cho đến khi thuốc và lượng nước trong chậu hòa vào nhau
  • Người bệnh ngồi trọn vào chậu nước ấm, ngâm vết thương từ 3 – 5 phút, sau đó sử dụng tay xoa và vệ sinh hậu một cách nhẹ nhàng
  • Sau 10 phút, thấm khô vùng hậu môn bằng một chiếc khăn bông mềm và sạch
  • Dán băng vệ sinh phụ nữ vào quần lót trước khi mặc. Điều này sẽ làm giảm sự ma sát của quần áo đối với vết thương. Từ đó phòng ngừa tình trạng tổn thương và chảy máu.
  • Để phòng ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa và giúp vết thương mau chóng lành, người bệnh cần vệ sinh vùng hậu môn 3 lần mỗi ngày hoặc vệ sinh hậu môn ngay khi nhận thấy hậu môn bị bẩn, xuất hiện mùi hôi hoặc ẩm ướt.

Xem ngay: Bệnh trĩ khi nào cần phẫu thuật? Phương pháp cắt trĩ 2020

3. Không đi đại tiện quá lâu

Ổ bụng cùng với vùng hậu môn trực tràng phải chịu nhiều áp lực từ thói quen đi đại tiện lâu. Từ đó làm rách vết thương, làm gia tăng mức độ nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến vết thương. Đồng thời kéo dài thời gian phục hồi bệnh, gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và tái phát sau khi bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.

Do đó ngay sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, bệnh nhân cần luyện tập và duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày, đi đại tiện trong một khung giờ cố định và rút ngắn thời gian đi đại tiện (5 – 10 phút/lần).

Bệnh nhân tuyệt đối không nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu, không rặn mạnh, không căng thẳng khi đi đại tiện, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh và tránh sử dụng truyện tranh hay các thiết bị điện tử trong suốt thời gian đi ngoài.

Không đi đại tiện quá lâu
Không đi đại tiện quá lâu để tránh làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng hậu môn trực tràng

4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và tái khám định kỳ

Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn chống lại các biến chứng có thể phát sinh sau khi tiến hành phẫu thuật cắt trĩ.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gồm hẹp hậu môn vĩnh viễn, hẹp hậu môn tạm thời và xuất huyết. Các biến chứng này thường phát sinh do sai sót trong phẫu thuật, bị táo bón, trĩ tái phát, tổn thương do phẫu thuật làm co rút hậu môn và hình thành sẹo.

Bên cạnh đó , sau phẫu thuật trĩ, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế và tái khám định kỳ theo đúng hướng dẫn và lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ, đánh giá mức độ hồi phục và sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra việc tái khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay đổi phác đồ điều trị khi nhận thấy một số rủi ro và biến chứng xuất hiện.

Liên hệ chuyên gia – Tư vấn cách chữa khỏi bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ

Những dưỡng chất được bổ sung từ chế độ ăn uống có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương, nguy cơ tái phát bệnh, các biến chứng có thể xảy ra, thời gian phục hồi và hiệu quả điều trị sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ.

Bên cạnh đó việc điều chỉnh thói quen xấu và duy trì một chế độ ăn uống khoa học còn giúp quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn, phòng ngừa bệnh táo bón. Trong khi đó, táo bón kéo dài được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu hình thành bệnh trĩ và khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Đối với những bệnh nhân điều trị trĩ bằng phương pháp phẫu thuật, tình trạng táo bón kéo dài sẽ khiến vết thương bị rách, gây đau đớn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tái phát bệnh trĩ.

Bệnh táo bón sẽ nhanh chóng xuất hiện khi người bệnh có thói quen ăn uống thiếu khoa học. Vì thế để phòng ngừa bệnh táo bón, tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật và rút ngắn thời gian làm lành tổn thương, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

1. Thực phẩm bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ nên ăn

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần tăng cường bổ sung thực phẩm nhuận tràng và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn như rau mồng tơi, khoai lang, táo, gạo lứt, bông cải xanh, quả lê, đậu đen, đậu trắng, đậu bắp, hoa quả tươi… Việc duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Để phòng ngừa táo bón, giúp phân mềm, tăng hiệu quả của phương pháp phẫu thuật và phòng ngừa trĩ tái phát, người bệnh cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong nước ép trái cây để kích thích nhu động ruột, nâng cao sức đề kháng, tốt cho sức khỏe thể và hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Hoa quả: Người bệnh cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại hoa quả giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và khoáng chất để nâng cao sức khỏe tổng thể, tốt cho quá tình phục hồi vết thương. Cụ thể như táo, lê, cà chua, cam, các loại quả mọng…
  • Nghệ tươi hoặc bột nghệ: Các hoạt chất được tìm thấy trong nghệ tươi có khả năng kích thích quá trình làm lành những vết thương hở, cầm máu, giảm ngứa và chóng viêm. Chính vì thế người bệnh nên nghệ tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày bằng cách chế biến nghệ cùng với một số loại thực phẩm khác hoặc hòa tan bột nghệ trong sữa ấm và uống mỗi ngày.
  • Thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa: Bệnh nhân nên sử dụng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh… vài ngày đầu sau khi phẫu thuật cắt búi trĩ. Thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa sẽ giúp bạn phòng ngừa táo bón. Đồng thời giúp vết thương mau chóng se khít và phục hồi.
Thực phẩm giàu chất xơ
Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng

2. Thực phẩm bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ nên kiêng

  • Thực phẩm kích thích niêm mạc dạ dày, gây bệnh táo bón: Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn đóng hộp và chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn chế biến sẵn… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và quá trình làm lành tổn thương. Đồng thời . Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón và bệnh trĩ tái phát.
  • Đồ ăn tái sống hoặc chưa chín kỹ: Sau khi phẫu thuật trĩ, bệnh nhân cần tránh sử dụng đồ ăn chưa được nấu chín hoặc đồ ăn tái sống. Bởi đây đều là những loại thực phẩm có chứa ký sinh trùng, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây hại khác. Việc sử dụng loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện thuận cho tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện, làm ảnh hưởng đến vết mổ và kéo dài thời gian phục hồi. Đồng thời gây rối loạn đường tiêu hóa, tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
  • Thực phẩm tạo sẹo: Việc sử dụng các loại thực phẩm tạo sẹo như thịt bò, đồ ăn nếp, rau muống… sẽ cản trở quá trình làm lành vết thương, đại tiện khó khăn, gây đau và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ tái phát.
  • Rượu bia và thức uống có chứa chất kích thích: Sau phẫu trĩ, bệnh nhân cần tránh sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, nước trà đặc, cà phê và chất kích thích. Bởi việc sử dụng những loại thức uống này sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật, kéo dài thời gian phục hồi vết thương và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng phức tạp.

Tìm hiểu thêm: Mổ trĩ bao lâu thì khỏi? Cắt xong làm gì cho nhanh lành?

Những điều cần kiêng cử sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị trĩ

Để tránh gây tổn thương và viêm nhiễm tại vết mổ, rút ngắn thời gian phục hồi bệnh và phòng ngừa biến chứng phát sinh sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần tránh thực hiện và duy trì các hoạt động được liệt kê dưới đây:

  • Tránh duy trì các hoạt động xấu khi đi đại tiện: Sau khi trải qua quá trình phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, người bệnh cần tránh xây dựng và duy trì các hoạt động xấu khi đi đại tiện. Cụ thể như căng thẳng khi đi đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu, tránh rặn nhiều, không vừa đi đại tiện vừa sử dụng điện thoại. Bởi đây đều là những hoạt động có khả tạo áp lực lên vùng bụng và vùng hậu môn – trực tràng. Từ đó làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ, làm tổn thương vết mổ. Đồng thời gây chảy máu, đau rát và hình thành nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Tránh mang vác vật nặng, ngồi xổm: Tránh mang vác vật nặng, bưng bê vật cồng kềnh không đúng cách, ngồi xổm đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Bởi điều này có thể làm nặng hơn mức độ nghiêm trọng của cơn đau, gây tổn thương, chảy máu và làm cản trở quá trình phục hồi bệnh.
  • Hạn chế sử dụng một số phương tiện đi sau mổ trĩ: Hạn chế sử dụng một số phương tiện đi lại như máy, xe đạp cho đến thương lành lại. Bởi sau khi phẫu thuật cắt trĩ, việc đi xe đạp và xe máy có thể tác động lên vết mổ dẫn đến chảy máu và đau rát nghiêm trọng.
  • Tránh quan hệ tình dục: Người bệnh cần tránh thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục với bạn tình trong suốt thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân sau mổ trĩ tuyệt đối không quan hệ tình dục qua đường hậu môn vì có thể gây tổn thương, chảy máu, đau rát và tai phát bệnh trĩ.
  • Tránh tập gym: Người bệnh cần tránh tập gym khi tổn thương tại vùng hậu môn sau mổ trĩ chưa lành. Bởi việc sử dụng lực mạnh từ các bài tập gym sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh, rách vết thương, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ và phát sinh búi trĩ.
Người bệnh cần tránh tập gym khi tổn thương tại vùng hậu môn sau mổ trĩ chưa lành
Bệnh nhân không nên tham gia tập gym khi tổn thương tại vùng hậu môn sau mổ trĩ chưa lành

Sau phẫu thuật trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh vết thương phù hợp. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt xấu. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, nâng cao hiệu quả của phương pháp phẫu thuật và phòng ngừa biến chứng xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm: 

5/5 - (4 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *