Bệnh trĩ để lâu có sao không? Có nặng thêm?

Bệnh trĩ là bệnh lý nhạy cảm, do vị trí phát bệnh ở khu vực hậu môn. Do đó, một số người bệnh có xu hướng ngại thăm khám và điều trị. Điều này dẫn đến một số thắc mắc liên quan, chẳng hạn như, bệnh trĩ để lâu có sao không, có nghiêm trọng hơn không. Người bệnh và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

bệnh trĩ để lâu có sao không
Tìm hiểu thông bệnh trĩ để lâu có sao không và có kế hoạch điều trị phù hợp

Thông tin cần biết về bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý vùng hậu môn, gây ngứa ngáy, khó chịu và thường đáp ứng với các biện pháp cải thiện tại nhà. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, bệnh trĩ có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị y tế. Hiếm khi, bệnh trĩ có thể trở nên nghiêm trọng, gây mất nhiều máu hoặc hình thành cục máu đông, điều này có thể gây đe dọa đến tính mạng.

Điều quan trọng là người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu chính của bệnh trĩ, chẳng hạn như có máu trong phân hoặc giấy vệ sinh và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh trĩ có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng, phụ thuộc  vào vị trí bệnh trĩ là trĩ nội hay trĩ ngoại. Cụ thể các dấu hiệu như sau:

1. Trĩ ngoại

Trĩ ngoài gây hình thành các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh có thể sờ thấy một cục cứng ở khu vực đó và thường có thể gây khó chịu vì búi trĩ bị kích thích khi đi đại tiện hoặc khi lau bằng giấy vệ sinh. Bệnh trĩ ngoại gây đau đớn do tác động đến nhiều đầu dây thần kinh nằm trên vùng da xung quanh hậu môn.

Nếu búi trĩ bị viêm và tụ máu (huyết khối), búi trĩ có thể có màu xanh tím và đau đớn, không chỉ khi đi đại tiện mà ngay cả khi đi hoặc ngồi.

Các triệu chứng của trĩ ngoại có thể bao gồm:

  • Đau hậu môn
  • Cảm giác bỏng rát quanh hậu môn
  • Chảy máu khi đi tiêu
  • Ngứa (ngứa hậu môn)
  • Sưng xung quanh hậu môn
  • Da hậu môn nhạy cảm khi lau hoặc chạm vào

2. Trĩ nội

Bệnh trĩ hình thành ở bên trong trực tràng, được gọi là trĩ nội, có thể không gây ra triệu chứng và chỉ có thể được phát hiện hoặc chẩn đoán khi búi trĩ trở nên nghiêm trọng, gây chảy máu.

Không giống như bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ nội không gây đau đớn vì bên trong hậu môn không có đầu dây thần kinh cảm giác. Máu có màu đỏ tươi và có thể nhìn thấy trên phân, trong bồn cầu hoặc trên khăn giấy vệ sinh sau khi lau.

Các triệu chứng bệnh trĩ nội có thể bao gồm:

  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Ngứa hậu môn
  • Đau (trong trường hợp sa trực tràng)

Mặc dù bệnh trĩ có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát thường xuyên, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như suy nhược cơ thể, da nhợt nhạt do mất máu, mặc dù các trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Bệnh trĩ để lâu có sao không?

Bệnh trĩ là một vấn đề nhẹ, phổ biến và có thể được cải thiện với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi bệnh trĩ có thể xuất hiện kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trong một số trường hợp bệnh trĩ có thể xuất hiện kèm các dấu hiệu như, không thể đi đại tiện hoặc có cảm giác đi đại tiện không hết sau khi đi vệ sinh. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều rủi ro liên quan.

Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
Bệnh trĩ để lâu có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng

Khi được hỏi về vấn đề, bệnh trĩ để lâu có sao không, các chuyên gia cho biết, thông thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi hoặc được cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh trĩ lâu ngày, không được chăm sóc có thể trở thành mãn tính. Trĩ mãn tính sẽ gây đau đớn, khó chịu, tăng nguy cơ hình thành trĩ huyết khối, vỡ búi trĩ, nhiễm trùng và để lại sẹo ở thành hậu môn.

Mặc dù các biến chứng của bệnh trĩ thường không phổ biến, tuy nhiên người bệnh nên có biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề bệnh trĩ để lâu có sao không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các biến chứng khi không điều trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ để lâu ngày không điều trị sẽ dẫn đến mãn tính, gây đau đớn nhưng thường không dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như:

1. Hình thành cục máu đông

Bệnh trĩ không được điều trị phù hợp có thể gây hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch hậu môn bị sưng. Hình thành cục máu đông có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, thậm chí là gây đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là nếu cục máu đông hình thành bên trong mạch máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch, bao gồm gây sưng tấy, đau nhức một cách đột ngột hoặc có cảm giác nóng rát ở hậu môn.

Nếu không được điều trị phù hợp, các cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển thông qua tuần hoàn máu, đến tim, phổi, não hoặc các khu vực liên quan khác. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

Do đó, trong trường hợp bệnh trĩ không thể tự cải thiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Bệnh trĩ chảy máu

Có khoảng 5% người bị bệnh trĩ gặp các triệu chứng như đau, khó chịu và chảy máu. Trĩ chảy máu thường xảy ra sau khi đi đại tiện. Người bệnh có thể nhìn thấy dấu vết hoặc vệt máu trên giấy sau khi lau hậu môn lúc đi vệ sinh. Đôi khi, người bệnh có thể nhìn thấy một lượng máu nhỏ trong bồn cầu hoặc trong phân.

Tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ chảy máu có thể xảy ra khi người bệnh không có biện pháp điều trị bệnh phù hợp

Máu do búi trĩ chảy ra thường có màu đỏ tươi. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu máu màu sẫm màu, bởi vì điều này có thể cho thấy có vấn đề ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa.

Các triệu chứng bệnh trĩ chảy máu khác bao gồm:

  • Cảm thấy có một cục u hoặc khối phồng ở hậu môn khi lau hậu môn
  • Cảm thấy phân kẹt bên trong hậu môn
  • Khó làm sạch hậu môn hoàn toàn
  • Ngứa da xung quanh hậu môn
  • Kích ứng da xung quanh hậu môn
  • Tiết dịch nhầy từ hậu môn
  • Có áp lực xung quanh hậu môn

3. Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu nguồn cung cấp sắt cho cơ thể, gây cản trở cơ thể tạo ra tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bởi vì nhiệm vụ chính của các tế bào này là vận chuyển oxy đến các cơ quan.

Không không đủ các tế bào hồng cầu, oxy sẽ không đến được các cơ quan cần thiết. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Các chi lạnh

Thiếu máu thiếu sắt có thể liên quan đến nhiều tình trạng trong cơ thể, chẳng hạn như viêm loét dạ dày, polyp hoặc bệnh trĩ. Trường hợp bệnh trĩ gây thiếu máu thiếu sắt thường không phổ biến. Tuy nhiên, bệnh trĩ chảy máu hoặc rò rỉ máu từ trực tràng do bệnh trĩ có thể dẫn đến mất một số lượng máu lớn khỏi cơ thể.

Nếu người bệnh lo lắng hoặc nghi ngờ bệnh trĩ có thể gây thiếu máu thiếu sắt, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm công thức máu và đề nghị cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.

4. Bệnh trĩ huyết khối

Bệnh trĩ huyết khối xảy ra khi các búi trĩ chứa đầy các cục máu đông bên trong hậu môn bị đẩy ra bên ngoài. Trĩ huyết khối có thể gây đau đớn dữ dội, khiến các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng, chẳng hạn như đi đại tiện, đi bộ, ngồi hoặc đi vệ sinh.

Biến chứng của bệnh trĩ
Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành bệnh trĩ huyết khối gây đau đớn dữ dội

Các triệu chứng và dấu hiệu khác của bệnh trĩ huyết khối bao gồm:

  • Ngứa xung quanh hậu môn
  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Sưng tấy hoặc nổi cục máu đông xung quanh hậu môn

Các búi trĩ có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến áp xe. Áp xe có thể dẫn đến nhiều triệu chứng liên quan khác, chẳng hạn như sốt.

Bệnh trĩ huyết khối có thể xảy ra nếu người bệnh không có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp. Ngoài ra, việc rặn mạnh khi đi đại tiện cũng có thể gây áp lực lên đường hậu môn và dẫn đến trĩ huyết khối.

Không phải tất cả các trường hợp trĩ ngoại đều có thể dẫn đến trĩ huyết khối. Tuy nhiên, bệnh trĩ để lâu ngày không điều trị có nhiều nguy cơ gây hình thành cục máu đông và gây trĩ huyết khối. Do đó, nếu bị bệnh trĩ, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

5. Tắc nghẽn búi trĩ

Nghẹt búi trĩ hay tắc nghẽn búi trĩ là một biến chứng không phổ biến của bệnh trĩ. Tuy nhiên khi điều này xảy ra, lượng máu đến búi trĩ có thể bị cắt đứt, dẫn đến đau đớn dữ dội và tăng nguy cơ hình thành các biến chứng liên quan, chẳng hạn như trĩ huyết khối.

Hầu hết các trường hợp tắc nghẽn búi trĩ đều có liên quan đến bệnh trĩ nội nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, búi trĩ có thể bị vỡ hoặc gây chảy mủ và dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh các rủi ro liên quan khác. Hầu hết các biện pháp điều trị đều mang lại hiệu quả tốt và an toàn.

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến, thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện tại nhà. Thực hiện lối sống khoa học, duy trì chế độ ăn uống nhiều chất xơ và tránh ngồi trong một thời gian dài có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, nếu người bệnh không điều trị bệnh trĩ hoặc thắc mắc bệnh trĩ để lâu có sao không, vui lòng trong đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
Tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trĩ
  • Ăn chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây để hỗ trợ điều chỉnh nhu động ruột. Theo khuyến cáo, mọi người nên tăng dần lượng chất xơ cho đến khi tiêu thụ được khoảng 20 – 35 gram chất xơ mỗi ngày.
  • Uống từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày để giúp ruột hút nước vào phân và giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động ruột, giúp phân di chuyển qua ruột và hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
  • Tránh nâng các vật nặng không đúng cách. Điều này có thể làm căng khung xương chậu, khiến mạch máu bị căng ra, máu đọng lại và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Không rặn nếu bị táo bón để tránh gây áp lực lên hậu môn. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng thay vì rặn quá mức.

Bệnh trĩ không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm và đau đớn. Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng hoặc khi thắc mắc bệnh trĩ để lâu có sao không, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn phù hợp.

Tham khảo thêm: Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Điều trị bệnh trĩ bằng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Bài thuốc Đông y Thăng trĩ Dưỡng huyết thang tại Trung tâm Thuốc dân tộc có cơ chế tích hợp "4 trong 1" và "tác động kép" đặc biệt. Nhờ vậy giúp loại bỏ triệt để các chứng đau, làm co teo búi trĩ hoàn toàn mà người bệnh không cần phẫu thuật.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *