Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Bệnh trĩ có nên chạy bộ, tập gym, tập thể dục… không?

Bệnh trĩ có nên tập thể dục không? Bộ môn nào tốt? Cần lưu ý gì khi tập? là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân. Để được giải đáp đầy đủ những vấn đề này, người bệnh có thể tham khảo thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

bệnh trĩ có nên tập thể dục không
Người bị bệnh trĩ có nên tập thể dục không?

Bệnh trĩ có nên tập thể dục (tập gym, yoga, chạy bộ,…) không?

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp – đặc biệt là ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh lý nảy xảy ra khi tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị suy yếu lâu ngày dẫn đến hiện tượng phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi (được gọi là búi trĩ).

Thực chất, trĩ là bệnh lý lành tính và hiếm khi đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng phình giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn có thể gây ra nhiều bất lợi trong quá trình đại tiện và sinh hoạt. Nếu không can thiệp điều trị, búi trĩ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian và gây ra một số biến chứng như trĩ ngoại tắc mạch, rối loạn cơ thắt hậu môn, viêm nhiễm hậu môn,…

Ngoài việc sử dụng thuốc và can thiệp một số thủ thuật xâm lấn, người bị trĩ cần thực hiện lối sống khoa học nhằm hỗ trợ hiệu quả của phương pháp y tế, giảm mức độ của các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Mục đích chính của việc thay đổi lối sống ở bệnh nhân trĩ là làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng.

Bệnh trĩ có nên tập thể dục (tập gym, yoga, bơi lội, đi bộ,…) không? là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, tập thể dục đều đặn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung và bệnh trĩ nói riêng.

Hoạt động thể chất giúp điều hòa nhu động ruột giúp hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng và phòng ngừa táo bón – một trong những yếu tố khởi phát và làm tăng kích thước búi trĩ. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm hiện tượng ứ huyết ở tĩnh mạch và hạn chế hiện tượng gia tăng kích thước búi trĩ.

bệnh trĩ có nên đi bộ không
Tập thể dục thường xuyên giúp hỗ trợ làm co búi trĩ, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa táo bón

Ngoài ra, tập thể dục còn đem lại một số lợi ích khác đối với bệnh nhân trĩ như:

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân – béo phì.
  • Cải thiện hoạt động của cơ thắt hậu môn.
  • Giảm mệt mỏi và căng thẳng thần kinh
  • Tăng độ bền và dẻo dai của các mao mạch, từ đó giảm thiểu nguy cơ vỡ mạch máu và gây ra biến chứng trĩ ngoại tắc mạch

Chính vì vậy, người bị trĩ nội lẫn trĩ ngoại đều có thể tập thể dục (bơi lội, yoga, gym,…) đều đặn để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp phòng ngừa táo bón, các bệnh lý tim mạch và cơ xương khớp.

Người bị trĩ cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân trĩ. Tuy nhiên trên thực tế, tập luyện không đúng cách có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh và khiến búi trĩ gia tăng kích thước nhanh chóng. Đã có ghi nhận về những trường hợp trĩ độ 1, 2 chuyển sang giai đoạn 3 và 4 chỉ trong một thời gian ngắn do tập thể dục sai cách.

Bị trĩ có nên đi bộ
Bên cạnh chế độ luyện tập, bệnh nhân trĩ nên thiết lập thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh

Vì vậy, bệnh nhân trĩ cần chú ý một số vấn đề khi tập thể dục:

  • Không nên thực hiện các bộ môn có cường độ cao như chạy bộ, tập tạ và các động tác làm tăng áp lực lên vùng hậu môn. Thực hiện các bộ môn này có thể khiến búi trĩ đau nhức, chảy máu và tăng kích thước chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Chỉ nên tập thể dục từ 20 – 30 phút. Tập thể dục quá lâu có thể khiến xương khớp đau nhức, tăng ma sát với búi trĩ và khiến vùng hậu môn khó chịu, ngứa ngáy.
  • Người bị trĩ độ 1 và độ 2 có thể thực hiện các môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, nên tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ làm co búi trĩ và cải thiện chức năng của cơ thắt hậu môn.
  • Trong trường hợp đã xuất hiện búi trĩ sa, nên tránh các bộ môn làm tăng ma sát giữa quần áo và búi trĩ. Theo bác sĩ, bệnh nhân bị sa trĩ độ 2, độ 3 nên tập yoga và bơi lội để tránh gây xây xước và chảy máu búi trĩ.
  • Nên tập luyện đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Bên cạnh tập thể dục, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ngủ nghỉ đúng giờ và tránh các hoạt động/ thói quen làm tăng áp lực lên búi trĩ như ngồi xổm, mang vác vật nặng, hút thuốc lá, lười vận động, ngồi nhiều,…
  • Nên phối hợp đồng thời với các phương pháp y tế (dùng thuốc, phẫu thuật và các thủ thuật xâm lấn) để đạt được hiệu quả tối ưu.

Một số bộ môn thể thao tốt cho người bị trĩ

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tiến triển của bệnh trĩ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, cần lựa chọn bộ môn thích hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe. Theo các bác sĩ, yoga, bơi lội, đi bộ và một số bài tập vật lý trị liệu đem lại hiệu quả và cải thiện rõ rệt trong quá trình điều trị bệnh lý này.

bệnh trĩ có nên tập thể dục không
Bơi lội là một trong những bộ môn luyện tập tốt cho bệnh nhân trĩ

Các bộ môn thể thao tốt cho người bị bệnh trĩ:

  • Đi bộ: Đi bộ là một trong những bộ môn thể thao tốt cho bệnh nhân trĩ. Bộ môn này tương đối nhẹ nhàng và có thể dễ dàng điều chỉnh cường độ theo thể trạng của từng người. Đi bộ đều đặn 20 – 30 phút/ ngày không chỉ cải thiện sức khỏe xương mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm áp lực lên búi trĩ và điều hòa nhu động ruột.
  • Yoga: Yoga là bộ môn tập luyện có nguồn gốc từ Ấn Độ. Bộ môn này không chỉ đòi hỏi người tập phải thực hiện các động tác chân tay mà còn phải phối hợp với hơi thở và tâm trí. Chính vì vậy, yoga được xem là bộ môn luyện tập có khả năng tác động toàn diện đến sức khỏe. Nếu luyện tập đúng cách, yoga có thể hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ, giảm táo bón và cải thiện vóc dáng.
  • Bơi lội: Bơi lội là một trong những bộ môn tập luyện tốt cho người bị bệnh xương khớp và bệnh trĩ. Khác với những bộ môn thông thường, bơi lội hầu như không làm tăng áp lực lên cột sống, ổ khớp hay tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Vì vậy, bệnh nhân trĩ hoàn toàn có thể bơi lội mỗi ngày để cải thiện kích thước búi trĩ và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế.
  • Động tác vật lý trị liệu: Đối với người bị trĩ độ 2 trở đi, nên thực hiện những động tác vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Những bài tập này tác động trực tiếp đến tĩnh mạch bị phình giãn, hỗ trợ làm co búi trĩ và cải thiện chức năng của cơ thắt hậu môn.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị bệnh trĩ có nên tập thể dục hay không?” và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi luyện tập. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Tham khảo thêm:

1.7/5 - (23 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *