Bệnh Trĩ Có Nên Uống Nước Dừa Không, Tại Sao?
Nội dung bài viết
Trong những năm gần đây, nước dừa trở thành một trong những loại thức uống dẫn đầu xu hướng được nhiều người ưa thích. Không chỉ giúp giải khát, nước dừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?
Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe
Nước dừa được xem la một trong những đồ uống giải khát tuyệt vời trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, thức uống này còn mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe như:
1. Giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Theo một vài nghiên cứu, nước dừa chứa 94% nước và rất ít chất béo. Cứ 1 cốc nước dừa 240 ml chứa các thành phần chính như:
- Carbs: 9 gram
- Protein: 2 gram
- Chất xơ: 3 gram
- Vitamin C: 10% RDI
- Mangan: 17% RDI
- Magiê: 15% RDI
- Kali: 17% RDI
- Canxi: 6% RDI
- Natri: 11% RDI
Chính nhờ chứa những hoạt chất nêu trên, mỗi ngày uống 1 – 2 trái dừa giúp bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
2. Có đặc tính chống oxy hóa
Stress oxy hóa là hiện tượng cơ thể có quá nhiều gốc tự do, có thể gây tổn thương tế bào và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo một số nghiên cứu trên động vật tiếp xúc với chất độc hại cho hay, nước dừa có chứa chất chống oxy hóa có thể làm thay đổi gốc tự do. Từ đó giúp cải thiện đáng kể về stress oxy hóa, giảm nguy cơ gây hại của gốc tự do đối với cơ thể. Vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh do stress oxy hóa, bệnh nhân nên bổ sung nước dừa thường xuyên.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo các nhà khoa hoc, nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác ở động vật mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp làm giảm nồng độ hemoglobin A1c trong máu, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Không những thế, nước dừa còn là nguồn cung cấp magie dồi dào. Hoạt chất này có thể làm tăng độ nhạy insulin và làm giảm lượng đường trong máu ở đối tượng mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường loại 2.
4. Một số tác dụng khác của nước dừa
Ngoài những tác dụng này, nước dừa còn có những lợi ích nhất định khác như:
- Giúp ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa giup ngăn ngăn chặn các tinh thể dính hoặc tích tụ ở thận và một số bộ phận khác của đường tiết niệu. Đồng thời, thức uống này còn giúp loại bỏ và làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu. Vì vậy, chúng giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi ở thận.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Uống nước dừa có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo một số nghiên cứu, nước giải khát tự nhiên này có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Do đó, giúp tăng cường và dự phòng sức khỏe tim mạch.
- Giảm huyết áp: Hàm lượng kali dồi dào được tìm thấy trong nước dừa có khả năng làm giảm và ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao. Không những thế, nước dừa còn có hoạt đính chống huyết khối. Do đó, chúng giúp ngăn chặn hình thành cục máu đông, rất có lợi đối với bệnh nhân bị huyết áp cao hay tim mạch.
Bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?
Như đã đề cập ở trên, nước dừa mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị các vấn đề bệnh lý như bệnh ở đường tiết niệu, tiêu hóa hoặc tim mạch,…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nước dừa không được khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ, đặc biệt là người bị bệnh trĩ ở mức độ 3 và 4. Bởi thức uống giải khát này có thể khiến bệnh chuyển nặng, làm tăng khả năng viêm sưng và chảy máu ở búi trĩ.
Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, có thể gây buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu. Nếu người bệnh thường xuyên sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng áp lực tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn, khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
Một số đối tượng bị bệnh trĩ kèm theo các vấn đề sức khỏe sau, tốt nhất không nên uống nước dừa tránh tác hại khôn lường:
- Người bị trĩ có kèm theo tình trạng nhức đầu do huyết áp thấp
- Bệnh nhân bị trĩ sau khi hoạt đông thể lực mạnh
- Người bị trĩ thường xuyên gặp các vấn đề như ăn không tiêu, dễ bị tiêu chảy, cơ thể thường mệt mỏi, chân tay lạnh,…
Mặc dù uống nhiều nước dừa không tốt đối với sức khỏe người bệnh trĩ, nhưng nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân nên hoàn toàn kiêng sử dụng nước dừa trong thời gian bị bệnh. Người bệnh vẫn có thể uống nước dừa với liều lượng vừa đủ nhằm giúp thanh lọc và đào thải độc tố khỏi cơ thể, giảm nguy cơ viêm và nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau chóng khỏi.
Một số loại thức uống tốt cho người bệnh trĩ
Điều trị tích cực đối với bệnh trĩ là ngăn chặn không bị táo bón. Do đó, để giảm trĩ, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu không quen tăng cường chất xơ bằng ăn nhiều rau xanh và trái cây, bệnh nhân có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách uống nước ép. Dưới đây là một số loại nước ép tốt đối với sức khỏe người bị bệnh trĩ.
- Nước ép anh đào: Nhờ chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, nước ép anh đào không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà còn xoa dịu và làm giảm đau nhức ở khớp xương. Không những thế, các hoạt chất chông oxy hóa như proanthpcyanidin và anthocyanin được tìm thấy trong quả anh đào còn có tác dụng làm săn chắc và tăng cường các tĩnh mạch trĩ. Từ đó giúp giảm đau và sưng ở búi trĩ. Mỗi ngày uống ít nhất 1 ly nước ép anh đào sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ.
- Nướ ép lựu đỏ: Lựu đỏ giàu vitamin và hoạt chất chống oxy hóa polyphenol, có tác dụng giảm viêm và ngăn chặn stress oxy hóa. Đồng thời, chúng còn có đặc tính làm se mạnh, rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Do đó, để giảm nhanh tình trạng viêm sưng và đau ở hậu môn do trĩ gây nên, người bệnh nên uống ít nhất 1 – 2 ly nước ép lựu mỗi ngày.
- Nước ép cam và chuối: Là một trong những thức uống dinh dưỡng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nước ép cam và chuối giúp cung cấp chất khoáng và chất xơ cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường chức năng mô và làm bền thành tĩnh mạch ở hậu môn, ngăn chặn bệnh trĩ phát triển và tái phát. Không những thế, nước ép cam và chuối còn giúp thúc đẩy và hỗ trợ đào thải, ngăn chặn bệnh táo bón – nguyên nhân gây trĩ. Nếu không thích uống nước ép, người bệnh có thể ăn 2 – 3 quả cam và 2 quả chuối mỗi ngày.
- Nước ép đu đủ: Theo một vài nghiên cứu, đu đủ chứa lượng lớn hoạt chất papain. Đây là một trong những loại enzyem tiêu hóa protein, có tác dụng làm mềm và phân hủy thức ăn ở dạ dày. Vì thế, chúng giúp giảm nguy cơ táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Nước ép quả việt quất:Theo các chuyên gia, quả việt quất là một trong những nguồn cung cấp hoạt chất chống oxy hóa và chất xơ cao như anthocyanin và pectin. Các thành phần này có tác dụng tái tạo và sửa chữa các protein hư hỏng. Bên cạnh đó, chúng còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn và lưu thông máu ở các tĩnh mạch máu. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng nước ép việt quất sẽ giúp hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh trĩ tái phát trong tương lai.
Vậy, bệnh trĩ có nên uống nước dừa không? Theo lý giải của các chuyên gia, nước dừa không tốt đối với người mắc bệnh trĩ. Do đó, bệnh nhân nên không nên hoặc hạn chế sử dụng nhằm tránh những ảnh hưởng không xấu đối với tình trạng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!