Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng Ăn Gì, Bổ Sung Gì Tốt?
Nội dung bài viết
Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa khi bé nhà mình có dấu hiệu bị chàm lâu không khỏi. Được biết, chàm sữa là tình trạng rất phổ biến ở các bé hiện nay, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tốt để cải thiện chứng bệnh này.
Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Chàm sữa nổi bật với những mảng da đỏ và các nốt nhỏ li ti mọc trên vùng da của bé, ban đầu là da mặt rồi sau đó lan ra toàn thân.
Chàm hầu như xuất hiện ở tất cả các bé nhưng khi bé được 2 – 4 tuổi, nốt chàm sẽ tự nhiên biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bé bị chàm dai dẳng, khó chịu mãi không khỏi.
Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc quyết định tình trạng bệnh chàm sữa ở bé nhanh khỏi hay kéo dài dai dẳng và trở nên trầm trọng hơn.
Đặc biệt, đối với những bé dưới 2 tuổi còn quá nhỏ và đang phải bú mẹ thì chế độ ăn của mẹ đóng vai trò to lớn trong sự hồi phục của trẻ.
Nếu người mẹ ăn phải nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây kích ứng và không tốt cho tình trạng chàm thì chúng sẽ truyền qua sữa mẹ.
Từ đó, trẻ xuất hiện các phản ứng dị ứng da và khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng và lâu khỏi hơn. Vậy bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì?
Nhóm thực phẩm có nhiều chất tanh
Những món ăn hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ,… đều thuộc nhóm đồ ăn có khả năng gây kích ứng và dị ứng cao ở tất cả các đối tượng, trong đó không ngoại trừ trẻ nhỏ.
Trong hải sản có chứa rất nhiều phân tử protein kích thước nhỏ, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng của cơ thể.
Khi mẹ thu nạp những thực phẩm này vào trong cơ thể, các dưỡng chất truyền vào sữa và sang bé gây dị ứng.
Bởi vậy, mẹ nên kiêng nhóm thực phẩm này trong suốt thời gian bé đang bị chàm, đặc biệt là khi mẹ hoặc bố có sẵn cơ địa dị ứng.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo
Những đồ ăn có nhiều chất béo là những loại thực ăn được chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ, chúng chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao như: thịt mỡ, thịt vịt, món chiên rán, gà rán, lòng đỏ trứng gà,…
Nếu mẹ ăn quá nhiều nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất béo sẽ dễ khiến cho cơ thể bị kích thích gây ra dị ứng.
Đặc biệt là đối với mẹ có các con nhỏ bị chàm sữa thì việc ăn nhiều đồ dầu mỡ sẽ khiến tình trạng chàm trở nên nặng hơn, bé mọc thêm những vết ban đỏ mới, những nốt chàm cũ sẽ ngứa dai dẳng và lâu khỏi hơn.
Nội tạng động vật cũng là một món ăn có chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm mỡ máu và gia tăng những bệnh liên quan đến tim mạch ở người mẹ.
Do đó, mẹ nên hết sức cân nhắc nạp loại thực phẩm này vào cơ thể và đặc biệt là khi có con nhỏ đang bị chàm sữa.
Nhóm sữa, các chế phẩm làm từ sữa
Sữa là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người mới ốm dậy hay phụ nữ mới sinh. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đồ có khả năng gây dị ứng da hàng đầu.
Nhất là đối với sữa bò tươi, chúng có chứa rất nhiều thành phần có thể gây ra dị ứng cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện. Nếu bé phải tiếp nhận những chất không có lợi từ sữa mẹ, hoặc những chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua,… bệnh chàm sữa càng trở nên nặng và trầm trọng hơn.
Thịt bò
Bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng ăn gì thì đó chính là thịt bò. Mặc dù chúng là nhóm thực phẩm lành tính nhưng lại chứa hàm lượng đạm rất cao, do đó dễ gây kích ứng da cho bé.
Thông thường protein sẽ được dạ dày tiêu hóa và biến đổi thành các acid amin trước khi đưa vào trong máu.
Tuy nhiên ở trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non yếu, quá trình biến đổi diễn ra không hoàn thiện khiến bé hấp thụ phải chuỗi peptit, từ đó bé bị chàm sữa nặng hơn.
Hạt đậu nành
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ nhỏ bị dị ứng với tế bào protein nhỏ trong hải sản, sữa bò thì cũng sẽ đồng thời bị dị ứng với protein trong hạt đậu nành.
Đậu nành có rất nhiều dạng chế phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, dầu đậu nành, giá đậu,…
Chính vì thế, khi bé bị dấu hiệu của chàm sữa mà mẹ đang cho bé bú bằng sữa mẹ thì mẹ nên loại bỏ đậu nành và những món ăn từ đậu ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại dầu thực vật có lợi khác như dầu gạo, dầu hướng dương để thay thế dầu đậu nành.
Đậu phộng (hạt lạc)
Hạt đậu phộng cũng thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ rất cao gây ra tình trạng bị dị ứng và khiến cho bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ trở nên kéo dài hơn.
Rất nhiều gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng với đậu phộng, nếu thu nạp loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ gây dị ứng cho bé.
Để đảm bảo sức khỏe cho bé và giúp cho quá trình phục hồi chàm sữa của bé trở nên nhanh hơn, mẹ nên kiêng lạc và các món ăn có lạc trong quá trình ăn uống.
Gia vị cay, nóng hay đồ chua
Những gia vị có vị mạnh, gắt hay những món ăn được chế biến có sử dụng những nhóm gia bị này sẽ có tính ngứa, đồng thời chúng gây nóng cơ thể.
Việc ăn nhiều nhóm đồ ăn này sẽ khiến cơ thể mẹ bị nóng lên, thông qua nguồn sữa kích thích những nốt chàm trên cơ thể bé sưng ngứa bất thường.
Nhóm đồ ăn chứa nhiều phụ gia
Những đồ ăn có sẵn hay đóng hộp có chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia, hương liệu, màu thực phẩm,…. có thể dễ dàng gây ra dị ứng và khó tiêu đối với trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm, rau củ có chứa chất trừ sâu chưa được rửa kỹ càng cũng khiến cho bé bị dị ứng thông qua nguồn sữa mẹ. Do đó mẹ cần hết sức lưu ý trong việc quyết định sử dụng những loại thực phẩm nào.
Bệnh chàm sữa ở trẻ nên ăn gì?
Chàm sữa ở trẻ nhỏ tuy không nguy hiểm đến tính mạng của bé nhưng khiến cho bé luôn trong tình trạng bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu và gây mất thẩm mỹ rất nhiều.
Mẹ hoàn toàn có thể thúc đẩy nhanh quá trình tự lành các vết chàm sữa ở trẻ nhỏ bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sau.
Nhóm cá béo giàu Omega – 3
Những loại cá béo như cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi,… mẹ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu bé nhà mình bị chàm sữa.
Bởi những loại cá này cung cấp rất nhiều omega – 3, ARA có khả năng kháng lại dị ứng da rất tốt.
Ngoài ra, việc tăng cường omega – 3 cho cơ thể còn đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Từ đó sẽ giúp bé tránh được các bệnh lý thông thường và bảo vệ sức khỏe.
Tỏi trị chàm sữa ở trẻ
Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn mà theo quan niệm của Đông y, chúng còn là một loại kháng sinh tự nhiên tuyệt vời.
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và làm ấm đường ruột, lợi tiêu hóa. Mẹ ăn nhiều tỏi khi bé bú sẽ có thể nâng cao được hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng và cải thiện chàm sữa.
Rau củ quả có màu xanh
Rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ và các hoạt chất tốt cho cơ thể. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày như rau cải, rau bina, súp lơ xanh, rau ngót,…
Ngoài ra, nhóm rau củ mẹ nên ăn tốt cho bé bị chàm sữa là bắp cải tím, củ cải đường.
Trái cây tươi
Trong trái cây có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch của cả mẹ và bé rất tốt.
Các chất có trong hoa quả cũng giúp dưỡng da tốt hơn, chống oxy hóa và ngừa nhiễm trùng. Nên ăn nhiều những loại quả có múi như cam, chanh, bưởi,…
Thịt nạc lợn, gà
Đây là những thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, hàm lượng đạm cao sẽ giúp cung cấp cho các hoạt động sống trở nên tốt hơn mà không gây kích ứng.
Mẹ nên sử dụng thịt nạc lợn và gà để thay thế thịt bò trong các bữa ăn để giúp bé nhanh khỏi chàm sữa hơn.
Một số lưu ý khác mẹ cần biết khi bé bị chàm sữa
Bé bị chàm sữa mẹ nên kiêng gì hay ăn gì đều là những vấn đề rất quan trọng. Song song với đó, mẹ cũng cần hiểu biết thêm những vấn đề sau:
- Nếu mẹ đã kiêng những món ăn có hại nhưng tình trạng chàm sữa của bé không thuyên giảm thì rất có thể do chính nguồn sữa tự nhiên gây ra. Mẹ cần đi khám để khắc phục và có thể cho bé ăn sữa ngoài.
- Ngoài việc ăn gì kiêng gì, mẹ cũng cần lưu ý thêm về không gian sống, môi trường sống, quần áo của bé để giảm thiểu những tác nhân gây chàm sữa kéo dài.
- Nên dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên, có thể tắm lá mát để giảm thiểu sự ngứa ngáy và khó chịu của bé.
Trên đây là những thông tin về việc bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe. Cần lưu ý rằng mặc dù chàm sữa là biểu hiện tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên mẹ cũng cần cho bé đến các phòng khám da liễu để được theo dõi và giám sát trong suốt quá trình điều trị.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!