Bà bầu bị tê tay chân (3 tháng cuối) & cách khắc phục

Bà bầu bị tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ bầu thường có cảm giác tê tay chân, mất cảm giác ở tay chân và khó khăn trong vận động. Triệu chứng này nếu không được khắc phục có thể gây nhiều khó chịu cho bà bầu và dẫn tới những hậu quả khó lường.

Triệu chứng tê tay chân ở phụ nữ mang thai? Bệnh có nguy hiểm không?

Bị tê tay chân ở phụ nữ mang thai là tình trạng khá phổ biến. Đa số các mẹ bầu bị tê tay chân đều có các biểu hiện co cơ, hoa mắt, tê đầu ngón tay, ngón chân sau đó lan dần ra cả bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Theo đó, các triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị tê tay chân là cảm giác tê đầu ngón tay, ngón chân và bàn tay, bàn chân như kiến bò, các cơn tê có cảm giác châm chích dưới da rất khó chịu. Thông thường các biểu hiện trên sẽ đi kèm hiện tượng nóng ran tay chân.

Bà bầu bị tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ
Bà bầu bị tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ

Một số trường hợp còn xuất hiện những cơn đau nhẹ, tập trung vào ngón cái, ngón giữa. Trong một số trường hợp nặng hơn, các cơn đau có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài ra, các bà bầu còn thường xuyên bị chuột rút, nhất là chuột rút vào ban đêm gây đau đớn, khó chịu.

Các cơn đau hoặc các triệu chứng tê bì chân tay thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng tê tay chân càng kéo dài thì cảm giác đau cẳng chân và mông đùi càng xuất hiện nhiều.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Vậy tình trạng bà bầu bị tê tay chân có nguy hiểm không? – Bà bầu bị tê chân tay có thể không phải là triệu chứng nguy hiểm nếu tình trạng trên xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý.

Các triệu chứng có thể hoàn toàn được khắc phục sau khi sinh em bé hoặc nhờ các phương pháp vật lý trị liệu đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên xảy ra do các vấn đề liên quan đến bệnh lý thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi.

Vì vậy, nếu các bà bầu đang được theo dõi bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tụt huyết áp mà có triệu chứng tê tay chân, cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại sao bà bầu bị tê tay chân?

Hiện tượng tê tay chân có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng các bà bầu thường có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bị tê bì chân tay ở bà bầu được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân do sinh lý và nhóm nguyên nhân do bệnh lý.

Tê tay chân do sinh lý

Các triệu chứng tê chân tay ở bà bầu thường xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Lúc này thai nhi phát triển nhanh và trọng lượng, khối lượng đều tăng đáng kể. Chính vì vậy, các dây thần kinh – nhất là các dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép, lưu thông máu đến tay chân không tốt dẫn đến tay chân bị tê mỏi.

Bên cạnh đó, các triệu chứng phù chân, sinh nhiệt trong cơ thể ở bà bầu cũng khiến tình trạng này nặng hơn.

Cùng với đó, các bà bầu thường ít vận động hơn người bình thường, có người cần nằm, ngồi một chỗ để giữ ổn định cho thai nhi dẫn tới các mạch máu bị chèn ép gây tê bì chân tay.

Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi nên người mẹ có thể xảy ra tình trạng thiếu dưỡng chất cho cơ thể dẫn tới tê bì chân tay. Tình trạng này xảy ra do mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng của thai nghén và tốc độ tăng trưởng của con.

Nguyên nhân do bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân do sinh lý, một số bà bầu bị tê tay chân do các bệnh lý gây ra nhất là bệnh lý liên quan đến tiểu đường và xương khớp. Các bệnh lý thường gặp dẫn tới hiện tượng tê tay chân ở bà bầu có thể là các chứng bệnh sau đây:

  • Tụt huyết áp

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng bệnh khiến lưu lượng máu trong cơ thể giảm, vì vậy các cơ quan nhất là các chi không được cung cấp máu đầy đủ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, kém vận động và tê bì chân tay.

Tình trạng huyết áp thấp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai bởi lúc này mẹ cần cung cấp nhiều máu để nuôi dưỡng thai nhi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu xuất hiện tình trạng tê tay chân khi bị tụt huyết áp, bà bầu cần siết bàn tay hoặc di chuyển tay chân nhẹ nhàng để lưu thông máu.

  • Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có triệu chứng tê bì tay chân.

Tiểu đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay
Tiểu đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay
  • Do dịch chuyển khớp

Hormone relaxin sinh ra trong quá trình mang thai khiến các khớp xương bị nới lỏng. Đây là hormone giúp kích thích xương chậu mở rộng để em bé dễ dàng chui qua trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên hormone này cũng kích thích các vị trí xương khớp khác khiến tình trạng tê tay chân xuất hiện.

  • Do hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là hội chứng xảy ra do tình trạng tích tụ dịch lỏng ở cổ tay khiến các dây thần kinh đến ngón tay, ngón chân bị chèn ép dẫn tới tình trạng thiếu máu gây ra tê bì chân tay.

Hội chứng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, cầm nắm ở bà bầu.

Ngoài các nguyên nhân trên, một số vấn đề như thiếu dưỡng chất, thiếu canxi, vitamin đặc biệt là vitamin B12 và axit folic cũng là các nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay ở bà bầu.

Điều trị tê tay cho bà bầu đúng cách

Việc điều trị tê tay chân cho bà bầu được dựa trên các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đây là triệu chứng hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ các mẹo dân gian hoặc các bài thuốc Đông y vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi, vừa hỗ trợ điều trị tê tay chân hiệu quả.

Mẹo dân gian

Các mẹo dân gian điều trị tê tay chân cho bà bầu đều là các thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn cho bà bầu cũng như em bé. Một số mẹo dân gian trị tê bì chân tay cho bà bầu như sau:

  • Sử dụng lá bắp cải

Sử dụng lá bắp cải là mẹo dân gian trị tê tay chân cho bà bầu nếu do hội chứng ống cổ tay gây ra. Sử dụng lá bắp cải đã được lau sạch, để trong ngăn mát tủ lạnh rồi quấn quanh cổ tay khi xuất hiện các cơn đau và tê buốt. Giữ lá bắp cải trên cổ tay cho đến khi lá mềm và ướt thì thay bằng lá mới.

  • Dùng lá ngải cứu trị tê tay chân

Lá ngải cứu có tính nóng và kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Có thể dùng lá ngải cứu làm thuốc đắp chữa tê tay chân.

Sử dụng một ít lá ngải cứu rửa sạch và ít muối trắng, sao nóng cho đến khi khô rồi bọc vải và chườm lên các vị trí bị tê bì ở chân tay.

  • Ngâm chân tay

Đây là mẹo dân gian chữa tê chân tay không chỉ cho bà bầu mà cho cả những người có vấn đề về xương khớp. Nên ngâm chân tay bằng nước ấm cùng với gừng hoặc các tinh dầu có tính giảm đau như tinh dầu tràm giúp lưu thông mạch máu, giảm đau nhức và các triệu chứng tê chân tay.

  • Xoa bóp

Đối với các nguyên nhân sinh lý, các bà bầu nên massage, xoa bóp tay chân và vận động nhẹ nhàng để tránh chèn ép các dây thần kinh và lưu thông mạch máu hiệu quả.

Có thể khắc phục tình trạng tê tay chân cho bà bầu nhờ xoa bóp và điều chỉnh tư thế vận động
Có thể khắc phục tình trạng tê tay chân cho bà bầu nhờ xoa bóp và điều chỉnh tư thế vận động

Thuốc Đông y trị tê tay cho bà bầu

Điều trị tê tay chân bằng Đông y là lựa chọn khá an toàn. Ngoài việc sử dụng các vị thuốc Đông y giúp tăng tuần hoàn máu và ổn định thai nhi, bà bầu còn có thể sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cũng rất hiệu quả.

Một số vị thuốc Đông y chữa tê bì chân tay ở bà bầu:

  • Thục địa: Là phần rễ của cây địa hoàng, là dược liệu quý rất bổ cho phụ nữ mang thai. Thục địa giúp bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp an thai và giảm hẳn các triệu chứng đau lưng, tê tay chân và nhức mỏi xương khớp.
  • Hoài sơn: Hoài sơn hay còn gọi là củ mài là dược liệu có tính bình, vị ngọt có tác dụng bổ tỳ vị, bổ máu, giảm đau và giúp lưu thông mạch máu. Dược liệu này rất an toàn với phụ nữ mang thai.
  • Ngải cứu: Ngải cứu là vị thuốc quý rất tốt cho bà bầu giúp giảm tình trạng đau cơ và giúp tuần hoàn máu rất tốt. Tuy nhiên ngải cứu có tính nóng nên các bà bầu nếu bị nhiệt trong thời gian thai kỳ nên thận trọng khi sử dụng.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc chữa tê bì chân tay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng có thể mang lại tác dụng tốt. Có thể xoa bóp cùng rượu thuốc chữa giảm đau hoặc tinh dầu để tăng hiệu quả.

Lưu ý phương pháp châm cứu trong Đông y chữa xương khớp không được khuyến khích dùng cho bà bầu bởi có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Bị tê tay chân ở bà bầu nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì sau khi xác định nguyên nhân, tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc Tây y. Tuy nhiên cần lưu ý trong sử dụng phải tuân thủ theo chỉ định vì thuốc Tây y thường tiềm ẩn một số tác dụng phụ.

Những lưu ý khi bà bầu bị tê tay chân

Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ thường rất mệt mỏi và khó chịu, nếu gặp phải tình trạng tê tay chân sẽ khiến bà bầu khó chịu hơn nữa dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thai nhi. Vì thế cần lưu ý những vấn đề sau để bà bầu có thai kỳ vui vẻ và mạnh khỏe nhất:

  • Ngủ đúng tư thế

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với bà bầu, cần chú ý đến tư thế ngủ sao cho thoải mái nhất để tạo giấc ngủ ngon, đặc biệt không bị chèn ép dây thần kinh khiến chân tay bị tê bì.

Ngủ đúng tư thế giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn
Ngủ đúng tư thế giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn
  • Làm việc nhẹ nhàng, không mang vác nặng

Phụ nữ mang thai nếu xách đồ quá nặng hoặc làm những công việc nặng nhọc sẽ khiến máu dồn về bàn tay và bàn chân nhiều và ngưng đọng tại đó khiến hiện tượng tê tay chân xảy ra. Vì thế, làm việc nhẹ nhàng và thả lỏng tay chân giúp tình trạng này được cải thiện.

  • Thường xuyên xoa bóp chân tay

Việc xoa bóp chân tay nhất là trong thời kỳ đầu và cuối thai kỳ giúp tăng tuần hoàn máu lên tay, giảm tê, giảm đau hiệu quả.

  • Có chế độ ăn uống khoa học

Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay chân là do thiếu dưỡng chất và vitamin trong thời gian mang thai. Chính vì vậy bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt trong thời gian cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh giúp mẹ khỏe hơn, giảm đau nhức chân tay.

  • Kiểm soát cân nặng

Béo phì khi mang thai, tiểu đường thai kỳ là những bệnh lý nguy hiểm cho mẹ bầu và là nguyên nhân dẫn tới đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay. Vì thế mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng và đường huyết ở mức ổn định.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng

Nhiều bà bầu có thói quen ngồi một chỗ hoặc nằm nhiều khiến dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới khó lưu thông máu. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể khoan khoái hơn, tốt cho xương khớp và cũng tốt cho sức khỏe của mẹ khi sinh em bé.

  • Giữ tinh thần thoải mái

Đây là lưu ý rất quan trọng cho phụ nữ khi mang bầu. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tốt cho sự phát triển của con.

Bà bầu bị tê tay chân là hiện tượng thường gặp và có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ. Vì thế khi có triệu chứng bệnh, cần đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị tốt cho mẹ và bé.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp mẹ bầu hiểu thêm về tình trạng tê tay chân để từ đó chăm sóc bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ.

Đừng bỏ qua:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *