Xuất huyết dạ dày có phải mổ không, khi nào cần mổ?

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị phù hợp. Vậy xuất huyết dạ dày có phải mổ không và khi nào thì cần mổ? Người bệnh có thể tham khảo thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Tìm hiểu thông tin xuất huyết dạ dày có phải mổ không để có biện pháp xử lý phù hợp

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu đường tiêu hóa, là một triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa phổ biến. Tình trạng này có thể gây xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào, mặc dù xuất hiện dạ dày có thể khiến phân có màu đen hoặc màu hắc ín.

Các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết dạ dày có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, phụ thuộc vào vị trí xuất huyết. Các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:

  • Xuất hiện máu trong chất nôn, máu có thể có màu đỏ hoặc màu nâu sẫm và tương tự như bã cà phê
  • Phân có màu đen hoặc hắc ín
  • Chảy máu từ trực tràng, dẫn đến đi ngoài ra máu

Thông thường xuất huyết dạ dày không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mức độ chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Hầu hết các trường hợp xuất huyết dạ dày được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ức chế sản xuất axit dạ dày. Sau khi xác định được nguồn xuất huyết, bác sĩ sẽ xác định người bệnh có cần tiếp tục sử dụng PPI hay không.

Tùy thuộc vào lượng máu bị mất, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc truyền dịch để tránh tình trạng sốc. Ngoài ra, nếu người bệnh sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ có thể cần chỉ định các biện pháp khắc phục khác nhau, bao gồm mổ.

Theo các chuyên gia, mổ điều trị xuất huyết dạ dày phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong trường hợp chảy máu đột ngột và tiến triển nhanh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần phẫu thuật.

Các triệu chứng sốc bao gồm:

  • Hạ huyết áp
  • Không thể đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên với số lượng nước tiểu ít
  • Mạch đập nhanh
  • Mất ý thức
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Đau bụng

Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc, nôn ra máu, có máu trong phân người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Khi nào cần mổ xuất huyết dạ dày?

Hầu hết các trường hợp xuất huyết dạ dày không cần phải mổ. Đối với tình trạng xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán và điều trị nội khoa bằng thuốc.

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể cần phải mổ trong các trường hợp nghiêm trọng

Trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, người bệnh có thể cần mổ để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Các trường hợp cần phải mổ xuất huyết dạ dày bao gồm:

  • Đau thượng vị hoặc đau dạ dày dữ dội
  • Sốt
  • Tay chân run, mặt tái xanh
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Thành bụng căng cứng kéo dài
  • Miệng, lưỡi bẩn hoặc hơi thở có mùi tanh

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên, bác sĩ có thể đề nghị mổ điều trị để tránh các biến chứng và rủi ro không mong muốn.

Biện pháp mổ xuất huyết dạ dày

Hiện tại có hai phương pháp mổ xuất huyết dạ dày phổ biến là mổ mở truyền thống và mổ nội soi. Cả hai phương pháp đều được thực hiện với sự hỗ trợ của phương pháp gây để giảm thiểu đau đớn và khó chịu.

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Hiện tại có hai cách mổ xuất huyết dạ dày là mổ truyền thống và mổ nội soi
  • Phẫu thuật mở: Đây là phẫu thuật thực hiện mở ổ bụng thông qua một vết cắt. Bác sĩ tiến hành kiểm tra các triệu chứng, nguồn chảy máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp mổ xuất huyết dạ dày ít xâm lấn và được thực hiện thông qua một đầu dò được đưa vào dạ dày của người bệnh.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh các bước chuẩn bị bao gồm việc ăn uống và sử dụng thuốc. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Sau khi mổ, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi. Nếu cảm thấy đau, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách.

Thông thường mổ xuất huyết dạ dày có thể cần 8 – 10 ngày để phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với người viêm loét dạ dày, thời gian phục hồi có thể kéo dài hơn.

Chăm sóc sau khi mổ xuất huyết dạ dày

Sau khi mổ xuất huyết dạ dày, người bệnh cần được nghỉ ngơi phù hợp để phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa các rủi ro. Một số lưu ý khi chăm sóc người người xuất huyết dạ dày bao gồm:

Xuất huyết dạ dày đi ngoài ra máu
Sử dụng thuốc hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng
  • Uống thuốc hoặc thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
  • Tái khám đúng lịch hẹn và mang theo hồ sơ bệnh án.
  • Hạn chế các vận động mạnh, không mang vác nặng hoặc luyện tập các môn thể thao cường độ cao.
  • Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra vết mổ để có biện pháp xử lý phù hợp nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, kích ứng, rách hoặc chảy máu.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Tránh các loại thức ăn dễ gây kích ứng, dị ứng và tăng nguy cơ sưng, viêm vết mổ.
  • Thận trọng khi ho hoặc hắt hơi, bởi vì sử dụng lực quá mạnh có thể dẫn đến rách vết mổ, gây đau và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ điều trị nếu xuất hiện các cơn đau sau phẫu thuật hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng phổ biến và có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin, khoáng chất và các loại thực phẩm lành mạnh. Bên cạnh đó hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn hoặc các món ăn chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước, nước trái cây, nước canh hoặc súp. Điều này có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa viêm dạ dày và các bệnh lý liên quan.
  • Thay đổi phong cách sống, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức và thức khuya.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên bao gồm các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, luyện tập các bài tập thể dục nhịp điệu để tăng cường hệ thống miễn dịch và ngừa các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý có thể gây nguy hiểm và có thể cần mổ để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, người bệnh xuất huyết dạ dày được điều trị các phương pháp bảo tồn và không cần mổ. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *