Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu của bệnh gì?
Nội dung bài viết
Đi ngoài ra máu cuối bãi có thể là dấu hiệu chảy máu từ trực tràng, đại tràng hoặc hậu môn. Điều này có thể liên quan đến các bệnh lý ở đường tiêu hóa, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư đại trực tràng.
Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu của bệnh gì?
Mặc dù đi ngoài ra máu cuối bãi có thể là dấu hiệu ung thư nhưng thông thường tình trạng này là biểu hiện của các bệnh lý ít nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn phổ biến, hình thành khi các mạch máu ở hậu môn và trực tràng bị viêm. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Bệnh xuất hiện dưới dạng những búi trĩ nhỏ và thỉnh thoảng gây chảy máu khi đi đại tiện hoặc dính trên giấy vệ sinh sau khi lau.
Bệnh trĩ hình thành bên trong trực tràng được gọi là bệnh trĩ nội. Bệnh thường không gây đau cũng như không có bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi búi trĩ phát triển lớn có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi.
Tình trạng này thường không nghiêm trọng và đáp ứng các loại thuốc, kem cũng như phương pháp điều trị tại nhà. Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung chất làm mềm phân cũng có thể hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.
2. Nứt hậu môn
Nứt hậu môn hay loét hậu môn thường được gây ra do quá trình căng thẳng khi đi đại tiện, bệnh tiêu chảy, khối phân lớn, quan hệ tình dục thông qua hậu môn và sinh con. Ngoài ra, vết nứt hậu môn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đặc trưng của các vết nứt hậu môn thường bao gồm:
- Đau trong và sau khi đi đại tiện
- Co thắt hậu môn thường xuyên
- Xuất hiện máu sau khi đi đại tiện
- Ngứa hậu môn
- Hình thành cục u nhỏ ở hậu môn
Vết nứt hậu môn thường có thể điều trị tại nhà bằng cách bổ sung chất xơ, tắm nước ấm hoặc sử dụng chất làm mềm phân để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần bổ sung thuốc, kẽm bôi hoặc phẫu thuật để điều trị.
3. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng viêm các túi nhỏ phát triển ở thành đại tràng và xung quanh một số cơ quan trong cơ thể. Túi thừa là các túi cực kỳ phổ biến trong cơ thể nhưng viêm túi thừa thường ảnh hưởng đến các túi thừa ở đại tràng.
Trong một số trường hợp, viêm túi thừa các thể gây chảy máu và dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu này thường có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
Thông thường viêm túi thừa không cần điều trị, trừ khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Tình trạng này được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật trong các trường hợp nghiêm trọng.
4. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chỉ các rối loạn ở ruột, thường bao gồm viêm đại tràng và bệnh Crohn. Dấu hiệu nhận biết phổ biến thường bao gồm:
- Chảy máu trực tràng dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu, đặc biệt là sau khi đại tiện xong
- Tiêu chảy
- Đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ kéo dài
- Đầu hơi
- Thiếu máu
- Giảm cân mà không rõ lý do
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng như:
- Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ở dạ dày
- Kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn
Trong các trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ phần ruột bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc có thể ngăn ngừa bệnh viêm ruột tái phát.
5. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý gây nhiễm khuẩn dạ dày và đại tràng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau dạ dày, đi ngoài ra máu cuối bãi, tiêu chảy có chứa chất nhầy hoặc máu dạng đốm. Viêm dạ dày ruột thường không gây tiêu chảy kèm máu.
Thông thường, viêm dạ dày ruột thường được điều trị tại nhà bằng cách bổ sung chất lỏng, nghỉ ngơi đầy đủ, sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống virus. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần nhập viện và truyền nước.
6. Nhiễm trùng qua đường tình dục
Các hoạt động tình dục không an toàn thông qua hậu môn có thể gây lây lan vi khuẩn và virus. Điều này có thể gây viêm niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng và làm tăng nguy cơ chảy máu trực tràng khi đi đại tiện.
Việc điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc chống nấm. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng.
7. Sinh con
Mang thai và sinh con khiến các mô ở trực tràng suy yếu. Điều này khiến một phần trực tràng bị đẩy về phía trước hoặc bị phình ra bên ngoài hậu môn. Điều này thường dẫn đến đau đớn, khó chịu và hầu như luôn dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi.
Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ sinh con lớn tuổi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.
8. Polyp tiêu hóa
Polyp là các khối u lành tính phát triển bên trong niêm mạc trực tràng hoặc đại tràng. Polyp có thể gây kích ứng, viêm niêm mạc tiêu hóa và dẫn đến các cơn xuất huyết dạ dày nhỏ. Trong một số trường hợp, polyp có thể kích ứng kèm nhu động ruột và gây đi ngoài ra máu cuối bãi.
Polyp thường được loại bỏ thông qua nội soi. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết polyp để kiểm tra dấu hiệu ung thư.
9. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là ung thư phát triển ở đại tràng hoặc trực tràng. Hầu hết các bệnh ung thư này có liên quan đến các khối polyp nhỏ, lành tính, phát triển trên niêm mạc của ruột già hoặc trực tràng.
Theo thống kê, ung thư đại trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu ở niêm mạc ruột. Có khoảng 48% các trường hợp người bệnh ung thư đại trực tràng có dấu hiệu đi ngoài ra máu cuối bãi.
Các dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài hơn 4 tuần
- Phân rất hẹp, nhỏ như cây bút chì
- Đau dạ dày hoặc khó chịu ở bụng
- Giảm cân mà không rõ lý do
- Mệt mỏi thường xuyên
Ung thư đại trực tràng là một dạng ung thư tương đối phổ biến và có tiến triển chậm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị được nếu phát hiện sớm.
Đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Bác sĩ có thể xác định tình trạng và giai đoạn ung thư để đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp. Thông thường việc điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khu vực ung thư và xạ trị hoặc hóa trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn lại.
Đi ngoài ra máu cuối bãi khi nào cần đến bệnh viện?
Thỉnh thoảng xuất huyết nhẹ sau khi đi đại tiện là điều hoàn toàn phổ biến và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cuối bãi mãn tính hoặc chảy máu nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn và cần được điều trị phù hợp.
Thông thường, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng như:
- Phân có mùi rất hôi, sẫm màu hoặc có lẫn máu đỏ sẫm đến đen
- Chảy máu kéo dài hơn 2 – 3 tuần
- Trẻ em bị chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu
- Giảm cân mà không rõ lý do kèm theo tình trạng mệt mỏi hoặc yếu đuối
- Đau bụng, sưng hoặc kèm cảm giác đầy hơi
- Sốt
- Sờ thấy cục cứng hoặc khối u ở bụng
- Phân mỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn kéo dài trong 3 tuần trở lên
- Buồn nôn hoặc nôn
- Táo bón lâu ngày hoặc thay đổi thói quen đại tiện
- Rò rỉ phân từ hậu môn không kiểm soát
Bên cạnh đó, gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng:
- Nôn hoặc ho ra máu
- Chảy máu từ mũi, mắt hoặc tai
- Đi ngoài ra máu rất đỏ hoặc đen
- Mất ý thức hoắc nhầm lẫn
- Đau bụng dưới dữ dội hoặc đau lưng nghiêm trọng
Biện pháp phòng ngừa
Trong nhiều trường hợp, không có biện pháp ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi. Tuy nhiên, cải thiện sức khỏe tiêu hóa có thể góp phần hoặc phòng ngừa chảy máu từ trực tràng.
Các mẹo phòng ngừa phổ biến thường bao gồm:
- Sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng có nhiều chất xơ
- Uống nhiều nước, từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày
- Hạn chế căng thẳng khi đi đại tiện, không dùng quá nhiều lực khi đại tiện
- Lau hậu môn nhẹ nhàng bằng giấy vệ sinh mềm
- Điều trị táo bón mãn tính và bệnh trĩ bằng các biện pháp tại nhà như chất làm mềm phân không kê đơn
- Điều trị tiêu chảy bằng các loại thuốc không kê đơn và uống nhiều nước
- Giảm cân và duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh
- Tắm nước ấm thường xuyên nếu tình trạng đi ngoài ra máu cuối bãi kéo dài hơn vài ngày
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay, giàu chất béo, chế biến nhiều lần và các loại thực phẩm tinh chế
- Không nên lạm dụng các loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc chống viêm không Steroid
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp
Trong hầu hết các trường hợp đi ngoài ra máu cuối bãi thường không cần điều trị y tế. Chỉ khoảng 1 – 2% các trường hợp chảy máu trực tràng có liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!