Xuất Huyết Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không, Khi Nào Cần Cấp Cứu?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng rối loạn xuất hiện bên trong hệ thống tiêu hóa. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng để xác định tình trạng xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không và có biện pháp xử lý, điều trị phù hợp.

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng nghiêm trọng xảy ra bên trong hệ thống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, ruột già, trực tràng và hậu môn.

Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong hệ thống tiêu hóa. Nếu xuất hiện ở đường tiêu hóa trên, dạ dày hoặc tá tràng, được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Trong khi xuất huyết ở ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn, được gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới.

Theo các chuyên gia, xuất huyết tiêu hóa được cho là một tổn thương cấp tính, đặc biệt nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như:

1. Ở trẻ em

Không giống như ở người lớn, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em có thể dẫn đến một số cơn đau dạ dày nhẹ, trẻ có thể liên tục quấy khóc hoặc có dấu hiệu chống đối.

Tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tinh thần, chán ăn hoặc từ chối ăn hoàn toàn. Bên cạnh đó, trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể có tầm nhìn mờ hoặc đi không vững.

2. Đối với phụ nữ mang thai

Xuất huyết ở thai kỳ là một vấn đề nghiêm trọng và cần được kiểm tra, điều trị ngay lập tức.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, xuất huyết tiêu hóa có thể là dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, xuất huyết tiêu hóa có thể liên quan đến vỡ nhau thai hoặc tổn thương tử cung.

Đôi khi xuất huyết dạ dày trong thai kỳ có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc do vị trí của thai nhi không bình thường.

Xuất huyết dạ dày tử vong
Ở phụ nữ mang thai, xuất huyết dạ dày có thể là dấu hiệu cảu việc sảy thai

3. Sốc xuất huyết

Huyết áp ổn định và lượng máu đầy đủ cần thiết để cung cấp oxy đến các mô trong cơ thể. Do đó, khi thiếu máu khiến các mô bị thiếu oxy có thể khiến cơ thể tăng cường huyết áp, tăng lưu lượng máu để bù vào phần oxy bị thiếu.

Tình trạng này có thể khiến nhịp tim tăng nhanh, các mạch máu đến tay, chân co lại để giữ lượng máu ở các cơ quan quan trọng. Điều này khiến tứ chi cảm thấy lạnh và khó chịu. Nếu không cung cấp đủ lượng máu cần thiếu, các mô của cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy dẫn đến sốc xuất huyết.

Các dấu hiệu bao gồm khó thở, huyết áp tăng cao, chóng mặt, mất phương hướng và ngất xỉu.

4. Chết mô

Các mô trong cơ thể tồn tại và phát triển phụ thuộc vào lượng oxy và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số cơ quan và mô có thể trở nên nhạy cảm hơn ở những người người bệnh xuất huyết dạ dày, thiếu máu và sốc do xuất huyết.

Xuất huyết dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm gây ảnh hưởng đến chức năng thận, mất cân bằng các chất nội môi hoặc dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các động mạch vành, gây chết cơ tim. Điều này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các phần còn lại của cơ thể, gây ảnh hưởng đến chức năng của nhiều mô và cơ quan.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tử vong.

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không
Xuất huyết dạ dày có thể gây chết mô và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh

Xuất huyết dạ dày khi nào cần cấp cứu?

Lượng máu xuất huyết dạ dày có thể ít hoặc nhiều đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Trong một số trường hợp xuất huyết có thể rất ít và được phát hiện thông qua nội soi, kiểm tra phân hoặc chất nôn.

Trong một số trường hợp, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể cần điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn. Gọi là cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân không ổn định có các dấu hiệu như khó thở, sốc phản vệ, đầu óc không minh mẫn, choáng hoặc ngất xỉu.
  • Người bệnh có tiền sử rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Đau dạ dày, đau bụng, đau ngực, đau thượng vị dữ dội.
  • Khó thở nghiêm trọng, chóng mặt hoặc có bất cứ dấu hiệu liên quan đến hệ thống thần kinh như co giật, ngất xỉu.
  • Người bệnh có dấu hiệu sốc đe dọa đến tính mạng như người nhợt nhạt, yếu ớt, xanh xao, chóng mặt, hơi thở ngắn.

Ngoài ra đôi khi xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết chậm và có thể là dấu hiệu của các tổn thương lá lách, tụ máu ở đường tiêu hóa hoặc rò rỉ máu ở nhiều cơ quan khác. Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xuất huyết dạ dày khi nào cần cấp cứu
Đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp

Biện pháp cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày

Thông thường tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tự cải thiện hoặc chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể cần đến bệnh viện thực hiện điều trị y tế.

Bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để kiểm tra tình trạng xuất huyết và tiến hành cầm máu điều trị. Bên cạnh đó, việc sử dụng laser, thuốc và một số phương pháp chuyên môn khác cũng được áp dụng vào các mạch máu để cầm máu.

Tùy thuộc vào lượng máu và số lượng máu, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu hoặc chất dịch thông qua tĩnh mạch để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, trong trường hợp xuất huyết nghiêm trọng hoắc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị.

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng và có thể gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý phòng ngừa như:

Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày
  • Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều ranh xanh, trái cây, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và thức ăn chế biến sẵn.
  • Tiêu thụ các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước, nước trái cây.
  • Thay đổi phong cách sống và sinh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động, làm việc quá sức. Người bệnh có thể dành 10 – 15 phút mỗi ngày để đi bộ, bơi lội, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng tương đối nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều rối loạn đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *