Viêm Họng Có Nên Uống Thuốc Kháng Sinh? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Nội dung bài viết
Viêm họng có nên uống thuốc kháng sinh không? Là vấn đề rất nhiều người bệnh cần quan tâm. Bởi, hầu hết các mọi người hiện nay đều gặp phải tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh và chủ quan với các ảnh hưởng cho sức khỏe.
Viêm họng có nên uống thuốc kháng sinh không?
Trả lời câu hỏi viêm họng có nên uống thuốc kháng sinh không? – Các chuyên gia khuyến cáo, không phải trường hợp nào bị viêm họng cũng dùng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do virus, vi khuẩn, các bệnh lý khác… bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và phương pháp điều trị viêm họng phù hợp.
Theo Y học hiện đại cho biết, nguyên tắc điều trị bệnh phải dựa vào nguyên căn gây bệnh, người dùng chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi có kết quả xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn kết hợp với một số triệu chứng kèm theo được xác định nguyên nhân là nhiễm khuẩn như: viêm amidan, họng có mủ, xuất hiện hạch ở vùng cổ, đau rát họng khi nuốt thức ăn, bạch cầu tăng cao…
Ngoài ra, với những trường hợp bị viêm họng do virus, xuất hiện các triệu chứng như: cảm cúm, ho, khàn tiếng, sổ mũi, viêm họng do thời tiết…bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt với những trường hợp chưa xác định được nguyên căn gây bệnh thì nên cân nhắc việc sử dụng kháng sinh, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng gồm:
- Khi bệnh nhân bị viêm họng do nhiễm khuẩn: Khi bị viêm họng nhiễm khuẩn việc điều trị kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả khá khả quan. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tùy tiện mua thuốc, nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh sốt cao: Khi bị viêm họng bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như ho dữ dội, sốt cao trên 38 độ. Đối với những trường hợp này người bệnh nên sử dụng các loại thuốc kháng giảm đau, hạ sốt.
Theo đó, trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như:
- Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống: penicillin ,ampicillin, phalosporin, macrolid hoặc clindamycin, thuốc hạ sốt paracetamol…
- Thuốc kháng sinh dạng tiêm: Sử dụng tiêm trực tiếp thuốc kháng sinh amoxicillin, roxithromycin…vào trong cơ thể người bệnh
- Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: Những loại thuốc kháng sinh này có công dụng nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng đau được nhiều người tin dùng như: histamin, corticoid…
Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài sẽ gây nhờn thuốc, khi bị kích ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc bệnh nhân nên dừng lại và đến ngay các cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh người bệnh cũng cần lưu ý, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Bởi, tác nhân chính gây bệnh là virus, vi khuẩn chưa được giải quyết hoàn toàn, bệnh rất dễ tái phát và diễn tiến nặng hơn, gây hậu quả nghiêm trọng.
Lời khuyên của chuyên gia khi điều trị viêm họng
Các chuyên gia Y tế thẩm định, với những trường hợp sử dụng kháng sinh bừa bãi, lạm dụng quá mức sẽ gây một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, dị ứng, sốc thuốc, lờn kháng sinh, sử dụng kháng sinh tiêu diệt khuẩn không còn tác dụng thậm chí bệnh biến chuyển biến xấu nặng hơn có thể là tử vong. Đặc biệt, đối với trẻ em các phụ huynh cần chú ý tránh gây nhiều nguy hiểm cho trẻ.
Theo đó, khi xuất hiện những dấu hiệu viêm họng người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cùng với việc sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, để giảm nhanh các triệu chứng viêm họng khó chịu, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng và chế độ ăn uống. Cụ thể là:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Đặc biệt luôn giữ cho không gian sống thoáng mát, sạch sẽ.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày: Khi uống nước thường xuyên sẻ đảm bảo được vùng họng luôn ấm, bảo vệ vùng niêm mạc họng trước sự xâm nhiễm của các vi khuẩn.
- Sử dụng các loại trà: Bệnh nhân nên sử dụng các loại trà gừng, hoa cúc, cam thảo…Đây được xem là những thảo dược trong điều trị viêm họng có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giữ ấm vùng họng đồng thời giảm nhẹ các cơn đau rát.
- Làm sạch răng miệng bằng nước muối sinh lý: Trong nước muối sinh lý chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, theo đó sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các cơn đau rát, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của bệnh.
- Chế độ ăn uống: Khi bị viêm họng bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm cay, nóng, lạnh, đồ ngọt…để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể bạn nên ăn một số thực phẩm, rau của quả giàu vitamin A, B, C.
- Chú ý đến chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt khoa học rất quan trọng trong việc điều trị viêm họng. Việc ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục vào mỗi buổi sáng, tối sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo, duy trì các chức năng hoạt động bình thường.
Từ những thông tin bài viết chia sẻ hi vọng bạn đọc có thể tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi viêm họng có nên uống thuốc kháng sinh không? Khi nào nên sử dụng thuốc kháng sinh? Đồng thời bỏ túi cho mình những tip, mẹo trong điều trị viêm họng từ lời khuyên của các y bác sĩ đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết bạn nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!