Viêm Họng Có Lây Không? Giải Đáp Từ Bác Sĩ

Viêm họng có lây không? là băn khoăn của nhiều người. Bệnh lý viêm họng thường đi kèm theo các triệu chứng khó chịu như: cổ họng sưng tấy, nổi hạch, ho khan, ho có đờm, sốt,… Vậy bệnh có lây không, nếu có thì lây theo đường nào, cách phòng tránh ra sao? Để tìm câu trả lời chính xác mời người bệnh và bạn đọc theo dõi thông tin tư vấn của chuyên gia dưới đây.

Bệnh viêm họng có lây không?

Viêm họng là tình trạng hệ hô hấp bị viêm nhiễm gây ra những triệu chứng khó chịu: đau rát cổ họng, có đờm, nhai nuốt khó khăn, sốt, đau đầu, sổ mũi, chóng mặt,… Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng rất giống cúm nên nhiều người lo lắng viêm họng có thể lây nhiễm.

Viêm họng có lây không?
Viêm họng có lây không?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm họng về bản chất không phải là căn bệnh truyền nhiễm bởi thông thường nó là hậu quả của bệnh lý khác như cảm cúm, cảm lạnh,… Một vài trường hợp bệnh bị viêm họng do dị ứng, ngộ độc thực phẩm hay bệnh lý khác không có khả năng lây truyền.

Tuy vậy, viêm họng chủ yếu do các tác nhân virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm gây ho, sổ mũi, đờm. Các tác nhân vius, vi khuẩn hoàn toàn có thể phát tán từ người bệnh sang người lành. Điều này lý giải vì sao nhiều thành viên trong 1 gia đình hoặc tập thể bị viêm họng cùng lúc. Do đó khi làm việc, sinh sống chung với người bị viêm họng bạn tuyệt đối không được chủ quan. 

Viêm họng lây qua đường nào?

Virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ nhanh chóng bị phát tán ra không khí nếu người bệnh ho khan, ho khạc đờm. Lúc này, những người khỏe mạnh không may hít phải giọt bắn đó sẽ có khả năng bị lây nhiễm bệnh. 

  • Người sức đề kháng yếu virus sẽ nhanh chóng sinh sôi và gây bệnh.
  • Người có sức đề kháng tốt có thể chống lại được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

Có 2 đường lây nhiễm chính của người bệnh viêm họng sang người khỏe mạnh đó là con đường trực tiếp và con đường gián tiếp.  Cụ thể:

  • Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp: Bệnh viêm họng có thể lây qua đường hô hấp, nói chuyện giao tiếp hàng ngày. Tiếp xúc trực tiếp với dịch họng, dịch mũi của người bệnh là con đường lây nhiễm nhanh nhất cho người xung quanh. Không gian tiếp xúc hẹp chính là điều kiện cho bệnh dễ dàng lan truyền hơn. Đặc biệt với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người già, người bị ốm có khả năng dễ bị lây viêm họng trực tiếp hơn. 
Viêm họng lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
Viêm họng lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn gây viêm họng cũng có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng cá nhân ở thời gian nhất định. Do đó việc sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, khẩu trang, cốc uống nước… của người viêm họng cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.  Khả năng lây lan của các tác nhân virus, vi khuẩn là vấn đề cần chú ý trong phòng tránh bệnh.

Cách phòng ngừa và hạn chế lây nhiễm viêm họng

Như vậy, có thể thấy “viêm họng có lây không” còn tùy theo mức độ của bệnh ở giai đoạn nào ( thường lây ở giai đoạn cấp tính ), cách tiếp xúc của người bệnh với người khỏe mạnh ra sao. Phần chia sẻ tiếp theo chuyên gia sẽ hướng dẫn người bệnh và bạn đọc cách phòng ngừa và hạn chế lây nhiễm viêm họng. 

Đối với người đang bị bệnh

Người bị viêm họng cần tuân thủ những điều dưới đây để tránh lây lan bệnh cho người thân, cộng đồng:

  • Điều trị ngay khi có dấu hiệu: Dấu hiệu nhận biết bị viêm họng rất đặc trưng và thường phát ra bên ngoài cơ thể, có thể dễ dàng cảm nhận được. Khi thấy các triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng như: sốt đột ngột, ngứa cổ họng, ho, đau đầu, mệt mỏi,… cần đi tới các cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời. 
  • Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ: Phương pháp điều trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định có khỏi bệnh hay không. Vì thế, người bệnh sau thăm khám cần tuân theo chỉ định uống thuốc của bác sĩ. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tùy tiện tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Nếu không tuân thủ, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ cao hơn. 
Người bị bệnh cần tuân thủ theo phương pháp điều trị viêm họng của bác sĩ
Người bị bệnh cần tuân thủ theo phương pháp điều trị viêm họng của bác sĩ
  • Kết hợp tự chăm sóc khi điều trị bệnh: Không chỉ dùng thuốc mà chế độ dinh dưỡng cũng góp phần đẩy lùi bệnh viêm họng. Người viêm họng trong quá trình điều trị nên ưu tiên ăn uống đồ mềm, nhuyễn; bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước/ ngày. Đồng thời ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin C hỗ trợ tốt trong việc thanh nhiệt cơ thể, giảm dịu cơn đau rát cổ họng. 
  • Nêu cao ý thức cộng đồng: Người bị bệnh viêm họng mang theo tác nhân bệnh virus, vi khuẩn. Do đó, bản thân người bệnh phải nêu cao ý thức bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh. Người bị viêm họng không được khạc, nhổ đờm tại nơi công cộng tránh phát tán virus, vi khuẩn. Sau khi xì mũi hay hắt hơi cần vứt bỏ giấy vào đúng nơi quy định. Nếu gia đình có trẻ nhỏ bị viêm họng nên vệ sinh thường xuyên đồ chơi, quần áo, chăn gối của trẻ; nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.

Đối với người khỏe mạnh

Bản thân những người khỏe mạnh cũng cần tự giác bảo vệ bản thân tránh bị lây nhiễm. Viêm họng là bệnh lý rất phổ biến tại Việt Nam quanh năm dẫn tới tâm lý chủ quan phòng bệnh. Nếu người khỏe mạnh cần nêu cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với một số ghi nhớ dưới đây:

Viêm họng có lây không
Người khỏe mạnh bổ sung vitamin để tăng hệ miễn dịch
  • Tránh nguồn gây bệnh: Khi người thân, đồng nghiệp bị viêm họng bạn cần ngăn ngừa việc tiếp xúc gần với nguồn bệnh. Không nói chuyện gần hơn 1m hoặc hôn người bị bệnh. Đồng thời dừng ngay thói quen sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân. 
  • Tăng cường sức đề kháng: Đừng để tới khi có bệnh mới chữa bởi khí hậu Việt Nam thay đổi liên tục, không khí ngày càng ô nhiễm. Bản thân người khỏe mạnh cần tăng cường sức đề kháng của mình bằng cách: luyện tập thể thao, ăn uống lành mạnh, khoa học; hạn chế làm việc trong môi trường ô nhiễm… Ngoài ra đi khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp bạn biết được hiện trạng sức khỏe của mình như thế nào.

Một số biện pháp phòng ngừa lây lan viêm họng khác 

  • Cả người bệnh và người khỏe mạnh nên thiết lập thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày. 
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày 
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau tiếp xúc với nguồn bệnh.
Viêm họng có lây không
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ để tránh virus, vi khuẩn
  • Luôn giữ cơ thể ấm khi trời chuyển lạnh hoặc giai đoạn giao mùa.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, làm việc không căng thẳng
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tìm kiếm thêm những bài luyện tập thể thao lành mạnh, phù hợp.
  • Hạn chế hét to, nói lớn.

Tới đây chắc hẳn bạn đọc đều có thể trả lời cho câu hỏi “viêm họng có lây không”, đồng thời chuyên gia cũng cung cấp thêm kiến thức về con đường lây nhiễm và cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích chăm sóc bản thân và gia đình. 

Bài viết hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *