Viêm khớp ngón tay là gì? Điều trị bao lâu thì khỏi?

Viêm khớp ngón tay có thể gây đau, sưng và cứng khớp. Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay có thể liên quan đến chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp khác

Viêm khớp ngón tay là gì?

Khớp ngón tay là các khớp linh hoạt và thực hiện nhiều hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Điều này khiến các khớp ngón tay dễ bị viêm, sưng và cứng khớp. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm khớp.

Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến các ngón tay. Mỗi loại có nguyên nhân và biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu chung thường bao gồm gây đau đớn, mất chức năng và biến dạng xương khớp.

Có ba loại bệnh viêm khớp chính có thể gây viêm khớp ở các ngón tay, bao gồm:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp hay còn được gọi là viêm xương khớp, viêm khớp hao mòn, là loại viêm khớp xảy ra ở ngón tay phổ biến nhất. Ở người bệnh thoái hóa khớp, sụn khớp bị hao mòn, dẫn đến ma sát các xương, gây đau đớn, cứng khớp và viêm. Các khớp ở bàn tay thường rất dễ bị thoái hóa, đặc biệt là viêm khớp đốt ngón tay giữa và viêm khớp ngón tay cái, thường phổ biến ở gốc ngón cái.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý viêm khớp tự miễn có thể gây tổn thương và hủy hoại nhiều khớp khác nhau trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh khớp, gây viêm, sưng, đau và cứng khớp. Các khớp ở bàn tay thường rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các khớp ngón tay và gốc ngón tay.
  • Bệnh gout: Gout là tình trạng phát triển khi tích tụ các tinh thể axit uric bên trong các khớp. Thông thường, gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, gây sưng phù và đau đớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bàn tay, cổ tay, các khớp ngón tay và có thể gây viêm đau khớp ngón tay.

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay

Có nhiều nguyên nhân và tình trạng y tế khác nhau có thể dẫn đến viêm khớp ngón tay. Tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

 viêm khớp ngón tay cái
Thoái hóa tự nhiên và chấn thương khớp là nguyên nhân phổ biến gây viêm đau khớp ngón tay
  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng hao mòn khớp tự nhiên diễn ra theo quá trình lão hóa và phát triển trong nhiều năm. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp gây đỏ, nóng, đau và sưng khớp. Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp bất kỳ trong cơ thể, bao gồm các khớp ngón tay.
  • Tổn thương khớp: Các chấn thương như bong gân, gãy xương có thể gây tổn thương sụn khớp. Bên cạnh đó, ngay cả các chấn thương không gây tổn thương ở sụn khớp ngón tay cũng có thể gây thay đổi hoạt động bình thường của khớp và tăng nguy cơ viêm khớp.
  • Lệch khớp: Nếu các khớp ở ngón tay không thẳng hàng có thể dẫn đến ma sát, gây ra tổn thương, ảnh hưởng đến sụn và gây viêm khớp.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Giới tính nữ, theo các báo cáo thống kê, có 26% các đối tượng viêm khớp (bao gồm viêm đau khớp ở ngón tay) là nữ giới và 19.1% bệnh nhân là nam giới.
  • Tuổi cao hoặc thừa cân, béo phì. Các chất béo dư thừa trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ viêm khớp ở các ngón tay (mặc dù tình trạng này thường không phổ biến). Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể gần như có liên quan đến tất cả các loại viêm khớp. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác, chẳng hạn như tiểu đường.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp, đặc biệt là người mẹ.
  • Thực hiện các hoạt động lập lại nhiều lần. Những người có tính chất công việc tác động lặp lại nhiều lần ở ngón tay có thể dẫn đến tình trạng viêm xương khớp.

Dấu hiệu viêm khớp ngón tay

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp ngón tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

 viêm khớp ngón tay út
Viêm khớp ở tay có thể gây ảnh hưởng đến một số hoạt động bình thường
  • Sưng khớp ngón tay: Tình trạng viêm khớp dẫn đến tích tụ chất lỏng ở bao hoạt dịch và làm dày các mô khớp ở ngón tay. Điều này gây sưng các đốt ngón tay và người bệnh có thể cảm thấy mềm khi chạm vào.
  • Đau và cứng khớp: Người bệnh viêm khớp có thể cảm thấy đau cục bộ và cứng khớp ở các đốt ngón tay. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không hoạt động các khớp. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến một số hoạt động bình thường như sử dụng điện thoại, cài nút áo hoặc mở các nắp lọ, chai.
  • Đỏ da ngón tay: Viêm khớp có thể gây tích tụ chất lỏng bên dưới da. Điều này khiến da trở nên đỏ, căng và ấm áp khi chạm vào.
  • Viêm đối xứng: Tình trạng này thường phổ biến ở bệnh viêm khớp dạng thấp. Viêm có thể xảy ra ở hai bên bàn tay cũng một lúc, dẫn đến sưng, đau và hạn chế các chức năng ở tay.

Bệnh nhân bị viêm khớp ngón tay có thể xuất hiện các nốt hoặc cục u xung quanh các đốt ngón tay. Những đốt ngón tay này có thể trở nên to ra, sưng, cứng và gây biến dạng bàn tay.

Điều trị viêm khớp ngón tay như thế nào và mất bao lâu?

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng viêm khớp ngón tay. Do đó, các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng, giảm đau và hạn chế tối đa khả năng phát triển của bệnh. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Điều trị viêm khớp ngón tay nhằm mục tiêu kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị kế hoạch điều trị như:

đau khớp ngón tay
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc này có thể cải thiện các cơn đau, giảm viêm và sưng xung quanh khớp ngón tay. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây đau dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét. Do đó, trao đổi với bác sĩ về liều lượng an toàn khi sử dụng.
  • Bổ sung khoáng chất cần thiết: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung các khoáng chất xây dựng và bảo vệ sụn như glucosamine và chondroitin. Các chất bổ sung này được xem là an toàn và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng lâu dài, người bệnh nên trao đổi với  bác sĩ về các rủi ro có thể xảy ra.
  • Tiêm Cortisone: Cortisone là thuốc chống viêm tác dụng mạnh có thể được chỉ định điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiêm Cortisone thường xuyên có thể mang lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vật lý trị liệu: Liên hệ với một nhà vật lý trị liệu để lên kế hoạch luyện tập và phục hồi các chức năng khớp ngón tay.
  • Chườm nóng và lạnh: Tác dụng nhiệt độ có thể cải thiện tình trạng cứng cứng và tăng phạm vi hoạt động của các khớp.
  • Nẹp hoặc băng ngón tay: Điều này có thể giúp các khớp ngón tay thư giãn, nghỉ ngơi và ngăn ngừa các chuyển động không cần thiết. Việc nẹp các khớp cần được thực hiện trong một thời gian phù hợp để ngăn ngừa các cơn đau và không gây cứng khớp.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Cách chữa viêm khớp ngón tay giữa
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cải thiện các triệu chứng

Các loại phẫu thuật viêm khớp ở các ngón tay phổ biến bao gồm:

  • Hợp nhất ngón tay: Trong phẫu thuật này, bác sĩ nối liền các khớp xương bị ảnh hưởng lại với nhau. Sự hợp nhất có thể cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đến sự linh hoạt của khớp.
  • Thay khớp nhân tạo: Phẫu thuật thay thế khớp được chỉ định để điều trị viêm khớp ở người lớn tuổi hoặc những người ít vận động, vì các khớp này không được thiết kế để chịu lực. Thay thế khớp ngón tay nhân tạo có thể duy trì hoạt động khớp bình thường và không gây đau cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm khớp.

Phẫu thuật điều trị viêm khớp có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp ngón tay

Hiện tại không có cách điều trị cũng như phòng ngừa viêm khớp ngón tay. Trên thực tế, hầu hết các biện pháp điều trị đều nhằm mục tiêu cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể ngăn ngừa phát triển viêm khớp bằng cách thực hiện một số lợi khuyên bao gồm:

  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp và các bệnh lý xương khớp khác.
  • Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá. Điều này có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp và phòng ngừa các bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác.
  • Thực hiện các hoạt động thể dục thể thao và vận động an toàn, cố gắng tránh khỏi các chấn thương, té ngã.
  • Nếu công việc thường xuyên sử dụng linh hoạt các ngón tay (như nhân viên văn phòng, nhân viên nhập liệu), người bệnh nên dành thời gian để các ngón tay nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập giảm áp lực cho ngón tay.
  • Nếu công việc đòi hỏi đánh máy thường xuyên, người bệnh nên tham khảo các tư thế tốt hoặc thay thế bàn phím chuyên dụng có đêm cổ tay.
  • Duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên và thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh viêm khớp.

Viêm khớp ngón tay là bệnh lý mãn tính, không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *