Nổi bật với cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn, gìn giữ những giá trị tinh hoa YHCT, Xương khớp Đỗ Minh đã giúp bệnh nhân xương khớp khắp tỉnh thành cả nước hết bệnh, phục hồi vận động. [CHI TIẾT]

Đau Đầu Gối Nhưng Không Sưng – Coi Chừng Bệnh Khớp

Đau đầu gối nhưng không sưng có thể phát sinh khi người bệnh lười vận động, ngồi lâu một chỗ, đứng hoặc đi nhiều. Đối với trường hợp này,  người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác đau đầu gối nhưng không sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về khớp gối như thoái hóa khớp gối, lao khớp gối… Vì thế người bệnh cần đến bệnh viện để khám và điều trị.

Đau đầu gối nhưng không sưng
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng và cách khắc phục

Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?

Đau đầu gối nhưng không sưng có thể phát sinh từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như lười vận động, ngồi lâu một chỗ, đứng hoặc đi nhiều, nâng vật nặng không đúng cách. Ở trường hợp này, người bệnh có thể khắc phục cơn đau bằng các thay đổi thói quen sinh hoạt kết hợp với các bệnh biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm đau khớp gối và nhiều bệnh lý nghiêm trọng về khớp gối khác, cần được điều trị y tế để tránh biến chứng. Cụ thể như:

1. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch khớp gối bên trong có chứa dịch nằm ngay giữa xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Vai trò của bao hoạt dịch khớp gối là làm giảm sự ma sát và làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên khớp gối.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối thể hiện cho tình trạng bao hoạt dịch bị tổn thương, viêm kèm theo cảm giác đau nhức và gây ra nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc vận động.

Thông thường viêm bao hoạt dịch khớp gối gây đau nhưng không kèm theo sưng và không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, khớp gối của bạn có thể sưng to và cần được điều trị y tế.

Người bị viêm bao hoạt dịch khớp gối cần sớm đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị. Bởi nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể khiến người bệnh bị cứng khớp, dính khớp, khả năng di chuyển và vận động suy giảm. Lâu ngày dẫn đến teo cơ và tàn phế.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối
Viêm bao hoạt dịch khớp gối gây đau đầu gối nhưng không sưng

2. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến khớp gối đau nhức nghiêm trọng nhưng không sưng. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở những người có độ tuổi trung niên, người già và những người thường xuyên lao động nặng và có chế độ ăn uống thiếu canxi.

Tùy thuộc vào các giai đoạn tiến triển, thời gian phát bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà triệu chứng sẽ có các mức độ và biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn khởi phát: Ngay khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức tại vị trí này nhưng không kèm theo sưng. Cơn đau có thể xuất hiện ở mặt trong hoặc mặt trước của khớp gối. Ngoài ra khớp gối phát ra tiếng động lạo xạo khi người bệnh di chuyển hoặc co gối. Ơ giai đoạn khởi phát, cơn đau còn khá mơ hồ và thường chỉ thoáng qua.
  • Giai đoạn giữa: Đau nhức nhiều hơn mỗi khi người bệnh đi lại, vận động nhiều… Tuy nhiên cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra tình trạng co cứng khớp gối cũng có thể phát sinh sau khi nghỉ dậy hoặc khi ngồi lâu. Thông thường tình trạng co cứng sẽ kéo dài 30 phút khiến hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn tổn thương: Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc vận động khớp gối. Dịch gối ít khiến khớp gối bị khô, đồng thời phát ra tiếng kêu khi di chuyển, ngồi xuống hoặc, đứng lên. Ở giai đoạn này người bị thoái hóa khớp gối có thể sẽ không di chuyển, lên xuống cầu thang được.

3. Viêm gân bánh chè

Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân bánh chè. Bệnh lý này xảy ra khi đầu gối chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể ở những người thừa cân béo phì hoặc do vận động liên tục.

Viêm gân bánh chè có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người thường chơi thể thao hoặc phải di chuyển, vận động nhiều do tính chất của công việc.

Cơn đau phát sinh từ viêm gân bánh chè có tính chu kỳ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người bị có thể đau nhiều hay đau ít, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Mức độ đau nhức và tần suất xuất hiện của cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động gấp duỗi gối như ngồi xổm, leo cầu thang, chạy nhiều.

Nếu không sớm thăm khám, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như đứt gân cơ tứ đầu, đứt gân bánh chè.

viêm gân bánh chè
Đau đầu gối nhưng không sưng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân bánh chè

4. Bệnh gout giai đoạn đầu

Thông thường tình trạng đau nhức nghiêm trọng do bệnh gout gây ra sẽ xuất hiện đồng thời với triệu chứng viêm và sưng tấy ở khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên ở thời gian đầu, khi nồng độ acid uric chỉ mới vừa tăng lên, bệnh vừa khởi phát, tại đầu gối sẽ xuất hiện cảm giác đau nhưng không sưng.

Bệnh gout là một bệnh xương khớp phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh hình thành và phát triển khi nồng độ acid uric trong máu tăng bất thường. Trong thời gian này, các tinh thể muối urat sẽ di chuyển đến các khớp và lắng đọng tại những khu vực này. Từ đó khiến các triệu chứng phát sinh.

Nguyên nhân chính khiến nồng độ acid uric trong máu tăng bất thường và hình thành bệnh gout là do bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin nhưng cơ thể không thể đào thải hết ra ngoài.

Ngoài ra sử dụng quá nhiều rượu bia, chức năng thận suy yếu cũng được xác định là những yếu tố thúc đẩy bệnh hình thành và phát triển.

5. Bệnh lao khớp gối

Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng sẽ xuất hiện khi bạn mắc bệnh lao khớp gối. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm và những tổn thương lao khu trú ở khớp gối. Lao khớp gối là một dạng bệnh thứ phát sau khi bệnh lao sơ nhiễm xuất hiện.

Tình trạng đau nhức đầu gối là triệu chứng ban đầu và cũng là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lao khớp gối. Cơn đau thường nặng nề hơn khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Tuy nhiên triệu chứng này thường có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Vì thế người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau xuất hiện nhiều hơn vào ban ngày .

Đối với trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát, cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện mà không kèm theo tình trạng sưng khớp. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, tình trạng sưng khớp gối sẽ xuất hiện và khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

Lao khớp gối
Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng sẽ xuất hiện khi bị lao khớp gối

Cách biện pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng

Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng xảy ra do nhiều vấn đề, bệnh lý khác nhau. Chính vì thế việc chẩn đoán dựa trên tổn thương thực thể và triệu chứng lâm sàng thường cho ra kết quả chẩn đoán sai lệch. Từ đó khiến quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, bệnh nhanh chóng phát triển và chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn.

Sau khi kiểm tra tổn thương thực thể và triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Chụp X-quang: Kết quả chụp X-quang giúp bác sĩ chuyên khoa xác định những tổn thương phần mềm, hẹp xương, gai xương, tình trạng có dịch khớp gối.
  • Chụp CT: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chuyên khoa đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và tổn thương xương khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng cho ra hình ảnh rõ nét và đạt hiệu quả cao trong quá trình chẩn đoán các bệnh xương khớp. Trong trường hợp hình ảnh chụp X-quang không thể xác định được các bệnh lý tiềm ẩn hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Xạ hình xương: Kết quả xạ hình xương cho phép bác sĩ đánh giá toàn bộ những vấn đề xảy ra ở hệ thống xương. Đồng thời giúp phát hiện nhiều bệnh lý xương khớp tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm khác có thể được thực hiện gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm hệ miễn dịch giúp phát hiện bệnh bệnh gout nếu nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng là do bệnh lý này gây ra.

Cách xử lý khi bị đau đầu gối nhưng không sưng

Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng thường xảy ra do thói quen sinh hoạt không phù hợp. Tuy nhiên tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến khớp gối.

Vì thế tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương xương khớp và mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị đau đầu gối nhưng không sưng ở mỗi người không giống nhau.

Đối với những trường hợp nhẹ, cơn đau phát sinh do thói quen sinh hoạt không phù hợp hoặc vừa khởi phát, người bệnh có thể xử lý tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thảo dược thiên nhiên kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà.

1. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Người bệnh có thể khắc phục tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng bằng một số loại thảo dược thiên nhiên sau:

Cách chữa đau đầu gối không kèm sưng bằng ngải cứu

Tác dụng:

  • Chống viêm
  • Điều hòa khí huyết, cải thiện quá trình tuần hoàn máu
  • Kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại
  • Làm dịu nhanh tình trạng đau nhức xương khớp
  • Thư giãn khớp gối, giãn cơ xương.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu tươi
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu tươi
  • Tiếp tục ngâm và rửa lá ngải cứu trong thau nước muối loãng, vớt nguyên liệu ra ngoài và để ráo nước
  • Cho lá ngải cứu vào cối và giã cho hơi nát
  • Sao nóng lá ngải cứu cùng với một ít muối hạt
  • Bọc hỗn hợp trong một miếng vải mỏng
  • Để  nguội bớt và chườm trực tiếp lên gối khoảng 20 phút
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày
  • Sau 3 ngày áp dụng cách chữa đau đầu gối không kèm sưng bằng ngải cứu, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa đau đầu gối không kèm sưng bằng ngải cứu
Cách chữa đau đầu gối không kèm sưng bằng ngải cứu

Cách dùng lá lốt điều trị đau đầu gối không kèm sưng

Tác dụng:

  • Giảm viêm, cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối
  • Làm giảm nguy cơ co cứng khớp gối
  • Cải thiện khả năng vận động và di chuyển của người bệnh
  • Kích thích quá trình lưu thông máu.

Nguyên liệu:

  • 200 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt
  • Tiếp tục ngâm và rửa lá lốt cùng với nước muối loãng
  • Dùng ta vò sơ lá lốt, sau đó cho vào ấm cùng 1 lít nước
  • Thực hiện đun sôi thuốc trong 30 phút
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc, không sử dụng bã
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
  • Người bệnh kiêng trì áp dụng cách dùng lá lốt điều trị đau đầu gối không kèm sưng mỗi ngày trong 5 ngày.

Cách sử dụng thiên niên kiện điều trị đau đầu gối không kèm sưng

Tác dụng:

  • Tinh dầu của thiên niên kiện có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, lưu thông huyết mạch
  • Mạnh gân cơ, cải thiện chức năng xương khớp
  • Phù hợp với những người bị viêm khớp gối, tê mỏi tay chân, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh tọa.

Nguyên liệu:

  • Thiên niên kiện
  • Rượu trắng.
  • Dây đau xương
  • Quế
  • Ngưu tất
  • Hy thiêm.

Thực hiện cách 1:

  •  Rửa sạch rễ thiên niên kiện tươi
  • Cho nguyên liệu vào cối và giã nát
  • Cho toàn bộ rễ thiên niên kiện vào lọ thủy tinh
  • Rót ngập rượu và tiến hành ngâm trong 7 ngày
  • Khi cần thì lấy một lượng vừa đủ rượu thuốc thoa lên đầu gối, sau đó sử dụng hai tay nhẹ nhàng xoa bóp
  • Dùng thuốc rượu xoa bóp đầu gối bị đau từ 2 – 3 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Rửa sạch 12 gram thiên niên kiện, 6 gram dây đau xương, 6 gram hy thêm, 6 gram ngưu tất, 6 gram quế
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sách cùng với 600ml nước lọc còn 200ml nước thuốc
  • Tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc và bỏ bã
  • Chia nước thuốc thành 2 phần và uống trong ngày.

Để cải thiện triệu chứng, người bệnh cần kiên trì áp dụng cách sử dụng thiên niên kiện điều trị đau đầu gối không kèm sưng mỗi ngày trong 5 ngày.

Cách sử dụng thiên niên kiện điều trị đau đầu gối không kèm sưng
Cách sử dụng thiên niên kiện điều trị đau đầu gối không kèm sưng

Cách trị đau đầu gối không kèm sưng bằng lá đu đủ và muối

Tác dụng:

  • Làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ đau nhức ở khớp gối
  • Cải thiện tình trạng viêm sưng, co cứng khớp
  • Cải thiện khả năng di chuyển và vận động
  • Giúp xương khớp được thư giãn.

Nguyên liệu:

  • Muối hạt
  • Lá đu đủ tươi.

Cách thực hiện:

  • Cho muối hạt vào chảo và thực hiện sao nóng
  • Bọc muối hạt trong một túi vải nhỏ
  • Lá đu đủ tươi rửa sạch và để ráo
  • Lót lá đu đủ tươi lên đầu gối, sau áp túi vải chứa muối hạt lên khu vực bị đau
  • Giữ nguyên túi vải trên đầu gối cho đến khi nguội
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Sau 3 ngày áp dụng cách trị đau đầu gối không kèm sưng bằng lá đu đủ và muối, người bệnh sẽ nhận thấy cơ đau thuyên giảm đáng kể.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số biện pháp chăm sóc dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng:

Biện pháp chườm nóng

Để cải thiện tốt tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh nên áp dụng biện pháp chườm nóng ngay khi cơn đau xuất hiện. Nhiệt độ cao từ biện pháp này sẽ giúp xương khớp thư giãn, kéo giãn mạch và cải thiện lưu lượng máu di chuyển đến các cơ xương. Từ đó giúp người bệnh giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra nhờ khả năng kéo giãn mạch và thư giãn xương khớp, biện pháp chườm nóng còn giúp người bệnh phòng ngừa và cải thiện tình trạng co cứng khớp. Đồng thời cải thiện khả năng di chuyển và đi lại của bệnh nhân.

Để thực hiện bạn cần sử dụng bình thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn ấm áp trực tiếp lên những khu vực khó khớp bị sưng đau. Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện.

Biện pháp chườm lạnh

Tương tự như chườm nóng, biện pháp chườm lạnh cũng rất phù phù hợp cho những người bị đau khớp gối nhưng không có biểu hiện sưng và không kèm theo tình trạng co cứng khớp. Nhiệt độ thấp từ biện pháp này sẽ giúp người bệnh gây tê và giảm đau tại chỗ. Đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị tình trạng sưng viêm.

Để thực hiện biện pháp chườm lạnh, người bệnh sử dụng một túi vải chứa túi lạnh áp trực tiếp lên những khu vực có khớp bị đau. Thực hiện 2 – 4 lần/ngày hoặc khi có cơn đau, mỗi lần từ 10 – 20 phút.

Massage khớp gối

Massage khớp gối là biện pháp đơn giản có khả năng cải thiện tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Bởi việc sử dụng lòng bàn tay và ngón tay massage xương khớp với lực phù hợp sẽ giúp dây chằng, cơ và xương đầu gối được thư giãn. Đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu giúp nuôi dưỡng sụn khớp, rút ngắn thời gian làm lành tổn thương.

Người bệnh sử dụng một ít dầu nóng hoặc dầu tràm trà thoa lên khu vực có khớp bị đau. Sau đó sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay xoa đều, massage khớp xoay vòng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời nắn và bóp nhẹ từ 5 – 10 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Massage khớp
Massage khớp là biện pháp đơn giản có khả năng cải thiện tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược thiên nhiên điều trị đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt không phù hợp và áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh để khắc phục tình trạng đầu gối nhưng không sưng. Đồng thời phòng ngừa cơn đau tái phát và phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Nghỉ ngơi, thư giãn

Ngay khi cơn đau khớp gối xuất hiện người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh di chuyển và vận động mạnh. Bởi biện pháp này có thể giúp bạn giảm căng thẳng và áp lực cho đầu gối. Đồng thời giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức.

Ngoài ra, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc gắng sức, không mang vác vận nặng hoặc bưng bê vật cồng kềnh không đúng cách. Kết hợp với kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì. Bởi đây đều là những thói quen sinh hoạt xấu, gây ra nhiều áp lực cho xương khớp dẫn đến đau.

Ngủ đủ giấc

Kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 90% tế bào và năng lượng của cơ thể sẽ hồi phục khi bạn chìm vào giấc ngủ. Chính vì thế việc ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quá trình làm lành tổn thương ở đầu gối diễn ra nhanh hơn. Từ đó phòng ngừa và cải thiện cơn đau hiệu quả.

Theo các chuyên khoa, trung bình mỗi ngày bạn nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng, không thức khuya để tránh thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp và gây bệnh.

Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao

Để giảm đau, cải thiện độ dẻo dai và sự linh hoạt cho xương khớp, người bệnh nên tăng cường vận động và duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao.

Mỗi ngày, bạn nên dành từ 30 – 45 phút để đi lại hoặc luyện tập với những bộ môn thể thao đơn giản như yoga, bơi lội để cải thiện chức năng vận động của khớp gối, giảm co cứng khớp. Đồng thời giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành khớp hư tổn, cải thiện độ dẻo dai và sự linh hoạt cho xương khớp.

Đối với những người có công việc buộc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, người nên đi lại và vận động nhẹ mỗi 1 – 2 giờ làm việc. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa cơn đau và tình trạng co cứng khớp phát sinh hoặc tiến triển theo chiều hướng xấu.

Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối

Để giảm trọng lực lên hệ xương khớp, phòng ngừa và điều trị đau nhức, người bệnh nên duy trì trọng lượng cơ thể cân đối, không quá gầy cũng không quá béo.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Những người bị đau đầu gối nhưng không sưng cần điều chỉnh và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ cần thiết cho cơ thể và hệ cơ xương khớp.

Đặc biệt người bệnh nên tăng cường bổ sung thực giàu canxi, axit béo omega-3 và vitamin D vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương xương khớp, giảm đau, phòng ngừa tình trạng co cứng khớp. Đồng thời giúp người bệnh giảm khó khăn trong vận động, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa thoái hóa xương khớp sớm và bệnh loãng xương.

Ngoài ra những người bị đau đầu gối nhưng không sưng cần ngừng hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và chất kích thích. Bên cạnh đó bạn cần tránh ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp chứa chất bảo quản.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Người bị đau đầu gối nhưng không sưng cần điều chỉnh và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp

4. Thăm khám và điều trị y tế

Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân bị đau đầu gối nhưng không sưng do bệnh lý và vấn đề ở xương khớp gây ra, người bệnh cần sớm đếm chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra, chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý và phòng ngừa rủi ro, biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế khi nhận thấy khớp gối xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:

  • Tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng kéo dài trên 5 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn mặc dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
  • Cơn đau phát sinh ở mức độ nghiêm trọng khiến khả năng vận động và di chuyển của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
  • Đau thường xuyên kèm theo tình trạng co cứng khớp vào mỗi buổi sáng, khớp gối phát ra tiếng kêu, viêm và đỏ khớp
  • Cơn đau lan rộng và phát sinh thêm tình trạng sưng khớp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và cho bạn áp dụng một phác đồ điều trị thích hợp. Từ đó khắc phục tình trạng đau nhức và phòng ngừa rủi ro không mong muốn.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *