Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Viêm Khớp Dạng Thấp Và Thoái Hóa Khớp – So Sánh, Phân Biệt

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai loại viêm khớp phổ biến có thể gây đau, cứng khớp. Mặc dù một số dấu hiệu nhận biết có thể giống nhau nhưng nguyên nhân và các phương pháp điều trị hoàn toàn khác nhau.

viêm đa khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp để có biện pháp xử lý phù hợp

Tổng quan về viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau và các bệnh có liên quan. Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai loại phổ biến nhất, thoái hóa khớp thường phổ biến hơn viêm khớp dạng thấp.

Cả viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều có thể gây viêm ở khớp, nhưng viêm khớp dạng thấp gây viêm nhiều hơn. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp được gọi là viêm đa khớp và có xu hướng ảnh hưởng ở các khớp đối xứng hai bên cơ thể. Trong khi đó, thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến một vài khớp nhất định và thường chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể.

Sự khác biệt cơ bản của viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp thường bao gồm:

– Viêm khớp dạng thấp:

  • Loại bệnh: Bệnh tự miễn dịch xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô và tế bào ở khớp.
  • Triệu chứng cơ bản: Gây đau, sưng, hạn chế phạm vi hoạt động, mệt mỏi, sốt và mất năng lượng.
  • Vị trí: Xuất hiện ở các khớp đối xứng như tay và mắt cá chân.
  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng: Thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối sau các hoạt động trong ngày.
  • Độ tuổi: Phổ biến trong độ tuổi 30 – 50
  • Tỷ lệ mắc bệnh: Khoảng 0.5 – 2% dân số thế giới có các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai loại viêm khớp phổ biến

– Thoái hóa khớp:

  • Loại bệnh: Bệnh viêm khớp do hao mòn, thoái hóa sụn khớp.
  • Triệu chứng cơ bản: Cứng khớp, đau và hạn chế phạm vi hoạt động.
  • Vị trí bệnh: Thường phổ biến ở các khớp chịu trọng lượng như đầu gối, cổ, vai, hông.
  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng: Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng vào buổi chiều tối, sau các hoạt động trong ngày và được cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Độ tuổi: Phổ biến người độ tuổi trung niên đến người lớn tuổi.
  • Tỷ lệ mắc bệnh: Ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới và 80% các trường hợp bệnh được chẩn đoán là thoái hóa khớp gối.

Sự khác biệt cơ bản và quan trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là loại bệnh. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn trong khi thoái hóa khớp là bệnh hao mòn sụn khớp theo thời gian. Để phân biệt chính xác hai loại bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn.

Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là hai loại viêm khớp phổ biến. Các dấu hiệu phổ biến đều bao gồm gây đau và tổn thương khớp nhưng nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị thường không giống nhau.

Để phân biệt hai bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản như:

1. Nguyên nhân gây bệnh

Khớp chứa các mô sụn bảo vệ và ngăn ngừa ma sát giữa các xương. Các bệnh viêm khớp có thể làm tổn thương hoặc hư hỏng các mô sụn này. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

– Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh bên trong khớp.

Các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, di truyền học và các yếu tố tác động của môi trường, bao gồm nhiễm virus hoặc hút thuốc là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:

  • Là phụ nữ
  • Trên 40 tuổi
  • Có lịch sử gia đình viêm khớp dạng thấp
  • Hút thuốc
  • Nhiễm virus
  • Hút thuốc lá
so sánh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng đến các khớp lớn và chịu lực trong cơ thể

– Thoái hóa khớp:

Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo thời gian, khi các sụn khớp bảo vệ hao mòn và các xương ma sát vào nhau. Sự hao mòn này có thể liên quan đến các chuyển động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như trong các hoạt động thể thao, gây áp lực lên các khớp.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi tác cao
  • Béo phì
  • Từng bị chấn thương trong quá khứ
  • Tính chất nghề nghiệp liên quan đến các chuyển động lặp lại nhiều lần
  • Di truyền
  • Có xương biến dạng do tác động hoặc dị tật bẩm sinh

2. Dấu hiệu nhận biết

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp có một số triệu chứng chung như:

  • Đau và cứng khớp
  • Sưng (thường nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp)
  • Hạn chế khả năng vận động và di chuyển các khớp
  • Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn vào buổi sáng

Mặc dù các triệu chứng thường rất khó phân biệt nhưng viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp có một số đặc điểm riêng như:

phân biệt Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Các triệu chứng viêm khớp thường tượng tự và dễ nhầm lẫn

– Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cơ thể bao gồm mắt, phổi và tim. Các dấu hiệu ban đầu thương bao gồm:

  • Cứng khớp và đau, thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng và kéo dài khoảng 30 phút
  • Sốt nhẹ, đặc biệt là ở trường hợp viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi quá độ

Trong các giai đoạn nghiêm trọng, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các khối u cứng ở dưới da gần các khớp. Khối u này được gọi là nốt thấp khớp và có thể gây đau đớn.

– Thoái hóa khớp:

Các dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp và cơ, không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Các dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Đau và cứng khớp, thường phổ biến vào buổi sáng và kéo dài suốt cả ngày
  • Sưng khớp
  • Có âm thanh khi di chuyển các khớp
  • Mất sự kết hợp hoặc các khớp chuyển động không linh hoạt

3. Biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra lịch sử y tế của bệnh nhân, các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm máu để tìm sự hiện diện của các kháng thể chống viêm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm bệnh lý xương khớp có liên quan.

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp bao gồm kiểm tra các triệu chứng và lịch sử bệnh án của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra thể chất, xét nghiệm dịch khớp, chụp X-quang và MRI để kiểm tra tình trạng ở các sụn khớp.

4. Biện pháp điều trị

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cần thực hiện sớm để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai. Không có biện pháp điều trị dứt điểm hai loại bệnh viêm khớp này, mục tiêu điều trị thường bao gồm giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và cải thiện các chức năng thể chất.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thường không giống nhau.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

– Viêm khớp dạng thấp:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hỗ trợ giảm đau và chống viêm.
  • Corticosteroid được chỉ định để chống viêm cho trường hợp nghiêm trọng và hỗ trợ điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) hoặc các loại thuốc sinh học để làm chậm ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Acetaminophen có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng không thể chống viêm.

– Thoái hóa khớp:

  • Kem bôi, gel hoặc miếng dán để giảm đau tại chỗ.
  • Acetaminophen có tác dụng giảm đau.
  • Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine có thể cải thiện các cơn đau mãn tính.
  • Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.
  • Vật lý trị liệu tăng cường cơ bắp và cải thiện các chức năng

Trong các trường hợp đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc Opioid để giảm đau. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây nghiện, đau dạ dày, táo bón và một số tác dụng phụ khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là tình trạng mãn tính gây đau và cứng khớp. Cả hai điều kiện có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nếu không được điều trị thích hợp.

Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh nên tham khảo các biện pháp phòng ngừa để hạn chế các rủi ro liên quan. Các biện pháp phòng ngừa phổ biến bao gồm:

– Giảm cân:

Khi bị viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp, việc đạt được cân nặng khỏe mạnh là điều tương đối quan trọng.

Trọng lượng cơ thể có thể gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và lưng dưới, điều này khiến tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh đó khi bị viêm khớp dạng thấp, ngoài việc giảm áp lực lên khớp, giảm cân cũng có thể hạn chế các triệu chứng và làm chậm ảnh hưởng của bệnh đến hệ thống cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp:

Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều loại thực phẩm chống viêm có thể cải thiện các triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp bao gồm:

  • Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá hồi
  • Một số loại gia vị chống viêm như tỏi, gừng
  • Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, quả anh đào và nho.
  • Các loại rau như bông cải xanh, rau bina.
  • Dầu thực vật như dầu ô liu.

– Ngưng hút thuốc lá:

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân và tác nhân có thể gây viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, khói thuốc lá cũng khiến bệnh thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Do do, bỏ thuốc lá có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp cai nghiện.

Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp có thể điều trị cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng. Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu người bệnh gặp các triệu chứng hoặc nghi ngờ bệnh viêm khớp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *