Bị Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Khoai Lang Không, Tại Sao?

Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra để có thể xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được công dụng của khoai lang đối với hệ tiêu hóa và giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Khoai lang có tác dụng rất tối đối với hệ tiêu hóa, có khả năng cải thiện bệnh viêm đại tràng
Khoai lang có tác dụng rất tối đối với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng lớp lót bên trong niêm mạc của đại tràng bị viêm nhiễm do sự tấn công của các tác nhân gây hại. Đại tràng hay còn được gọi là ruột già, đây là cơ quan có vai trò chứa chất cặn bã của thức ăn sau khi tiêu hóa ở ruột non, sau đó biến chúng thành phân và thải ra bên ngoài. Vì đại tràng là nơi đào thải phân nên đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh.

Bệnh viêm đại tràng thường gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa thì theo mức độ viêm nhiễm. Ở những trường hợp bệnh nhẹ, chức năng bảo vệ của lớp niêm mạc đại tràng bị yếu dần và dễ chảy máu. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, vùng tổn thương sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, hình thành nên các viêm loét gây sưng và xuất huyết, đôi khi là hình thành nên những ổ áp-xe nhỏ bên trong thành đại tràng.

Đây là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm, vì vậy khi nghi ngờ bản thân bị viêm đại tràng bạn nên thăm khám và tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng có vai trò rất quan trọng đến quá trình điều trị bệnh. Lúc này người bị viêm đại tràng nên ưu tiên lựa chọn và bổ sung các loại thực phẩm lành tính giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất vào thực đơn ăn uống hàng ngày, điều này sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Chuyên gia cho biết, khoai lang là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa mà người bị viêm đại tràng không nên bỏ qua. Ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền cho biết, khoai lang có vị ngọt và tính bình, nếu thường xuyên bổ sung cho cơ thể sẽ có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể, lợi mật,… Đối với những người bị viêm đại tràng, khi sử dụng khoai lang sẽ có tác dụng đẩy lùi phản ứng viêm tại cơ quan này, từ đó tình trạng viêm sưng và đau thắt sẽ giảm dần.

Hệ thống phòng khám Thuốc dân tộc khang trang
Với trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững cùng kinh nghiệm nhiều năm điều trị, các chuyên gia, bác sĩ YHCT hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân đại tràng trên cả nước, nhận được sự tin tưởng, yêu quý và phản hồi rất tốt. Hãy tìm hiểu thông tin ngay để biết cách liên hệ khi cần thiết.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và tìm thấy, trong khoai lang chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, protein, tinh bột, glucose, potassium, beta carotene, hơn 10 loại khoáng chất và yếu tố vi lượng khác. Những chất này có khả năng tạo nên một lớp màng bọc bên trên lớp niêm mạc, giúp bảo vệ thành đại tràng khỏi các tác nhân gây hại từ đó làm giảm tổn thương ở lớp niêm mạc.

Đặc biệt, thành phần Choline trong khoai lang còn có khả năng chống viêm rất tốt, nếu người bị bệnh sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi phản ứng viêm bên trong đại tràng. Loại thực phẩm này còn chứa các nhóm chất batafoside có khả năng chống lại các loại vi khuẩn và nấm gây hại đến đường ruột. Bên cạnh đó, thành phần vitamin và khoáng chất trong khoai lang còn có khả năng bồi bổ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây hại và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Hàm lượng chất xơ trong khoai lang ra khá cao, nếu tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, từ đó hạn chế nguy cơ táo bón xảy ra. Một vài nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, trong khoai lang chứa một loại protein có khả năng ức chế hoạt động của protease, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Hướng dẫn sử dụng khoai lang chữa viêm đại tràng

Cách sử dụng khoai lang để cải thiện bệnh viêm đại tràng rất đơn giản, bạn có thể nấu chín và sử dụng sau bữa ăn trưa. Hấp cách thủy là phương pháp làm chín khoai tốt hơn so với luộc, cách này sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng trong khoai không bị mất đi quá nhiều.

Để khắc phục tình trạng ngấy do ăn khoai lang hấp trong thời gian dài, bạn có thể đa dạng cách sử dụng khoai lang bằng cách chế biến thành các món ăn bổ dưỡng để dùng trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ khoai lang người bệnh có thể tham khảo:

Người bệnh có thể hấp khoai lang để dùng sau bữa ăn trưa
Người bị viêm đại tràng có thể hấp khoai lang để dùng sau bữa ăn trưa

Cháo khoai lang tốt cho người bị viêm đại tràng

– Nguyên liệu:

  • 200 gram khoai lang đỏ tươi
  • 100 gram gạo tẻ

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang cho vào thau nước dùng bàn chải chà nhẹ nhàng bên ngoài để làm sạch hoàn toàn lớp đất bám quanh, sau đó rửa sạch lại với nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo. Dùng dao thái khoai lang thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Gạo tẻ đem vo sơ với nước để làm sạch bụi bẩn rồi cho vào nồi, đổ thêm vào khoảng 1,5 lít nước. Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở đều.
  • Khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai lang vào nấu chung, khi khoai đã chín nhừ thì tắt bếp là có thể sử dụng.
  • Người bệnh có thể nêm nếm cháo khoai lang mặn hoặc ngọt tùy thuộc vào sở thích của bản thân.
  • Nên sử dụng cháo khoai lang khi còn nóng để giữ nguyên độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Canh khoai lang hầm xương

– Nguyên liệu:

  • 500 gram khoai lang vỏ đỏ ruột vàng
  • 300 gram xương heo

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem thái thành miếng nhỏ vừa ăn. Xương lợn sau khi mua về đem đi rửa sạch, chặt khúc ngắn rồi ướp với một ít gia vị.
  • Cho xương lợn vào nồi cùng với lượng nước vừa phải, bắc bên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi chín nhừ thì cho khoai lang vào hầm chung.
  • Nấu cho đến khi tất cả các nguyên liệu đã chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể cho thêm vào một ít hành lá giúp làm tăng hương vị của món ăn.
  • Múc canh ra tô và sử dụng chung với cơm khi còn nóng để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Khi chế biến món canh này bạn có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác giúp đa dạng giá trị dinh dưỡng của món ăn như khoai tây, cà rốt, khoai sọ,…

Canh khoai lang hầm sườn là món ăn hỗ trợ cải thiện bệnh viêm đại tràng
Canh khoai lang hầm sườn là món ăn hỗ trợ cải thiện bệnh viêm đại tràng

Canh khoai lang hầm cá quả

– Nguyên liệu:

  • 1 con cá quả nhỏ
  • 500 gram khoai lang
  • 1 củ nghệ tươi

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang đem đi gọt bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch phần mủ, vớt ra để cho ráo nước rồi thái miếng vừa ăn. Nghệ tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cho vào cối giã nát.
  • Cá quả đem đánh vảy, mổ bụng để loại bỏ phần ruột, dùng muối chà xát vào thân cá giúp loại bỏ phần nhớt và mùi tanh của cá. Sau đó rửa cá qua nhiều lần nước để làm sạch hoàn toàn.
  • Dùng dao cắt cá thành từng khúc ngắn, ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút.
  • Cho khoai lang, cá lóc và nghệ tươi vào nồi hầm chung với nhau, đun trên lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu trên chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Sử dụng canh khoai lang hầm cá quả chung với cơm khi còn nóng, không nên dùng khi canh nguội vì cá có mùi tanh sẽ hơi khó ăn.

Chè khoai lang – món ăn vặt tốt cho người viêm đại tràng

– Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai lang
  • Bột bán
  • Nước cốt dừa
  • Hương vani
  • Đường cát

– Cách thực hiện:

  • Khoai lang gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi cắt thành khúc ngắn. Đem khoai đi hấp cách thủy cho đến khi chín mềm thì lấy ra.
  • Lấy 1/4 lượng khoai hấp chín trên cho vào bát dùng thìa nghiền nhuyễn, sau đó đổ một ít nước cốt dừa và ít đường cát vào khuấy đều tay cho đến khi tan hết.
  • Cho một ít bột báng vào nồi đun cho đến khi nở to thì tắt bếp, chắt bỏ phần nước rồi đem đi ngâm với nước lạnh. Ngâm trong khoảng 5 phút thì vớt ra để riêng.
  • Cho khoai hấp chín, bột báng, đường và hỗn hợp khoai nước cốt dừa vào nồi, đổ vào một lượng nước vừa phải rồi bắt lên bếp đun sôi.
  • Khi chè sôi lên thì vớt bỏ phần bọt bên trên, nếm xem chè có vị ngọt vừa hay chưa sau đó tắt bếp.
  • Bạn có thể sử dụng món chè khoai lang khi còn nóng hoặc ăn lạnh đều có thể được.
Chè khoai lang là món ăn vặt có tác dụng rất tốt đối với người bị viêm đại tràng
Chè khoai lang là món ăn vặt có tác dụng rất tốt đối với người bị viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng cần lưu ý gì khi ăn khoai lang?

Khoai lang là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với những người đang gặp các vấn đề hệ hệ tiêu hóa, trong đó có những người bị viêm đại tràng. Tuy nhiên, khi sử dụng cải thiện tình trạng bệnh thì bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn:

  • Thời điểm ăn khoai lang giúp mang lại hiệu quả tốt nhất là buổi trưa, vì hàm lượng dưỡng chất có trong khoai phải cần từ 4 – 5 tiếng cơ thể mới hấp thu hết. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy duy trì thói quen ăn thêm một củ khoai lang luộc vào bữa ăn trưa.
  • Không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể rất ít vận động, hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang khi nạp vào cơ thể sẽ khiến đường ruột khó tiêu hóa hết và dễ dẫn đến triệu chứng đầy hơi chướng bụng khi đi ngủ.
  • Khoai lang gần như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng bên trong cơ thể, tốt nhất bạn chỉ nên dùng từ 200 – 300 gram/ngày. Bên cạnh đó, trong khoai có chứa khá nhiều oxalate là tác nhân gây ra sỏi thận, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên tiêu thụ với hàm lượng quá nhiều để tránh hình thành nên sỏi thận canxi oxalate.
  • Không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói, hàm lượng đường trong khoai lang khá cao có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và gây ra triệu chứng đầy hơi, nóng ruột, ợ chua. Khoai lang và quả hồng là hai thực phẩm kiêng kỵ nhau, nếu người bệnh sử dụng kết hợp với nhau sẽ gây kết tủa và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Khoai lang chỉ thích hợp sử dụng cho những người bị viêm đại tràng gây táo bón, còn những người bị tiêu chảy thì không nên sử dụng. Vì hàm lượng chất xơ cao trong nhóm thực phẩm này có thể kích thích nhu động ruột khiến triệu chứng tiêu chảy trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Khoai lang ruột vàng có chức năng chính là bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, còn khoai lang ruột trắng sẽ có tác dụng giải cảm và chữa táo bón. Dựa vào tác dụng của từng loại khoai lang bạn hãy chọn mua và sử dụng sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
  • Người bệnh cần chú ý nấu chín kỹ khoai lang trước khi sử dụng để phá hủy hoàn toàn chất men có bên trong thực phẩm. Nếu hàm lượng chất men này đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa và gây ra triệu chứng đầy bụng, chướng bụng.
  • Cẩn thận khi sử dụng khoai lang hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cho những người bị mắc bệnh tiểu đường và các bệnh lý về thận. Tuyệt đối không dùng khoai lang có đốm đen để tránh gây tổn thương đến gan, khi chế biến cần gọt bỏ phần khoai bị sùng và không nên dùng khoai có mầm.
  • Tốt nhất người bệnh nên chọn mua và sử dụng những củ khoai lang mới đào vì chúng có chứa hàm lượng dưỡng chất tốt hơn. Trong vỏ khoai cũng có hàm lượng vitamin và khoáng chất rất cao, vì vậy bạn không nên gọt bỏ phần vỏ này khi chế biến. Hãy sử dụng đan xen khoai lang và cơm một cách khoa học, tuyệt đối không được dùng khoai thay thế hoàn toàn cho cơm trắng.
  • Bên cạnh việc xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa. Điều này giúp bạn có thể kiểm soát được mức độ tiến triển của bệnh, ngăn ngừa viêm đại tràng chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng không mong muốn.
Người bệnh nên chọn mua và sử dụng khoai lang tươi, không bị mọc mầm xung quanh
Người bệnh nên chọn mua và sử dụng khoai lang tươi, không bị mọc mầm xung quanh

Như vậy, khoai lang là thực phẩm có tác dụng rất tốt đến cơ quan tiêu hóa mà người bị viêm đại tràng nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Ở những trường hợp bệnh nhẹ người bệnh có thể tự cải thiện tình trạng bệnh bằng cách hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học. Nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng thì bạn nên đi thăm khám kết hợp điều trị chuyên khoa mới có thể mang lại hiệu quả khả quan.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *