Viêm Đại Tràng Cấp Tính Là Gì? Triệu Chứng & Cách Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng dẫn đến đau bụng đột ngột, tiêu chảy và một số triệu chứng liên quan khác. Bệnh diễn biến nhanh chóng, có khả năng gây mất nước và chất điện giải. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây trụy tim mạch và tử vong.
Viêm đại tràng cấp tính là gì?
Đại tràng hay ruột già, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa với chức năng tích trữ các chất thải và đưa ra khỏi cơ thể. Viêm đại tràng là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng viêm hoặc tổn thương ở đại tràng.
Viêm đại tràng cấp là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng dẫn đến các triệu chứng một cách đột ngột và nhanh chóng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường ảnh hưởng đến người cao tuổi. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng này có thể phát triển thành mãn tính và dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Trong các trường hợp viêm đại tràng cấp nghiêm trọng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như tăng nhu động ruột mỗi ngày, chảy máu trực tràng lớn, nhịp tim nhanh. Tình trạng này có thể gây viêm đại tràng cấp nặng và tăng nguy cơ tử vong lên đến 24%.
Viêm đại tràng cấp tính có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. Chẩn đoán và điều trị kịp lúc là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính. Theo một số thống kê, các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:
- Ngộ độc thực phẩm: Thường có liên quan đến vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong trường hợp này, các triệu chứng thường xuất hiện ngay lập tức trong vòng 12 – 72 giờ. Tuy nhiên, đôi khi một số người bệnh có thể mất vài tuần để xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm đại tràng do ký sinh trùng hoặc nhiễm vi khuẩn Hp.
- Thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm: Bệnh viêm đại tràng cấp thường có liên quan chặt chẽ với các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong một trường thường có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Do đó, nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm hoặc nguồn nước nhiễm bẩn có thể dẫn tình trạng viêm đại tràng.
- Thuốc kháng sinh: Một số người cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn bên trong hệ thống tiêu hóa và một số loại vi khuẩn khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn gọi là Clostridium Difficile. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm đại tràng cấp tính.
- Xạ trị: Thuốc xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư thông qua bức xạ khác có thể gây ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn trong cơ thể. Tình trạng này làm tăng nguy cơ viêm đại tràng.
- Thiếu máu cục bộ: Một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể gây đông máu ở động mạch bụng. Điều này dẫn đến một cơn đau dạ dày bất ngờ và nghiêm trọng. Tình trạng này cũng dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho thành ruột, dẫn đến tích tụ các chất nhầy máu và dẫn đến viêm đại tràng cấp.
- Tắc nghẽn đại tràng: Táo bón hoặc viêm túi thừa có thể gây tắc nghẽn đại tràng và gây viêm đại tràng cấp.
Ngoài ra, trong các trường hợp viêm đại – trực tràng gây chảy máu nghiêm trọng, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc do viêm đại tràng cấp tính dị ứng thức ăn gây ra.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm đại tràng cấp tính
Dấu hiệu và triệu chứng viêm đại tràng phụ thuộc vào loại viêm đại tràng. Các dấu hiệu chung thường bao gồm đau dạ dày và tiêu chảy. Viêm đại tràng cấp tính có thể dẫn đến một số triệu chứng phổ biến như:
- Sốt trên 38.5 độ C
- Tiêu chảy, có đi kèm với máu
- Gặp khó khăn khi đi đại tiện (không phổ biến)
- Đau dạ dày dữ dội cục bộ (đau thắt bụng dưới) hoặc đau toàn bộ khoang bụng
- Cứng bụng (đôi khi)
- Giảm cân đáng kể mà không rõ lý do
- Thường xuyên mệt mỏi
Ngoài ra, các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng cấp tính thường biểu hiện phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Cụ thể, các triệu chứng thường bao gồm:
Viêm đại tràng cấp do lỵ Amíp:
- Đau bụng quặn từng cơn
- Có nhu cầu đi ngoài liên tục nhưng mỗi lần chỉ được một ít phân có kèm máu và các chất nhầy
Viêm đại tràng cấp do vi khuẩn lỵ trực khuẩn:
- Sốt
- Đau dạ dày
- Đi ngoài phân lỏng có kèm máu hoặc chất nhầy
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày
- Phân có lẫn máu và có màu tương tự như máu cá
Viêm đại tràng cấp do Shigella Shiga:
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, đến mức không thể đếm được
- Phân thường chảy thành dòng và không thể đóng thành khuôn
- Có dấu hiệu mất nước và các chất điện giải nghiêm trọng
- Có thể dẫn đến trụy tim mạch, gây ngất xỉu và ảnh hưởng đến tính mạng
Các triệu chứng viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh chóng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất nước, mất chất điện giải, gây trụy tim và tử vong.
Chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính như thế nào?
Thông thường viêm đại tràng cấp được chẩn đoán dựa trên lịch sử bệnh án và các triệu chứng liên quan. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các loại thực phẩm, thuốc kháng sinh hoặc nơi sinh sống của người bệnh để phục vụ công tác chẩn đoán.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm kiểm tra như:
- Kiểm tra dạ dày: Các dấu hiệu đầy hơi hoặc mềm ở một bên của dạ dày có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp tính.
- Xét nghiệm máu: Có thể xác định số lượng các tế bào bạch cầu, tỷ lệ hồng cầu lắng và mức độ protein C-reactive trong hệ thống tiêu hóa.
- Xét nghiệm phân: Có tác dụng kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn và ký sinh trùng ở đại tràng hoặc hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, xét nghiệm phân cũng hỗ trợ bác sĩ kiểm tra lượng máu trong phân và đánh giá tình trạng xuất huyết dạ dày.
- Chụp X – quang bụng: Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu tắc nghẽn bên trong hệ thống tiêu hóa hoặc đại tràng.
- Sinh thiết: Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô tế bào ở niêm mạc đại tràng và tiến hành kiểm tra ở thí nghiệm. Xét nghiệm này có thể kiểm tra các bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các triệu chứng viêm đại tràng cấp như ung thư đại tràng.
Cách điều trị bệnh viêm đại tràng cấp tính
Việc điều trị viêm đại tràng cấp tính thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, các phương pháp điều trị thường bao gồm:
1. Đối với viêm đại tràng cấp nhẹ
Viêm đại đại tràng cấp tính nhẹ và trung bình thường được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Như Papaverin, Trimebutin hoặc Phloroglucinol thường được chỉ định để cải thiện tình trạng đau quặn bụng.
- Thuốc chống tiêu chảy và táo bón: Phổ biến như Actapulgite, Smecta, Actapulgite và Sorbitol. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc kháng khuẩn, chống viêm: Thường bao gồm Ciprofloxacin, Berbering hoặc Metronidazol có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa và cải thiện các cơn đau do viêm đại tràng cấp gây ra.
Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể bị mất một lượng nước đáng kể. Do đó, người bệnh cần bổ sung nước và dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
2. Đối với trường hợp viêm đại tràng cấp tính nặng
Viêm đại tràng cấp tính nặng có thể gây mất nước, các chất điện giải nghiêm trọng và gây trụy tim mạch. Do đó, người bệnh người cần được nhập viện để được theo dõi và điều trị hợp lý.
Trong trường hợp viêm đại tràng cấp nặng, các lựa chọn điều trị thường bao gồm:
- Corticosteroid: Corticosteroid thường được sử dụng thông qua đường tiêm tĩnh mạch trong khoảng 5 ngày và không quá 7 ngày. Nếu tình trạng được cải thiện, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng Corticosteroid đường uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Ciclosporin: Ciclosporin là một chất ức chế calcineurin thường được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng Corticosteroid. Ciclosporin được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương ở bệnh nhân viêm đại tràng cấp nặng.
- Infliximab: Infliximab là một kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng cấp nghiêm trọng và bệnh Crohn.
- Tacrolimus: Tacrolimus là một chất ức chế calcineurin được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng cấp nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên Tacrolimus có thể mang lại nhiều rủi ro và tác dụng phụ, như gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Vì vậy thuốc chỉ được sử dụng cho các trường hợp cần thiết.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị. Phẫu thuật có thể mang lại nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, trong trường hợp bệnh viêm đại tràng cấp do xạ trị, bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng để hạn chế các nguy cơ.
Viêm đại tràng cấp tính có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng cấp do nhiễm khuẩn Amíp nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến viêm đại tràng cấp mạn tính, tình trạng trụy tim mạch và có thể gây tử vong. Ngoài ra, trong một số trường hợp viêm đại tràng cấp có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, nhiễm trùng gan dẫn đến các bệnh viêm gan hoặc áp xe gan.
Viêm đại tràng cấp do nhiễm vi khuẩn lỵ có thể gây viêm loét đại tràng, thủng đại tràng hoặc nhiễm trùng máu (không phổ biến).
Ngoài ra, trong các trường hợp viêm đại tràng cấp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến lao ruột. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gây bán tắc ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc, thủng ruột và dẫn đến tử vong.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng cấp
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống và an toàn thực phẩm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng cấp. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý các vấn đề phổ biến như:
- Không sử dụng các loại thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ như tiết canh, nem sống, nem chua, rau sống chưa được làm sạch hoặc các món ăn tái.
- Sử dụng nguồn nước sạch, uống nước tiệt trùng hoặc đun sôi 100 độ C. Ngoài ra, không sử dụng nước đá không đảm bảo vệ sinh, không được tiệt trùng đúng cách.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và gia vị cay nói chung như ớt, tiêu, cà ri, mù tạt,…
- Ăn chậm, nhai kỹ và tốt nhất là nên ăn vào một giờ cố định trong ngày.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực, stress. Điều này có thể tăng khả năng ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật đường ruột và gây viêm đại tràng cấp.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày như thuốc nhuận tràng. Ngoài ra, nếu cần sử dụng thuốc điều trị bệnh như thuốc kháng sinh hoặc xạ trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Nếu trong nhà hoặc sống cùng với người mắc bệnh lỵ, lỵ trực khuẩn, tả, thương hàn,… cần vệ sinh và tiệt trùng dụng cụ ăn uống và nấu ăn bằng nước đun sôi 100 độ C. Bên cạnh đó, phân của người bệnh cần được tập trung ở một khu vực nhất định, nhà vệ sinh không nên đặt gần khu vực nấu ăn hoặc ăn uống.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính thường có liên quan chặt chẽ đến an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường sống. Do đó để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện điều trị theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên môn để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!