Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay và cách chữa trị

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay xảy ra khi các bao hoạt dịch ở cổ tay bị viêm và sưng. Đây là một tình trạng đau đớn và có thể gây hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh.

viêm bao hoạt dịch cổ tay
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay có thể gây đau đớn và khó chịu

Viêm bao hoạt dịch cổ tay là gì?

Cổ tay được hình thành từ 8 xương nhỏ, một số gân, dây chằng và các bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là các túi nhỏ tiết ra các chất lỏng bôi trơn, gọi là chất lỏng hoạt dịch, hỗ trợ giảm ma sát giữa các mô, đóng vai trò như một tấm đệm giữa cơ, gân và xương.

Có hơn 150 bao hoạt dịch trên khắp cơ thể người, trong đó có hai bao hoạt dịch chính ở cổ tay. Bao gân bao quanh các ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Trong khi các bao hoạt dịch hướng dẫn bảo phủ gân ngón cái và kéo dài đến cổ tay. Viêm bao hoạt dịch có thể ảnh hưởng đến bất cứ bao hoạt dịch nào ở cổ tay.

Cổ tay là bộ phận chuyển động liên tục suốt cả ngày. Các hoạt động đơn giản hàng ngày chẳng hạn như mặc quần áo, buộc dây giày, mở cửa hoặc nấu cơm cũng có thể gây đau cổ tay và tăng nguy cơ tràn dịch khớp.

Bao hoạt dịch đóng vai trò như một một chất hỗ trợ các hoạt động bình thường của khớp, giúp khớp chuyển động linh hoạt và hạn chế đau đớn do ma sát. Khi bị viêm, cử động cổ tay có thể gây đau hoặc khó khăn.

Các bệnh lý tương tự viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là một tình trạng khó chẩn đoán. Do đó, đến bệnh viện khi đau cổ tay để xác định các vấn đề liên quan. Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm bao hoạt dịch có thể liên quan đến các nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
Đau cổ tay đôi khi có thể là triệu chứng của Hội chứng ống cổ tay
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là thuật ngữ chỉ chung các triệu chứng bao gồm viêm khớp, đau, sưng, ngứa ran hoặc mất sức mạnh ở cổ tay và bàn tay. Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép bởi các mô bị tổn thương bên trong hoặc bên ngoài ống cổ tay.
  • Viêm gân cơ gấp: Cổ tay có hai bộ gân là gân cơ gấp, chịu trách nhiệm cho các cử động của bàn tay. Khi gân cơ gấp co lại, bàn tay và các ngón tay có thể bị đau đớn hoặc khó cử động. Nếu các gân này bị căng sẽ dẫn đến viêm, thường được gọi là viêm bao gân.
  • Viêm gân kéo dài: Gan kéo dài ở cổ tay chịu trách nhiệm các ngón tay và bàn tay. Các gân này đi qua mặt sau của cổ tay, hỗ trợ hoạt động liên tục của bàn tay hoặc các ngón tay. Nếu các gân này bị căng, sẽ dẫn đến viêm, sưng cổ tay hoặc khó sử dụng tay cho đến khi viêm được điều trị.
  • Nang hạch: Các nốt u nang này xuất hiện như một khối hoặc cục u ở bàn tay, hầu hết các nốt u này không phải ung thư và không gây nguy hiểm đến tính mạng. U nang sẽ nhô ra khỏi khớp, tương tự như tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh đi qua các khớp, gây đau đớn, ngứa ran và yếu cơ.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm bao hoạt dịch là thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Điều này dẫn đến áp lực đến khớp cổ tay và gây viêm. Các mô thể thao các chuyển động ném hoặc vặn cổ tay, chẳng hạn như bóng chày, cầu lông và quần vợt có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch cổ tay.

viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ tay
Thực hiện các hoạt động tác động đến cổ tay thường xuyên có thể gây viêm bao hoạt dịch

Các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng phát triển viêm bao hoạt dịch cổ tay, bao gồm:

  • Kích ứng hoặc viêm do một tác động lực trực tiếp lên cổ tay
  • Chấn thương do té ngã mạnh vào cổ tay
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn được gọi là viêm bao hoạt dịch nhiễm khuẩn
  • Có các bệnh lý tự miễn chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, lupus ban đỏ hoặc xơ bì cứng
  • Có các vấn đề về tuyến giáp
  • Thoái hóa xương hoặc xuất hiện các gai xương ở cổ tay
  • Cơ cổ tay yếu
  • Kỹ thuật không đúng khi chơi các môn thể thao như quần vợt hoặc bóng chày
  • Thực hiện các kỹ thuật lặp lại nhiều lần gây áp lực lên cổ tay như làm vườn hoặc sơn tường
  • Tuổi tác, thông thường tình trạng này phổ biến ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên

Dấu hiệu viêm bao hoạt dịch cổ tay

Viêm bao hoạt dịch cổ tay gây sưng, đau cổ tay và đau ở các vùng xung quanh khớp cổ tay (bao gồm gân, dây chằng, bao hoạt dịch và cơ). Tùy thuộc vào các nguyên nhân cụ thể, viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất hiện một cục u trên cổ tay
  • Đau hoặc cứng khớp cổ tay
  • Đau khi gập cổ tay về phía sau
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng đến cổ tay, chẳng hạn như di chuyển cổ tay hoặc ấn vào cổ tay
  • Phạm vi chuyển động bị hạn chế
  • Cổ tay đỏ và ấm, có thể kèm theo sốt và ớn lạnh nếu nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng

Điều trị tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay

Điều quan trọng nhất cần chú ý khi điều trị viêm bao hoạt dịch là để khớp được nghỉ ngơi. Trong thời gian hồi phục, người bệnh có thể cần thay đổi một số hoạt động để tránh gây căng thẳng cho cổ tay. Các biện pháp điều trị bao gồm giảm sưng và phục hồi sức mạnh ở cổ tay. Nếu viêm hoạt dịch liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể dẫn lưu bằng kim tiêm và kê đơn thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng.

Cụ thể các phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay bao gồm:

1. Nghỉ ngơi

Cách tốt nhất để điều trị tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là dành thời gian để khớp nghỉ ngơi. Viêm bao hoạt dịch thường xảy ra đối với các khớp được sử dụng cho các chuyển động lặp lại thường xuyên. Người chơi các môn thể thao như quần vợt hoặc chơi golf là những đối tượng phổ biến có thể dẫn đến tính trạng này.

Tương tự như viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay, viêm bao hoạt dịch ở cô tay có thể do tác động lực lâu dài lên cổ tay, sau một chấn thương hoặc và cổ tay.

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là tránh các hoạt động tác động đến cổ tay và dành thời gian để cổ tay nghỉ ngơi. Điều này có thể tránh kích thích bao hoạt dịch và viêm có thể tự cải thiện.

2. Chườm lạnh

Chườm đá ở cổ tay trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng có thể giảm sưng và đau. Nhiệt độ thấp có thể giảm lưu lượng máu đến khu vực này và hỗ trợ giảm viêm. Liệu pháp chườm lạnh cũng có thể giảm đau tạm thời bằng cách hạn chế hoạt động của các dây thần kinh.

Tuy nhiên, người bệnh không nên chườm trực tiếp đá lên cổ tay để tránh gây bỏng da. Thay vào đó, hãy quấn đá trong một chiếc khăn mỏng và chườm lên da trong 15 – 20 phút để tránh tổn thương dây thần kinh.

điều trị viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ tay
Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm đau và viêm ở cổ tay

3. Chườm nóng

Sau 72 giờ kể từ lúc xuất hiện các triệu chứng viêm bao hoạt dịch, chườm nóng hoặc tắm nước ấm có thể tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm cứng khớp và ngăn ngừa cảm giác khó chịu.

Khi chườm nóng cần lưu ý nhiệt độ để tránh nguy cơ gây bỏng da.

Điều trị nhiệt và lạnh có thể hiệu quả đối với tình trạng viêm bao hoạt dịch và nhiều loại viêm khớp khác. Tuy nhiên, nếu một trong hai liệu pháp này gây đau đớn hoặc khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên ngừng các biện pháp điều trị.

4. Thay đổi lối sống

Người bệnh viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay nên hạn chế các hoạt động tác động lực đến cổ tay, bao gồm một số môn thể thao tiếp xúc, tập thể dục và nâng các vật nặng.

Nếu một hành động lặp lại nhiều lần có xu hướng dẫn đến viêm, đau, người bệnh cần tránh các hoạt động đó. Nếu tính chất công việc yêu cầu gây áp lực đến cổ tay, người bệnh nên thường xuyên nghỉ ngơi để bảo vệ khớp cổ tay.

5. Sử dụng đệm cổ tay

Sử dụng miếng đệm cổ tay khi làm việc, chơi thể thao hoặc khi ngủ. Lớp đệm có thể tránh va đập vào cổ tay, hỗ trợ bảo vệ cổ tay khỏi các chấn thương.

Việc bao bọc này cũng có thể gây nén và giữ nhiệt. Điều này có thể hỗ trợ giảm sưng và giảm độ cứng khớp cổ tay.

viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay phải làm sao
Sử dụng đệm cổ tay để bảo vệ cổ tay khỏi các chấn thương

6. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) là thuốc chống viêm có sẵn không cần kê đơn, bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen có thể sử dụng để điều trị viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay.

7. Dùng thuốc kháng sinh

Nếu tình trạng viêm bao hoạt dịch liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại Staphylococcus aureus. Theo một số nghiên cứu, vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các trường hợp viêm bao hoạt dịch bị nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và đủ liều lượng để tránh các rủi ro không mong muốn. Không tự ý ngừng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện.

8. Vật lý trị liệu

Một số bài tập nhất định có thể giúp tăng cường các cơ gần cổ tay để giảm đau và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập cải thiện. Ngoài ra, người bệnh cũng nên luyện tập với mức độ khó tăng dần để tránh các rủi ro không mong muốn.

vật lý trị liệu viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Bài tập mở rộng cổ tay: Bài tập này được thực hiện bằng cách cầm một cán búa trong lòng bàn tay và hướng xuống dưới. Từ từ uốn cong cổ tay theo hướng lên trên, giảm dần trọng lượng để trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện 3 lần và tăng khối lượng vật từ từ.
  • Bài tập uốn cong cổ tay: Bài tập này được thực hiện bằng cách cầm một cán búa trong lòng bàn tay hướng lên trần nhà. Sau đó từ từ uốn cong theo hướng đi lên. Giảm gân trọng lượng khi trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện 3 lần và tăng khối lượng vật từ từ.
  • Tăng cường độ bám: Bài tập này bao gồm việc cầm một quả bóng tennis trong tay và bóp nó càng mạnh càng tốt để đảm bảo sự thoải mái nhưng không gây đau đớn. Thực hiện 3 lần và đảm bảo không gây đau hoặc khó chịu ở cổ tay.

9. Phẫu thuật

Đôi khi bao hoạt dịch cần được chọc hút hoặc phẫu thuật để điều trị. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống tiêm để loại bỏ các chất dịch, hạn chế căng thẳng và tránh các rủi ro nghiêm trọng hơn.

Trong các trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể cần phẫu thuật loại bỏ các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phẫu thuật thường không được khuyến khích để tránh nhiễm trùng hệ thống. Thông thường, phẫu thuật chỉ được đề nghị khi người bệnh đau mãn tính từ 6 – 12 tháng và không đáp ứng các biện pháp điều trị thông thường.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch cổ tay

Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch cổ tay là do lạm dụng khớp và chấn thương. Do đó điều quan trọng để phòng ngừa các triệu chứng và hạn chế gây áp lên khớp và ngăn ngừa các chấn thương liên quan. Cụ thể đề phòng ngừa viêm bao hoạt dịch, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Thực hiện các kỹ thuật thích hợp khi chơi thể thao hoặc làm việc
  • Tránh tì vào cổ tay hoặc tạo áp lực lên cổ tay
  • Sử dụng miếng đệm cổ tay khi cần thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như đánh máy vi tính
  • Thực hiện các bài tập hoặc các hoạt động phù hợp để tránh các chấn thương
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi các khớp

Viêm bao hoạt dịch ở cổ tay là tình trạng phổ biến, có thể kéo dài và tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Các đột bùng phát có thể làm hỏng khớp hoặc giảm khả năng vận động của khớp.

Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch diễn ra trong thời gian ngắn, kéo dài vài ngày và tự cải thiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh không nghỉ ngơi, các triệu chứng có thể trở thành mãn tính, dẫn đến các đợt đau kéo dài vài tuần. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Tham khảo thêm: Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay: Dấu hiệu, cách điều trị

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *