Vị trí mọc mụn – Dấu hiệu cho biết cơ thể có vấn đề!

Trong một số trường hợp các vị trí mọc mụn có thể là dấu hiệu của các rối loạn và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, bạn có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản về vấn đề này để có biện pháp xử lý phù hợp.

Vị trí mọc mụn
Vị trí mọc mụn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe trong cơ thể

Giải mã vị trí mọc mụn trên cơ thể

Nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá là tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, mất cân bằng nội tiết và một số tình trạng tiềm ẩn khác trong cơ thể cũng có thể dẫn đến mụn trên cơ thể.

Trong y học Trung Quốc cổ đại và hệ thống y học Ayurveda (có nguồn gốc từ Ấn Độ) cho rằng vị trí mọc mụn trên cơ thể có thể là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể, bao gồm các bệnh về gan và thận. Mặc dù có rất ít bằng chứng về vị trí mụn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, tìm hiểu vị trí mọc mụn và mối liên quan đến sức khỏe có thể hỗ trợ người bệnh xác định các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn.

Cụ thể các vị trí mọc mụn và tình trạng sức khỏe như sau:

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

1. Mụn ở trán

Mụn trứng cá bao quanh đường chân tóc ở trán và thái dương được gọi chung là mụn trán. Nguyên nhân gây mụn ở trán có thể liên quan đến các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc mỹ phẩm dưỡng da. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả nam, nữ và ở bất cứ loại da nào.

Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt
Mụn ở trán có thể liên quan đến căng thẳng hoặc các vấn đề hệ thống tiêu hóa

Một số thành phần của mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc tóc, đặc biệt là sản phẩm làm mượt tóc, có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn ở trán. Các thành phần có thể gây mụn bao gồm:

  • Cyclopentasiloxan
  • Dimethicon
  • Acrylates
  • Panthenol
  • Quancyium-70
  • Sản phẩm chứa dầu

Ngoài ra, đôi khi mọc mụn ở trán có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng và các vấn đề hệ thống tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 7 giờ mỗi ngày, uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hạn chế ma sát ở vùng trán. Điều này có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng mụn ở trán.

2. Mụn ở má

Mọc mụn ở má có thể xảy ra do tiếp xúc cơ học như ma sát hoặc cọ xát da. Bên cạnh đó, đôi khi vị trí mọc mụn ở má có thể liên quan đến các vấn đề hô hấp, vệ sinh răng miệng kém hoặc do nhiễm trùng vi khuẩn trên da. Cụ thể vị trí mọc mụn ở má như sau:

  • Mụn ở má phải: Có thể là dấu hiệu của các bệnh về phổi, hệ thống hô hấp và lưu thông khí.
  • Mụn ở má trái: Có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan và mật.

Để cải thiện tình trạng mọc mụn ở má bạn có thể cần vệ sinh các vật dụng cá nhân và môi trường sống để cải thiện các triệu chứng. Làm sạch điện thoại bằng khăn lau khử trùng, nếu bạn thường xuyên cần nghe điện thoại, hãy cân nhắc sử dụng tai nghe. Thay vỏ gối ít nhất một lần mỗi tuần để ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn.

Ngoài ra, đến bệnh viện để được tư vấn, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

3. Mụn ở xương quanh hàm

Một số nghiên cứu cho biết, vị trí mọc mụn ở cằm và xương quai hàm thường có liên quan đến sự dao động của hormone. Nghiên cứu cũng cho biết, có khoảng 38 – 85% phụ nữ bị mụn trứng cá nghiêm trọng, đặc biệt là ở xương quai hàm trước những ngày có kinh nguyệt.

Giải mã vị trí mụn trên có thể
Mọc mụn ở xương hàm và cằm có thể là dấu hiệu rối loạn nội tiết trong cơ thể

Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Các loại thực phẩm nhiều đường, sữa, bánh mì trắng và thực phẩm chế biến sẵn có thể tăng nguy cơ gây mụn trứng cá. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tăng độ nhạy cảm của tuyến dầu, thay đổi tâm trạng, cũng có thể gây dao động hormone và gây mụn.

Mặc dù nhiều người bị mụn trứng cá có sự bất thường về nội tiết tố, tuy nhiên, không có bằng chứng chính xác về mụn ở xương quai hàm ở người rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, để cải thiện mụn ở xương quai hàm, bạn có thể cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống ít đường và sữa. Bên cạnh đó, trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị mụn tại chỗ để ngăn ngừa vết thâm và sẹo mụn.

4. Mụn ở mũi và vùng chữ T

Nếu bạn nổi mụn ở mũi và vùng chữ T trên khuôn mặt, nguyên nhân có thể liên quan đến căng thẳng và tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Một số nghiên cứu cho biết, căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu ở vùng chữ T và khiến mụn trứng các trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, vị trí mụn ở khu vực lông mày, mũi, vùng chữ T có thể liên quan đến sự mất cân bằng ở hệ thống tiêu hóa hoặc do dị ứng thực phẩm gây ra. Ngoài ra, mọc mụn nhiều ở vùng chữ T có thể là dấu hiệu rối loạn chức năng gan, thận hoặc huyết áp cao.

Để cải thiện tình trạng mụn ở vùng chữ T, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thiền định trước khi ngủ, nghe nhạc hoặc tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, tránh chạm vào vị trí mụn và vệ sinh cơ thể phù hợp để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn.

5. Mụn xung quanh miệng

Trong hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá xung quanh miệng là dấu hiệu của chế độ ăn uống không lành mạnh. Ngoài ra, khu vực xung quanh miệng là vị trí liên hệ mật thiết với các cơ quan tiêu hóa, bao gồm dạ dày, ruột, mật và gan.

Do đó, để cải thiện tình trạng mụn xung quanh miệng, bạn có thể cần thay đổi chế độ ăn uống, cắt giảm thực phẩm cay và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường cải thiện các triệu chứng.

Vị trí nổi mụn nam
Mụn ở miệng thường liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh

6. Mụn ở cổ

Mụn trứng cá ở cổ có thể là dấu hiệu thay đổi nồng độ hormone ở tuyến thượng thận hoặc khi cơ thể làm việc quá sức.

Ngoài ra, ma sát ở cổ do tóc nhờn, bẩn hoặc cổ áo sơ mi và khăn choàng bó sát cũng có thể dẫn đến nổi mụn ở cổ.

7. Mụn ở ngực

Mụn ở ngực là thể là dấu hiệu của các bệnh lý về hệ thống tiêu hóa, chế độ ăn uống kém, ăn quá nhiều gia vị, thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên tiêu thụ thức ăn lạnh.

Trong hầu hết các trường hợp, mụn ở ngực có thể cải thiện bằng cách giữ vệ sinh cơ thể và thay đổi thói quen ăn uống.

8. Mụn ở cánh tay

Mụn ở hai bắp tay và cánh tay là tình trạng tương đối phổ biến, do da ở khu vực này thô và dễ bị kích ứng. Đôi khi mụn ở cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh dày sừng nang lông, với các dấu hiệu phổ biến như hình thành các nốt mụn đầu trắng có kích thước nhỏ ở cánh tay.

Ngoài ra, viêm nang lông hoặc lưu thông máu kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mụn ở cánh tay.

Theo các chuyên gia, tình trạng mụn ở cánh tay có thể được cải thiện bằng cách dưỡng ẩm da và tẩy da chết thường xuyên với axit salicylic.

Vị trí mụn và cách chữa
Mụn ở tay có thể là dấu hiệu viêm nang lông hoặc dày sừng nang lông

9. Mụn trứng cá ở bụng

Mọc mụn ở bụng là tình trạng không phổ biến nhưng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, quần áo bó sát hoặc thường xuyên ma sát ở khu vực bụng có có thể dẫn đến hình thành mụn.

10. Mụn ở đùi

Mụn ở chân và đùi thường là dấu hiệu dị ứng với sữa tắm, sữa dưỡng thể, bột giặt hoặc nước xả vải.

Ngoài ra, tẩy lông, cạo lông chân hoặc lông mọc ngược ở khu vực này cũng có thể dẫn đến mọc mụn trứng cá.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa có chứa axit salicylic (BHA) hoặc axit glycolic (AHA) để hỗ trợ điều trị mụn. Bên cạnh đó, thường xuyên dưỡng ẩm cho da chân có thể hạn chế kích ứng, khô và ngăn ngừa mụn.

11. Mụn ở lưng

Mọc mụn ở lưng là tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân như dị ứng, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không tắm ngay sau khi tập thể dục.

Bên cạnh đó, ma sát từ quần áo, dây đeo ba lô, dụng cụ tập thể thao cũng có thể dẫn đến mụn ở lưng. Ngoài ra, đôi khi một số sản phẩm chăm sóc tóc hoặc tóc dài bẩn có thể gây kích ứng da ở lưng và gây mụn.

Bị mụn hai bên quai hàm
Mụn ở lưng thường là do tuyến nhờn hoạt động mạnh hoặc do ma sát với quần áo

12. Mụn ở mông

Mụn ở mông thường là do đồ lót bẩn hoặc do quần áo không thoáng khí gây ra. Bên cạnh đó, đôi khi hệ thống tiêu hóa kém, sử dụng nhiều thực phẩm ngọt, thức ăn quá cay hoặc uống quá nhiều nước ngọt cũng có thể dẫn đến nổi mụn ở mông.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thử quần áo bằng vải cotton, đặc biệt là đồ lót. Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn ở mông.

Biện pháp xử lý phụ thuộc vào vị trí mọc mụn

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí mọc mụn, các biện pháp xử lý có thể bao gồm:

1. Mụn ở trán và đường chân tóc

Thường xuyên gội đầu với các sản phẩm chăm sóc tóc nhẹ nhàng, hạn chế kích ứng và các chất tẩy mạnh. Bên cạnh đó, làm sạch tất cả dầu gội, dầu xả và các sản phẩm chăm sóc tóc khác để ngăn ngừa mụn.

Sử dụng các sản phẩm dầu gội trị gàu hoặc dầu gội có chứa tar, axit salicylic ( BHA) hoặc ketoconazole (Nizoral) để hỗ trợ cải thiện mụn ở đầu và đường chân tóc. Bên cạnh đó, tránh các sản phẩm chăm sóc có mùi mạnh, silicon hoặc thuốc nhuộm.

Ngoài ra, tánh đội mũ trong thời gian điều trị mụn ở đường chân tóc, đặc biệt là sau khi gội đầu. Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, vitamin và trái cây để tăng cường sức đề kháng.

2. Mụn ở cổ

Khi gội đầu hoặc sử dụng chăm sóc tóc, tránh để các sản phẩm này chạm vào cổ, dư lượng dư thừa có thể gây kích ứng cổ và gây mụn.

Nguyên nhân mụn mọc cổ
Mặc quần áo phù hợp có thể hỗ trợ điều trị mụn ở cổ

Ngoài ra, để ngăn ngừa mụn ở cổ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:

  • Mặc áo sơ mi với cổ áo mềm mại hoặc gây gây ma sát với da cổ
  • Đổi các sản phẩm chăm sóc tóc và da, tránh các sản phẩm có mùi hương
  • Tắm ngay sau khi đổ mồ hôi nhiều hoặc sau các hoạt động thể dục
  • Kiểm tra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là khi xuất hiện mụn bên dưới cằm hoặc xương quai hàm
  • Ăn ít đường và các thực phẩm chứa đường

3. Mụn ở lưng, ngực và vai

Mụn ở lưng, ngực và vai là tình trạng phổ biến và thường liên quan đến bã nhờn dư thừa và ma sát da. Do đó, để cải thiện tình trạng mọc mụn ở các vị trí này, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Tắm sau khi ra mồ hôi hoặc tập thể dục
  • Mặc quần áo vừa vặn hoặc rộng rãi để giúp da thoáng khí và hạn chế ma sát với da
  • Giặt quần áo, khăn trải giường và dụng cụ thể thao thường xuyên
  • Sử dụng các loại sữa dưỡng thể không gây mụn, tránh nước hoa, hóa chất, mùi thơm
  • Tắm với các loại sữa tắm có chứa  chứa axit salicylic hoặc AHA để hỗ trợ cải thiện mụn trứng cá
  • Sử dụng một sản phẩm điều trị mụn trứng cá trên lưng của bạn như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide
  • Thay đổi loại bột giặt, nước xả vải bằng các sản phẩm dành cho da nhạy cảm

4. Mụn ở mông

Giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên tắm và vệ sinh khu vực mông, đặc biệt là khi bạn có nhiều lông ở vùng kín để hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn gây mụn. Sử dụng đồ lót thoáng khí, sạch sẽ và vừa vặn để ngăn ngừa kích ứng da. Ngoài ra, hạn chế ngồi quá lâu, đi bộ thường xuyên để giúp máu lưu thông và thoáng khí ở khu vực mông.

Nguyên nhân mụn mọc mông
Giữ vệ sinh mông và mặc quần lót sạch để cải thiện mụn ở mông

Sử dụng các loại kem trị mụn như sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, không sử dụng các loại kem, sữa dưỡng thể làm tắc lỗ chân lông ở mông, như sản phẩm có chứa dầu.

Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều trái cây và rau củ để cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng đầy hơi. Ngoài ra hạn chế tiêu thụ nước đa, đặc biệt là vào buổi sáng, khi cơ thể vẫn chưa được làm ấm.

Đôi khi, mụn trứng cá ở mông, đùi trên và bộ phận sinh dục có thể là dấu hiệu mụn cóc sinh dục hoặc triệu chứng của các bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là khi mụn ngứa, rò rỉ dịch và không được cải thiện sau 3 – 4 ngày. Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Mụn ở cánh tay

Mụn ở hai bắp tay và cánh tay có thể được cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà như:

  • Tắm thường xuyên, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi hoặc tập thể dục
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng khí và không gây ma sát lên da
  • Sử dụng kem dưỡng da không gây tắc nghẽn các lỗ chân lông và không chứa các hóa chất gây kích ứng da
  • Đổi loại bột giặt, nước xả vải không gây kích ứng da

Bên cạnh đó, đôi khi mụn ở tay có thể liên quan đến mề đay, dị ứng, viêm da tiết bã hoặc dày sừng nang lông. Do đó, nếu tình trạng mụn không được cải thiện sau 5 – 7 ngày, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

5. Mụn ở đùi và chân

Mụn ở đùi và chân thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà như:

  • Giữ ẩm da với các sản phẩm dưỡng thể không gây mụn
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đùi và chân
  • Sử dụng các chất tẩy rửa có chứa các thành phần như axit salicylic (BHA) hoặc axit glycolic (AHA)
  • Cạo lông theo hướng lông mọc thay vì hướng ngược lại để tránh gây kích ứng da

Biện pháp phòng ngừa mụn trứng cá

Không có cách ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây mụn, tuy nhiên bạn có thể tăng cường chăm sóc da và thực hiện các kỹ thuật phòng ngừa mụn như:

Nguyên nhân mụn mọc hai bên thái dương
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ phòng ngừa mụn trên cơ thể
  • Vệ sinh khu vực nổi mụn với xà phòng nhẹ và nước ấm hai lần mỗi ngày để cải thiện mụn. Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da và hạn chế ma sát da quá mạnh.
  • Tránh các chất kích ứng, bao gồm mỹ phẩm chứa dầu, kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc tóc hoặc kem che khuyết điểm. Sử dụng sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc không chứa dầu nhờn.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để hạn chế kích ứng da và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế ma sát và tạo áp lực lên da để hạn chế kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bảo vệ da khỏi ma sát với điện thoại, mũ bảo hiểm, vòng cổ hoặc các dây balo quá chặt để ngăn ngừa mụn.
  • Không nặn hoặc chạm tay vào các khu vực nổi mụn, điều này có thể gây kích ứng da và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ sữa, thức ăn chứa đường, bổ sung nhiều trái cây, đặc biệt là vitamin C có thể hỗ trợ cải thiện mụn trên cơ thể.
  • Giảm căng thẳng và dành thời gian nghỉ ngơi có thể hỗ trợ phòng ngừa mụn.

Mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học về vị trí mọc mụn và tình trạng sức khỏe, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo thông tin cơ bản và trao đổi với bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Thông thường mụn có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống, thực hành chăm sóc da và sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu các phương pháp này không mang lại hiệu quả hoặc nếu mụn trứng các trên cơ thể trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (5 bình chọn)

Cách trị mụn bằng thảo dược thiên nhiên được VTV2 giới thiệu đã giúp hàng nghìn người dứt điểm tình trạng mụn chỉ từ 30 ngày. Cam kết hoàn tiền 100% nếu không khỏi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *