Mụn mọc ở cằm cảnh báo điều gì? Cách khắc phục

Mụn mọc ở cằm thường có liên quan đến sự thay đổi hormone, phổ biến ở độ tuổi dậy thì hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại thuốc, bệnh lý hoặc căng thẳng cũng có thể dẫn đến nổi mụn ở cằm.

Mụn mọc ở cằm
Mụn mọc ở cằm thường là do thay đổi hormone thường phổ biến ở tuổi dậy thì

Tổng quan về mụn ở cằm

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Một trong những vị trí phổ biến nhất của mụn là vùng chữ T trên khuôn mặt, bắt đầu từ trán, đi qua sống mũi và kéo dài đến cằm.

Không giống như mụn trứng cá ở các khu vực khác, mụn ở cằm và mụn dọc theo xương hàm thường là mụn nhọt, mụn nang hoặc mụn sần. Tình trạng này thường gây đau đớn và có thể dẫn đến vết thâm hoặc sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng phương pháp.

Mụn ở cằm xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nhiễm vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, đôi khi một số bệnh lý có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như mụn. Nếu một người xuất hiện nhiều nốt mụn nhỏ ở mặt, mũi và cằm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hồng ban.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Hồng ban là bệnh lý phổ biến có thể gây đỏ da và nhìn thấy các mạch máu bên trong. Đôi khi hồng ban có thể dẫn đến các nốt mụn mủ tương tự như mụn trứng cá ở cằm.

Bên cạnh đó, đôi khi lông mọc ngược ở cằm cũng có thể dẫn đến tình trạng mọc mụn ở cằm. Tình trạng này thường phổ biến ở nam giới có thói quen cạo râu, tuy nhiên lông mọc ngược có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Lông mọc ngược có thể dẫn đến viêm nang lông, gây đỏ, viêm da và có thể phát triển thành mụn mủ, mềm, ngứa.

Mụn mọc ở cằm có thể là mụn trứng cá hoặc các tình trạng khác có dấu hiệu liên quan. Do đó, người bệnh nên trao đổi với người có chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm

Mọc mụn ở cằm tương tự như mụn mọc ở các bộ phận khác như mụn ở mặt, má, mũi, cổ, ngực và lưng. Mụn hình thành khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, khiến các tế bào da chết, bã nhờn và vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Mụn ở cằm là tình trạng phổ biến và thường liên quan đến sự dao động nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi mụn ở cằm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế.

Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể gây mụn ở cằm bao gồm:

1. Thay đổi nồng độ hormone

Hormone chịu trách nhiệm kích thích tạo ra bã nhờn là Androgens. Khi hormone Androgens hoạt động quá mức, lượng dầu thừa có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn, thương phổ biến ở cằm.

Mụn do thay đổi hormone, còn được gọi là mụn nội tiết, thường phổ biến ở thanh thiếu niên và phụ nữ, do các đối tượng này thường có sự dao động hormone mạnh mẽ tại một số thời điểm nhất định.

Nguyên nhân gây nổi mụn ở cằm
Thay đổi hormone là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nổi mụn ở cằm

Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến hormone Androgens, gây tăng sản xuất dầu và mọc mụn ở cằm bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Căng thẳng, stress, áp lực công việc
  • Các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, vitamin B và corticosteroid

So với nam giới, phụ nữ thường có nguy cơ mọc mụn ở cằm, đặc biệt là mụn dọc theo xương hàm. Phụ nữ thường có sự dao động hormone mạnh mẽ tại một số thời điểm nhất định trong đời, điều này dẫn đến mọc mụn ở cằm. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý như Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng.

2. Các nguyên nhân khác

Ở nam giới, đôi khi cạo râu có thể dẫn đến mụn ở cằm. Cạo râu bằng dao cạo bẩn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, một số loại kem và dầu cạo râu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng, nhạy cảm và gây mọc mụn.

Kích ứng từ quần áo, mỹ phẩm cũng có thể dẫn đến mụn ở má và cằm, đặc biệt là khi người bệnh có làn da nhạy cảm.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể gây mụn ở cằm có thể bao gồm:

  • Thay đổi loại sữa rửa mặt hoặc sản phẩm chăm sóc da và trang điểm
  • Sử dụng mũ bảo hiểm có dây đeo cằm gây ma sát liên tục
  • Áo sơ mi, áo len hoặc khăn choàng cổ bó sát, gây ma sát ở cằm
  • Thường xuyên chạm tay vào cằm

Mụn mọc ở cằm là dấu hiệu bệnh gì?

Bên cạnh việc thay đổi nội tiết tố và tác động bên ngoài, đôi khi mọc mụn ở cằm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

1. Mụn nhọt

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn ở các nang lông và các mô xung quanh.

Khi các nang lông nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm, nổi cục u đỏ trên da, gây sưng đỏ và hình thành mủ. Nếu nhọt vỡ, dịch và mủ sẽ chảy ra bên ngoài. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cằm, nách hoặc da đầu.

Mụn mọc quanh miệng và cằm ở nữ giới
Mụn nhọt ở cằm là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn có thể viêm, sưng và có thể để lại sẹo

Mụn nhọt ở cằm có thể là một vết sưng lành tính, tuy nhiên đôi khi nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng, nhọt có thể trở nên cứng và đau đớn. Đôi khi mụn nhọt có thể nghiêm trọng đến mức cần rạch da, dẫn lưu mủ và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Thông thường mụn nhọt có thể tự vỡ trong 2 tuần. Người bệnh có thể chườm ấm để hỗ trợ mụn nhọt tự vỡ. Sau khi mụn vỡ, sử dụng bông để loại bỏ tất các dịch mủ. Có thể tiếp tục chườm ấm sau khi vệ sinh khu vực nhọt để giảm đau.

Đến bệnh viện nếu mụn nhọt ở cằm kéo dài hơn 2 tuần hoặc khi nhọt gây đau dữ dội. Đôi khi mụn nhọt có thể cần dẫn lưu và sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

2. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, thường phát triển ở cằm thông qua các vết cắt da hoặc vết thương hở do dao cạo không hợp vệ sinh.

Tình trạng này thường xuất hiện dưới dạng một vùng sưng đỏ, cảm thấy nóng rát và đau đớn khi chạm vào. Các vết đỏ này có thể sưng lên và lan rộng một cách nhanh chóng. Thông thường viêm mô tế bào xảy ra trên bề mặt da, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các mô sâu bên dưới và gây sưng các hạch bạch huyết.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm mô tế bào có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Đau đớn dữ dội ở cằm
  • Đỏ hoặc viêm da
  • Phát ban
  • Da căng, bóng và sưng
  • Hình thành áp xe
  • Sốt
  • Run rẩy
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau cơ bắp
  • Da ở cằm trở nên ấm áp
  • Đổ nhiều mồ hôi

Thông thường, viêm mô tế bào được điều trị bằng kháng sinh trong 5 – 14 ngày. Các triệu chứng thường được cải thiện trong 7 – 10 ngày kể từ lúc điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cải thiện sức khỏe và hệ thống miễn dịch.

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể dẫn đến các phản ứng ở cằm, chẳng hạn như ma sát với dây cài mũ bảo hiểm, khăn choàng hoặc quần áo. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng và dẫn đến mụn mọc ở cằm.

Nổi mụn ở quai hàm
Viêm da tiếp xúc ma sát với mũ bảo hiểm có thể gây mụn cằm

Hầu hết các phản ứng viêm da tiếp xúc không nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này thường ngứa ngáy và khó chịu. Viêm da tiếp xúc thường có thể tự cải thiện sau khi tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Tránh làm trầy xước da, gãi có thể khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng
  • Vệ sinh da bằng xà phòng nhẹ và nước ấm
  • Ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm có thể gây kích ứng

Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn hoặc các loại kem chống ngứa như kem dưỡng da calamine hoặc kem hydrocortisone.

4. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng da có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cằm. Thông thường viêm nang lông ở cằm sẽ xuất hiện ở dạng những nốt mụn nhỏ, có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nang lông.

Trong hầu hết các trường hợp viêm nang lông có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh bị kích ứng, nổi mẩn đỏ có mủ và có mùi lạ, hãy đến bệnh viện để điều trị phù hợp. Viêm nang lông có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine và thuốc giảm đau không kê đơn.

5. Bệnh hồng ban

Bệnh hồng ban là một bệnh da liễu mãn tính có thể dẫn đến hình thành các vết sưng nhỏ, đỏ, chứa đầy mủ bên dưới da. Hiện tại có bốn loại bệnh hồng ban phổ biến, mỗi loại có triệu chứng và dấu hiệu nhận biết riêng. Cụ thể bao gồm:

Mụn ở cằm nam giới
Bệnh hồng ban có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như mụn trứng cá
  • Dạng một hay còn được gọi là hồng ban cầu, thường dẫn đến đỏ da bừng da mặt và khiến các mạch máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Dạng hai hay còn gọi là hồng ban sẩn, thường dẫn đến các dấu hiệu như mụn trứng cá và thường ảnh hưởng đến phụ nữ ở tuổi trung niên.
  • Dạng ba hay còn gọi là chứng đỏ mặt, là một dạng hồng ban hiếm gặp có thể dẫn đến nổi mụn ở mũi hoặc khiến da mũi dày lên. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến nam giới và có thể đi kèm với một dạng hồng ban khác.
  • Dạng 4 hay còn gọi là hồng ban mắt, các triệu chứng thường tập trung ở khu vực xung quanh mắt.

Hiện tại không rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh hồng ban. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương da không mong muốn.

Thực hiện các biện pháp chăm sóc da và tăng cường sức khỏe có thể hỗ trợ điều trị bệnh hồng ban. Cụ thể, các biện pháp xử lý bao gồm:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Tránh uống rượu
  • Uống sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Quang trị liệu hoặc sử dụng tia laser

Các biện pháp điều trị mụn mọc ở cằm

Có nhiều biện pháp điều trị tình trạng mụn mọc ở cằm. Các trường hợp mụn nhẹ có thể được cải thiện tại nhà, trong khi mụn mủ và mụn nang có thể cần sử dụng thuốc kê đơn hoặc trao đổi với bác sĩ.

1. Các biện pháp tự nhiên

Trong trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp trị mụn tại nhà như:

– Chườm lạnh:

Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng mụn trở nên nghiêm trọng. Để áp dụng phương pháp, người bệnh chỉ cần sử dụng một mảnh vải sạch, bọc một viên đá và chườm trực tiếp lên khu vực mụn trong 5 phút.

Cách trị mụn dưới cằm tại nhà
Sử dụng nha đam có thể làm dịu da và điều trị mụn ở cằm

– Sử dụng nha đam:

Nha đam hay còn gọi là lô hội, là một chất kháng khuẩn tự nhiên, thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá tại chỗ. Bên cạnh đó, nha đam có thể hỗ trợ làm mát, tránh kích ứng và hỗ trợ làm dịu vùng da bị mụn.

Bên cạnh đó, uống nha đam được cho là có thể dưỡng ẩm cho da và tránh các vấn đề về da khác.

Cách điều trị mụn bằng nha đam như sau:

  • Sử dụng gel nha đam nguyên chất và thoa lên cằm, điều này có thể tăng cường lưu thông máu trên da và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Kết hợp 1 muỗng canh nha đam, 2 muỗng canh mật ong và một ít bột quế có thể hỗ trợ kháng khuẩn và giảm vi khuẩn gây mụn. Đắp hỗn hợp mặt nạ này lên da, để yên trong 5 – 10 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
  • Kết hợp nha đam và chanh với liều lượng bằng nhau có thể hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ vi khuẩn gây mụn ở cằm. Thoa hỗn hợp lên cằm hoặc khu vực bị mụn, để yên trong 5 – 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.

– Tinh dầu tràm trà:

Tinh dầu tràm trà là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và điều trị mụn. Ngoài việc loại bỏ vi khuẩn gây mụn, tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ tăng tốc độ chữa lành các vết thương, trầy xước và hạn chế sẹo, thâm sau mụn.

Để điều trị mụn, người bệnh có thể kết hợp 10 giọt tinh dầu tràm trà với một lượng dầu ô liu nguyên chất và thoa hỗn hợp này lên vùng da mụn. Có thể áp dụng biện pháp nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Thay đổi chế độ ăn uống: Không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bị mụn ở cằm. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết tiêu thụ nhiều vitamin A và E có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn.

2. Biện pháp điều trị không kê đơn

Đối với trường hợp mụn trứng cá ở cằm nhẹ, các triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như gel, kem trị mụn, miếng dán mụn hoặc các dạng kem dưỡng da.

điều trị mụn ở cằm nam giới
Mụn mọc ở cằm có thể điều trị các các sản phẩm không kê đơn

Cụ thể các biện pháp điều trị mụn không kê đơn có thể bao gồm:

  • Resorcinol thường được sử dụng để điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Benzoyl peroxide hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây mụn, tăng tốc độ làm lành da và làm chậm quá trình sản xuất các bã nhờn.
  • Salicylic acid hỗ trợ giảm viêm, sưng và ngăn ngừa mụn trở nên nghiêm trọng.
  • Axit Azelaic có thể tăng cường hoạt động của các tế bào nang lót, ngăn ngừa tiết dầu thữa và giảm sự phát triển của vi khuẩn. Các sản phẩm Axit Azelaic có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và bệnh hồng ban ở cằm.

3. Đối với mụn viêm trung bình và nặng

Trong các trường hợp mụn mọc ở cằm viêm, sưng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

Bị mụn ở cằm la dấu hiệu của bệnh gì
Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị mụn ở cằm

– Thuốc tránh thai:

Thuốc tránh thai đường uống có thể kiểm soát mụn trứng các ở phụ nữ, đặc biệt là tình trạng mụn nội tiết như mụn mọc ở cằm. Thuốc đường được sử dụng như một liệu pháp điều trị mụn trứng cá lâu dài.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn và không phù hợp với một số đối tượng như:

  • Phụ nữ bị rối loạn đông máu
  • Có tiền sử đau nửa đầu
  • Trên 35 tuổi
  • Trao đổi với bác sĩ phụ khoa trước khi sử dụng thuốc tránh thai lâu dài.

– Tiêm Corticosteroid:

Mụn mọc ở cằm có thể nghiêm trọng, viêm nặng và vỡ ra. Điều này có thể dẫn đến sẹo mụn.

Do đó, đôi khi bác sĩ có thể điều trị mụn mủ nghiêm trọng hoặc mụn nang bằng cách tiêm Corticosteroid pha loãng vào vị trí mụn. Liệu pháp này có thể giúp ngăn ngừa sẹo, hỗ trợ giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành da. Các nang mụn có thể vỡ ra trong một vài ngày và lành lại nhanh chóng.

– Thuốc kháng sinh đường uống:

Kháng sinh có thể được kê đơn đối với bệnh nhân nổi mụn ở cằm nghiêm trọng và kéo dài. Thuốc thường được sử dụng liên tục trong 6 tháng để khi mụn được cải thiện.

Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn gây mụn có thể trở nên kháng kháng sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê một loại kháng sinh khác để ngăn ngừa mụn phát triển.

– Thuốc chống nhiễm trùng tại chỗ:

Thuốc chống nhiễm khuẩn tại chỗ có thể giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa hình thành mụn. Loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là retinoid tại chỗ.

Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng là thông thoáng các lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn phát triển.

– Isotretinoin:

Isotretinoin là thuốc điều trị mụn dạng uống, được chỉ định cho các trường hợp mụn nghiêm trọng và không đáp ứng các loại thuốc điều trị khác.

Isotretinoin có thể dẫn đến khô da, khô môi, chảy máu cam bất thường và dị tật ở thai nhi. Do đó, người dùng cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro trước khi sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, người dùng Isotretinoin cần tránh bổ sung vitamin A để tránh các phản ứng ngộ độc vitamin A.

Phòng ngừa mọc mụn ở cằm

Mụn mọc ở cằm thường có liên quan đến tình trạng thay đổi nội tiết tố, do đó có thể không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên để hạn chế các rủi ro, người bệnh có thể tham khảo một số cách phòng ngừa như:

Bị mụn ở cằm la dấu hiệu của bệnh gì
Giữ vệ sinh mặt và chăm sóc da đúng cách có thể hỗ trợ phòng ngừa mụn ở cằm
  • Rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh rửa mặt quá thường xuyên, vì điều này có thể gây kích ứng và nổi mụn.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc chà xát khi vệ sinh da, điều này có thể khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rửa mặt trước khi đi ngủ, đặc biệt là đối với người thường xuyên trang điểm.
  • Gội đầu thường xuyên và xả sạch dầu gội ở phần cằm, xương quai hàm.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tắc nghẽn các lỗ chân lông.
  • Hạn chế căng thẳng, stress và áp lực để tránh gây rối loạn nội tiết.
  • Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, nhiều rau xanh, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu mỗi ngày để bảo vệ da.
  • Làm sạch khăn trải giường và vỏ gối thường xuyên.
  • Giữ tay sạch và không sờ vào cằm.
  • Sử dụng các loại kem cạo râu dưỡng ẩm, có gốc nước để tránh kích ứng da.
  • Thường xuyên vệ sinh dao cạo để tránh nhiễm trùng vi khuẩn.

Mọc mụn ở cằm là tình trạng phổ biến, xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở phụ nữ. Thay đổi hormone thường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này. Thông thường, mụn ở cằm có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu mụn phát triển lớn, gây đau và viêm sưng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

Mụn trứng cá Hoàn Nguyên do Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nghiên cứu và bào chế với cơ chế kép loại bỏ mụn tận gốc, hiệu quả lâu dài. BSP được VTV2 giới thiệu trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt"

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *