Mẹo trị mụn cóc bằng tỏi – Đơn giản nhưng hiệu quả
Nội dung bài viết
Công thức trị mụn cóc bằng tỏi có thể áp dụng ngay tại nhà và mang lại hiệu quả tốt nếu thực hiện đúng cách. Với hợp chất sulfur và allicin dồi dào, tỏi có thể ức chế virus gây mụn cóc. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và tăng cường hàng rào bảo vệ da.
Tác dụng chữa mụn cóc của tỏi
Mụn cóc (mụn cơm) là tình trạng tăng trưởng da bất thường có kết cấu thô do tác động của virus HPV. Nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng hơn 100 chủng HPV ở người có thể gây ra mụn cóc.
Đa phần các trường hợp bị mụn cóc đều không nghiêm trọng và cũng thường không dẫn tới ung thư. Hơn nữa có thể khắc phục bằng các giải pháp tại nhà mà không cần can thiệp điều trị. Trong đó, trị mụn cóc bằng tỏi là giải pháp dân gian dễ thực hiện đến nay vẫn còn được áp dụng rất phổ biến.
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy các thành phần hoạt chất trong tỏi có khả năng đáp ứng với các chủng virus gây ra mụn cóc.
Dưới đây là một số thành phần hoạt chất có dược tính cao trong tỏi:
- Allicin: Đây là chất chống oxy hóa mạnh dồi dào trong tỏi. Ngoài khả năng sát trùng, giảm viêm thì hoạt chất này còn giúp ức chế hoạt động và hỗ trợ tiêu diệt virus HPV. Đồng thời ức chế nấm men và các hại khuẩn trú trên bề mặt da.
- Hợp chất sulfur: Sulfur (lưu huỳnh) là hợp chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh. Nó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng kích hoạt khi bị mụn cóc. Đồng thời tránh tổn thương da lan rộng.
- Các thành phần khác: Phải kể đến như vitamin C, A hay kẽm. Đây đều là các thành phần rất tốt cho da. Chúng sẽ giúp làm sạch da, hỗ trợ phục hồi mô da hư tổn. Nhờ đó mà bảo vệ da trước tác động của quá trình điều trị mụn cóc.
Trị mụn cóc bằng tỏi hiệu quả không? Ưu – Nhược điểm?
Như đã phân tích, tỏi là nguyên liệu chứa nhiều thành phần hoạt chất hữu ích với quá trình điều trị mụn cóc. Nhờ có khả năng ức chế tác nhân gây mụn mà cách trị mụn cóc bằng tỏi được đánh giá là có thể mang đến hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tại nhà và cần thực hiện đều đặn mới nhận được kết quả tốt. Và cách này chỉ đáp ứng được với các trường hợp thông thường. Không nên lạm dụng cho các trường hợp mụn biểu hiện nặng hay mọc ở các vị trí quá nhạy cảm.
Có thể dựa vào những ưu và nhược điểm của giải pháp dùng tỏi trị mụn cóc dưới đây để cân nhắc xem có nên áp dụng hay không:
– Về mặt ưu điểm:
- Đây là giải pháp tự nhiên lành tính, an toàn, rất ít gây ra các tác dụng ngoại ý.
- Cách thực hiện đơn giản, không phải tốn quá nhiều thời gian.
- Tiết kiệm được chi phí điều trị do tỏi là nguyên liệu có giá thành thấp và rất quen thuộc.
- Thực tế cho thấy hiệu quả điều trị tương đối cao. Nốt mụn cóc có thể co lại và mờ dần đi trong khoảng 7 – 10 ngày. Và chỉ cần khoảng 3 – 4 tuần là có thể biến mất hoàn toàn.
– Về mặt nhược điểm:
- Những người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng khi sử dụng tỏi.
- Mùi hắc của tỏi rất mạnh và nồng nên nhiều người có thể thấy khó chịu, dễ buồn nôn khi tiếp xúc với tỏi.
- Thực hiện không đúng cách có thể khiến virus lan rộng, không nhận được kết quả điều trị tốt.
- Không thể đáp ứng với các trường hợp nặng.
Chia sẻ 5 mẹo trị mụn cóc bằng tỏi rất đơn giản và hiệu nghiệm
Tỏi là nguyên liệu có vị cay nồng kèm theo mùi hăng khó chịu. Việc dùng tỏi không đúng cách có thể khiến da bị nóng rát và kích ứng. Đồng thời còn dễ khiến cho tổn thương da trở nên nghiêm trọng thêm. Vì vậy cần chú ý thận trọng khi sử dụng tỏi để trị mụn cóc.
Dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo trị mụn cóc bằng tỏi. Trong đó có cả cách dùng mụn cóc đơn thuần hay kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác. Dưới đây là 5 công thức từ tỏi giúp trị mụn cóc mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Dùng tỏi đắp trực tiếp lên nốt mụn cóc
Đắp trực tiếp tỏi tươi lên nốt mụn cóc được cho là giải pháp dùng tỏi đơn giản nhất. Với cách này, các tinh chất từ tỏi có thể thấm sâu vào trong nốt mụn. Từ đó hỗ trợ ức chế virus và làm teo nốt mụn một cách hiệu quả.
Tuy nhiên nếu có vết thương hở hay các tổn thương thứ phát nào trên nốt mụn cóc thì bạn không nên áp dụng cách này. Bởi tỏi có thể gây nóng rát và thậm chí là kích ứng. Hơn nữa điều này còn làm tăng nguy cơ lây lan virus và nhiễm trùng sang vùng da khỏe mạnh.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh vùng da bị nổi mụn cóc bằng nước và dùng khăn bông mềm thấm khô
- Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi đen lột vỏ và giã cho nát
- Dùng tỏi giã đắp trực tiếp lên trên nốt mụn cóc
- Có thể sử dụng 1 ít bột đinh hương để làm giảm bớt cảm giác nóng mà tỏi gây ra
- Sau đó dùng gạc y tế để băng khu vực bị mụn cóc lại
- Cần giữ nguyên trong vòng 5 – 6 tiếng (nếu thực hiện trước khi ngủ thì có thể để qua đêm)
- Cuối cùng tháo ra để cho nốt mụn tiếp xúc với không khí trong vòng 1 giờ rồi đắp lớp tỏi khác và thực hiện tương tự
- Với cách này bạn có thể thực hiện 3 – 4 tuần/ ngày cho tới khi mụn cóc biến mất hoàn toàn
2. Thoa nước ép tỏi trị mụn cóc
Ngoài cách đắp tỏi tươi thì bạn cũng có thể sử dụng nước ép tỏi. Đây là giải pháp cũng rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa còn mang lại hiệu quả tốt. Và đặc biệt là bạn không cần dùng băng gạc để cố định tỏi trên nốt mụn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi tươi đen lột sạch vỏ rồi xay nhuyễn
- Sau đó ép lấy nước cốt để dùng điều trị mụn cóc
- Vệ sinh nốt mụn rồi thấm khô bằng bông y tế
- Sử dụng tăm bông nhúng vào nước ép tỏi để thoa trực tiếp lên nốt mụn
- Chờ khô rồi thoa thêm 3 – 4 lớp nữa
- Với cách này có thể thực hiện 3 lần/ ngày và 3 – 4 ngày/ tuần để nhận được kết quả tốt
3. Trị mụn cóc bằng tỏi kết hợp mật ong
Mật ong là một trong những nguyên liệu được dùng phổ biến với mục đích chăm sóc da. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp nguyên liệu này với tỏi để hỗ trợ điều trị mụn cóc.
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và hỗ trợ phục hồi các tế bào da hư tổn. Đồng thời có thể ức chế một số tác nhân gây mụn cóc. Ngoài ra thì kết hợp mật ong với tỏi sẽ có thể làm dịu cảm giác nóng rát và khó chịu khi thoa tỏi trực tiếp lên bề mặt da. Áp dụng công thức này đều đặn sẽ giúp làm teo và loại bỏ hoàn toàn mụn cóc.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 1 vài tép tỏi cho sạch rồi giã nhuyễn hoặc nghiền nát
- Từ từ cho thêm 1 muỗng cafe mật ong nguyên chất vào trộn đều
- Vệ sinh mụn cóc và vùng da xung quanh rồi để khô tự nhiên
- Thoa hỗn hợp tỏi mật ong lên vùng da mụn rồi dùng gạc y tế băng lại
- Để yên trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ rồi gỡ ra rửa lại với nước muối loãng
- Cần thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày trong vòng 2 – 4 tuần liên tục để loại bỏ mụn cóc
4. Kết hợp tỏi tươi và nước cốt chanh trị mụn cóc
Kết hợp tỏi tươi với nước cốt chanh là công thức trị mụn cóc có thể đáp ứng với các các nốt mụn đã bị chai cứng. Acid citric dồi dào trong nước cốt chanh sẽ giúp loại bỏ các tế bào sừng. Từ đó giúp tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong tỏi và hỗ trợ làm teo mụn cóc dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong nước cốt chanh còn chứa một lượng lớn vitamin C giúp ức chế tế bào melanin. Đồng thời kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin. Do đó bên cạnh tác dụng chống viêm và ức chế tác nhân gây mụn cóc thì công thức này còn làm hạn chế tổn thương da cho mụn.
Cách thực hiện:
- Hòa đều nước ép tỏi cùng với nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1
- Làm sạch vùng da bị mụn cóc, lau khô với khăn bông mềm
- Sau đó thoa khoảng 3 – 4 lớp dung dịch nước chanh tỏi lên và để qua đêm
- Sáng ra bạn có thể dùng nước ấm rửa sạch để khoảng 1 tiếng và tiếp tục thực hiện 1 lần nữa
- Cần duy trì đều đặn 2 lần/ ngày và khoảng 3 ngày/ tuần
5. Trị mụn cóc bằng công thức tỏi + sữa chua không đường
Kết hợp tỏi với sữa chua không đường cũng là công thức trị mụn cóc hữu hiệu mà bạn có thể tham khảo. Sữa chua giàu acid lactic có thể giúp làm sạch và loại bỏ các tế bào da chết. Từ đó giúp cho da hấp thu các thành phần hoạt chất trong tỏi tốt hơn.
Cũng giống như mật ong, sữa chua còn hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát hay khó chịu khi thoa tỏi trực tiếp lên da. Công thức này nếu áp dụng đều đặn ngoài giúp loại bỏ mụn cóc còn thúc đẩy tốc độ chữa lành tế bào da bị tổn thương do mụn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 – 2 tép tỏi tươi đem bóc sạch vỏ rồi giã lấy nước cốt
- Trộn đều với khoảng 1 thìa cafe sữa chua không đường
- Vệ sinh nốt mụn và vùng da xung quanh rồi thấm khô với khăn mềm
- Thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên vùng da cần điều trị
- Băng lại với gạc y tế rồi giữ nguyên 2 – 3 tiếng đồng h
- Cuối cùng tháo ra và dùng nước ấm hoặc nước muối loãng rửa lại
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày cho tới khi nốt mụn cóc hoàn toàn biến mất
Lưu ý khi sử dụng tỏi để trị mụn cóc
Trị mụn cóc bằng tỏi là biện pháp rất đơn giản, có chi phí thấp và có thể thực hiện ngay tại nhà. Thực hiện đều đặn và đúng cách thì chỉ sau một thời gian ngắn các nốt mụn cóc có thể từ từ biến mất.
Tuy nhiên so với các nguyên liệu tự nhiên khác thì tỏi có phần dễ gây kích ứng hơn. Vì vậy cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Đừng nên chữa mụn cóc bằng tỏi nếu bạn sở hữu một làn da quá nhạy cảm hay quá mỏng. Bởi lúc này nguy cơ bị kích ứng là rất cao.
- Để dự phòng kích ứng da do tỏi bạn có thể thử thoa 1 ít nước cốt tỏi lên vùng da khỏe mạnh và theo dõi phản ứng. Sau 30 – 40 phút nếu không thấy bất cứ vấn đề gì xảy ra thì bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi để trị mụn cóc.
- Khi thực hiện các công thức chữa mụn cóc từ tỏi hãy chú ý vệ sinh tay và rửa sạch nguyên liệu.
- Không nên áp dụng mẹo chữa từ tỏi nếu mụn cóc xuất hiện ở những vị trí nhạy cảm. Đặc biệt là ở trên mặt, xung quanh bộ phận sinh dục hay ở hậu môn.
- Một số hoạt chất trong tỏi cũng như các nguyên liệu dùng kèm có thể khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó cần chú ý bảo vệ da cẩn thận khi đi ra ngoài, nên kết hợp che chắn và thoa kem chống nắng.
- Mụn cóc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng với bệnh nhân tiểu đường hay người bị bệnh động mạch ngoại biên. Các trường hợp này không nên điều trị tại nhà mà hãy thăm khám đề được bác sĩ hướng dẫn can thiệp điều trị y tế.
Bài viết đã chia sẻ một số công thức trị mụn cóc bằng tỏi rất đơn giản và dễ thực hiện. Mong rằng bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất. Đừng chủ quan khi bị mọc mụn cóc, với các trường hợp nghiêm trọng thì thăm khám bác sĩ là điều rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!