Mẹo Trị Mề Đay Cực Hay Chỉ Với Nắm Lá Trầu Không
Trị bệnh mề đay bằng việc áp dụng các bài thuốc từ lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến. Phương pháp này không chỉ lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ lại giúp người bệnh tiết kiệm khá nhiều chi phí điều trị. Do đó, các đối tượng bị mề đay không nên bỏ qua mẹo vặt này.
Công dụng của lá trầu không trong việc trị bệnh mề đay
Mề đay là một bệnh lý ngoài da do bị dị ứng, là tình trạng da xuất hiện sần phù, nổi các đốm đỏ gây ngứa mọc tập trung hoặc rải rác trên nhiều vùng da. Căn bệnh này diễn ra khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Ngứa ngáy khó chịu là một trong những triệu chứng kinh điển của bệnh mề đay, việc người bệnh càng gãi mạnh thì cơn ngứa ngáy càng tăng cao. Bên cạnh cơn ngứa ngáy, người bệnh còn có cảm giác nóng rát tại vùng da bị tổn thương.
Hiện tượng da bị mề đay thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do dị ứng với thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng với nhiều tác nhân ngoài môi trường, thậm chí là do yếu tố di truyền. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp, một trong số đó là mẹo vặt trị bệnh mề đay bằng lá trầu không.
Trị mề đay bằng lá trầu không là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng thực hiện rộng rãi. Đây là một trong những mẹo vặt dân gian thường được áp dụng cho các trường hợp bị mề đay ở thể nhẹ hoặc giai đoạn chớm nở. Được giới chuyên môn đánh giá là lành tính, an toàn, hầu như không gây ra những tác dụng phụ, giúp người bệnh tiết kiệm được khá nhiều chi phí điều trị.
- Trong Y học cổ truyền: Lá trầu không có vị cay nồng, mùi hắc, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát khuẩn. Được sử dụng để làm gia vị và bào chế thành thuốc trị được khá nhiều bệnh lý, đặc biệt là những bệnh ngoài da.
- Theo sự ghi nhận của giới y học hiện đại: Trong lá trầu không chứa khá nhiều tinh chất, tanin – đây là thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế các hoạt động của các vi khuẩn, nấm gây hại. Ngoài ra, trong loại dược liệu này còn chứa nhiều chất béo, protein và các loại vitamin có lợi cho sức khỏe.
Nhờ có tính kháng khuẩn, tiêu viêm mà lá trầu không được sử dụng khá nhiều với mục đích xoa dịu cơn ngứa ngáy, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ, da nổi sần, ửng đỏ,… Vì thế, lá trầu không rất thích hợp để sử dụng trị bệnh mề đay và một số bệnh ngoài da khác như: mẩn ngứa, nhiễm trùng da, viêm da cơ địa, á sừng, viêm da dị ứng,…
Hướng dẫn cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả
Mẹo vặt trị bệnh mề đay bằng lá trầu không được thực hiện khá đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí. Chỉ cần một nắm lá trầu không tươi cùng với các bước thực hiện đơn giản có thể làm dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu hay các vết mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ do bệnh mề đay gây ra. Dưới đây là một số bài thuốc từ lá trầu không được ông bà ta truyền lại, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cải thiện bệnh lý ngay tại nhà:
1. Bài thuốc đắp từ lá trầu không chữa bệnh mề đay
Bài thuốc đắp từ lá trầu không được đánh giá là phương pháp trị bệnh có độ an toàn khá cao và có thể áp dụng điều trị cho mọi đối tượng. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ, da sần phù, ngứa ngáy là nhờ có các tinh chất có trong lá trầu không tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, bài thuốc đắp từ lá trầu không còn có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây hại lên da, phòng ngừa tình trạng lan tràn sang các vùng da lành khác.
Để thực hiện bài thuốc đắp trị mề đay từ lá trầu không, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không cùng với một ít muối biển sạch và tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Làm sạch lá trầu không bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá trầu không đã được làm sạch vào trong cối cùng với 2 gram muối biển sạch và tiến hành giã nát;
- Người bệnh cần vệ sinh vùng da bị mề đay bằng nước ấm và dùng khăn bông để lau khô nước, rồi tiến hành đắp thuốc lên vùng da bị tổn thương;
- Giữ yên trạng thái khoảng 20 – 25 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và liên tục trong vòng 3 – 5 ngày để bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
2. Nấu nước lá trầu không để tắm trị bệnh mề đay
Bên cạnh việc áp dụng bài thuốc đắp từ lá trầu không, người bệnh cũng có thể sử dụng loại nguyên liệu này để nấu nước tắm trị bệnh mề đay cũng không kém phần hiệu nghiệm.
Để có một thau nước tắm trị bệnh mề đay, cần chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, lá to cùng với một ít muối biển sạch. Khi các nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, có thể tiến hành nấu nước tắm theo các bước sau:
- Lá trầu không cần được rửa qua nhiều lần với sạch để loại bỏ bụi bẩn hoặc một số tạp chất, tốt hơn nếu được rửa cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá trầu không vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá trầu không ra hoàn toàn thì có thể tắt bếp;
- Đổ nước ra thau lớn và pha thêm một ít nước mát sao cho nước đạt được đổ ấm và không quá nóng hoặc quá lạnh;
- Người bệnh có thể dùng nước để tắm và dùng phần bã lá trầu không để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay, sau đó tắm lại với nước mát thêm một lần;
- Áp dụng thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên da và giúp xoa dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu.
Sau khi sử dụng nước lá trầu không để tắm thì da của bạn có thể xuất hiện mùi hăng khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là phần tinh chất vốn có của lá trầu không và hầu như không làm hại đến da. Do đó, bạn cũng không nhất thiết tắm lại với nước mát nhiều lần.
[GÓC CHIA SẺ] Kinh nghiệm khỏi dứt điểm mề đay 4 năm không tái phát nhờ bài thuốc quý
Một số lưu ý khi trị mề đay bằng lá trầu không
Đa phần các phương pháp trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian thường lành tính, ít gây ra tác dụng phụ, an toàn khi áp dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh mề đay bằng lá trầu không đạt được kết quả tốt thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Các đối tượng có làn da dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá trầu không không nên sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh mề đay;
- Người bệnh không nên quá lạm dụng lá trầu không trong việc chữa bệnh mề đay. Bởi việc lạm dụng có thể kéo theo những tác dụng phụ ngoài ý muốn;
- Mẹo vặt trị mề đay bằng lá trầu không chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh lý ở mức nhẹ hoặc giai đoạn chớm nở. Những trường hợp bệnh mề đay ở thể trung bình và nặng thì phương pháp này chỉ là biện pháp hỗ trợ, thậm chí không mang lại kết quả như mong muốn. Vì thế, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Bên cạnh những vấn đề cần lưu ý trên, người bệnh mề đay cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, cụ thể hơn:
- Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ bằng việc tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay;
- Sử dụng các bộ quần áo rộng, thoải mái, hút thấm mồ hôi. Hạn chế tối đa việc sử dụng các bộ quần áo bó sát cơ thể, khi đó các tuyến mồ hôi khó thoát ra ngoài và khiến cho các cơn ngứa ngáy tăng cao;
- Hạn chế để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất, mỹ phẩm,… Việc tiếp xúc quá nhiều các các tác nhân trên sẽ khiến tình trạng da bị mề đay càng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Tránh chà xát mạnh hoặc gãi quá mạnh lên vùng da bị mề đay. Việc gãi quá mạnh sẽ khiến vùng da bị tổn thương trầy xước, thậm chí chảy máu, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và lan rộng ra các vùng da lành khác;
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, hoa quả tươi,… Hạn chế tối đa việc dung nạp cho cơ thể những thực phẩm gây ngứa như: hải sản biển, đậu phộng,…;
- Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Việc căng thẳng, stress nặng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi có thể khiến cho tình trạng mề đay càng trở nặng hơn.
Chữa mề đay bằng phương pháp trị bệnh dân gian hay Tây y thường đạt được kết quả tạm thời, chỉ giảm nhẹ triệu chứng mà không điều trị dứt điểm. Vì vậy, lựa chọn các bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu kỹ lưỡng và bài bản, có thành phần 100% thảo dược tự nhiên được đông đảo người bệnh lựa chọn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!