Ăn Hải Sản Bị Nổi Mề Đay Có Phải Dị Ứng?

Ăn hải sản bị nổi mề đay thường là dấu hiệu do dị ứng. Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây ra một số triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như buồn nôn, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau bụng, tiêu chảy,… So với các nguyên nhân thông thường, nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản thường có mức độ nặng và cần phải xử lý trong thời gian sớm nhất.

nổi mề đay khi ăn hải sản
Bị nổi mề đay khi ăn hải sản có phải do dị ứng?

Nổi mề đay sau khi ăn hải sản có phải do dị ứng?

Nồi mề đay là phản ứng cấp – mãn tính của da khi cơ thể bị kích thích. Nếu tình trạng này xảy ra sau khi ăn hải sản, nguyên nhân có thể do cơ thể dị ứng với một số loại protein có trong tôm, cua, nghêu, cá,…

Sau khi dung nạp vào cơ thể, hệ miễn dịch nhận định protein trong hải sản là “chất lạ” và có xu hướng đối kháng bằng cách tạo ra kháng nguyên IgE. Tuy nhiên nồng độ IgE trong huyết tương tăng cao có thể kích thích tế bào mast ở da và thúc đẩy phóng thích histamine.

Khi được giải phóng, histamine có thể gây tổn thương da, viêm niêm mạc hô hấp và tiêu hóa. Do đó ngoài tình trạng nổi mề đay, dị ứng hải sản còn đi kèm với một số triệu chứng khác. Trên thực tế, dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số trường hợp nhất định. Mức độ dị ứng và triệu chứng phát sinh phụ thuộc vào hoạt động của hệ miễn dịch và cơ địa của từng người.

nổi mề đay khi ăn hải sản
Trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có thể địa dị ứng có nguy cơ bị dị ứng hải sản cao

Theo các chuyên gia, nổi mề đay do dị ứng hải sản thường có nguy cơ khởi phát ở những đối tượng sau:

  • Người có thể địa dị ứng: Người có thể địa dị ứng dễ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm.
  • Người cao tuổi: Chức năng gan, thận và hoạt động tiêu hóa của người cao tuổi thường có xu hướng suy giảm. Do đó nếu dung nạp quá nhiều hải sản và các thực phẩm giàu đạm, hệ miễn dịch có thể bị kích thích và gây ra phản ứng dị ứng.
  • Trẻ nhỏ: Khác với người trường thành, hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì vậy trẻ thường xuyên bị dị ứng, đau bụng và tiêu chảy khi dung nạp các thực phẩm lạ hoặc thực phẩm giàu dinh dưỡng như hải sản, trứng vịt lộn, bào ngư,…

XEM THÊM: Dị ứng hải sản: Dấu hiệu và cách chữa trị nhanh nhất 

Nhận biết nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản

Khác với những nguyên nhân thông thường, nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản đi kèm với các triệu chứng hô hấp và tiêu hóa.

ăn hải sản bị nổi mề đay
Sau khi ăn hải sản khoảng vài phút, da bắt đầu xuất hiện các sẩn đỏ có màu hồng/ đỏ, ngứa ngáy

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT, Lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết da nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản:

  • Xuất hiện các vết sẩn có màu đỏ hoặc hồng, bờ tròn, mịn, có xu hướng nổi cộm và phù nề hơn so với vùng da xung quanh
  • Tổn thương da thường khởi phát ở vùng mặt, cổ, sau đó có thể lan tỏa đến tay, lưng và bụng
  • Mề đay do dị ứng hải sản ít gây sưng nóng và đau rát nhưng thường gây ngứa dữ dội
  • Tổn thương đi kèm với một số triệu chứng hô hấp và tiêu hóa như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng, buồn nôn, nôn mửa, người nôn nao, khó chịu, đau bụng và tiêu chảy.
  • Các triệu chứng trên có thể bùng phát đột ngột và lan tỏa rộng chỉ sau khi ăn hải sản khoảng vài phút

Với những trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng này có thể cải thiện chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên nếu mức độ dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng nặng nề như:

  • Nghẹn cổ họng, khó thở, khó nuốt
  • Choáng đầu, chóng mặt
  • Nôn mửa liên tục
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Phù mí mắt và môi
  • Ngất xỉu

Ở những trường hợp dị ứng nặng, tình trạng có thể nhanh chóng chuyển sang sốc phản vệ (mạch chậm, da nổi vân tím, hạ huyết áp, suy hô hấp,…). Khác với phản ứng dị ứng thông thường, sốc phản vệ đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

Ăn hải sản bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Hải sản là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm và chức năng tiêu hóa kém có thể bị dị ứng với nhóm thực phẩm này.

Dị ứng hải sản thường gây nổi mề đay, buồn nôn, ngứa ngáy, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Hầu hết các triệu chứng này đều khởi phát đột ngột và thuyên giảm nhanh chỉ sau vài giờ.

ăn hải sản bị nổi mề đay
Dị ứng hải sản có thể gây sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng

Tuy nhiên trong một số trường hợp, dị ứng hải sản có thể gây co thắt phế quản, nghẹn cổ họng, khó thở, suy hô hấp và hạ huyết áp. Nếu nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên gọi cấp cứu để được xử lý kịp thời và dự phòng các tình huống đáng tiếc.

Xử lý nổi mề đay sau khi ăn hải sản

Nổi mề đay mẩn ngứa thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, phản ứng dị ứng còn có thể gây viêm ở niêm mạc hô hấp, tiêu hóa và làm phát sinh nhiều triệu chứng kèm theo.

Do đó khi nhận thấy da nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi ăn hải sản, bạn cần thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

1. Thăm khám và sử dụng thuốc

Khác với nổi mề đay thông thường, mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Cần chủ động tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị nổi mề đay do dị ứng hải sản:

  • Thuốc Epinephrine: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp dị ứng hải sản có mức độ nghiêm trọng. Epinephrine có tác dụng chống co thắt phế quản, giảm viêm và đảm bảo chức năng hô hấp. Nếu có thể địa dị ứng và tiền sử hen suyễn, bạn nên đem theo loại thuốc này bên mình và sử dụng khi cần thiết.
  • Thuốc kháng histamine H1: Histamine là thành phần được giải phóng khi cơ thể bị dị ứng. Do đó trong hầu hết các trường hợp nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng histamine H1 để cải thiện tổn thương da, giảm viêm, ngứa ngáy, sổ mũi, hắt hơi,…
  • Kem chống ngứa da: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa menthol, sulfat kẽm,… để làm dịu da, giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Các loại thuốc khác: Dựa vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc khác như thuốc kháng IgE (Omalizumab), thuốc điều hòa nhu động ruột (nếu tiêu chảy kéo dài),…

2. Áp dụng các biện pháp tại nhà

Nếu dị ứng hải sản có mức độ nhẹ và không cần can thiệp y tế, bạn có thể cải thiện triệu chứng với một số biện pháp tại nhà như:

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Uống nhiều nước giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu cổ họng, giảm ngứa da và điều hòa nhu động ruột
  • Tắm nước mát: Tắm nước mát ngay khi mề đay xuất hiện có thể giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, viêm và ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn có thể thêm tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, lá trầu không hoặc bột yến mạch vào nước tắm để tăng tác dụng giảm ngứa, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Khi da bị kích ứng và nổi sẩn ngứa, nên sử dụng kem dưỡng đều đặn 2 lần/ ngày. Ngoài tác dụng duy trì độ ẩm, kem dưỡng còn giúp làm dịu da, hỗ trợ giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi các tế da tổn thương.
  • Uống nhiều nước: Nếu bị dị ứng thức ăn, bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bên cạnh tác dụng làm dịu da, uống nhiều nước còn hỗ trợ loại bỏ dị nguyên trong cổ họng và ống tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen này còn giúp thanh thải độc tố, giảm ngứa ngáy và điều hòa nhu động ruột.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Sau khi bị dị ứng hải sản, bạn nên tránh dùng các loại thực phẩm giàu đạm, gia vị và dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn cháo nhạt, miến, súp,… để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Dùng trà gừng mật ong: Trà gừng mật ong có thể giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Do đó sau khi bị dị ứng hải sản, nên uống 1 tách trà gừng ấm để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

3. Chữa TẬN GỐC, ngừa tái phát dị ứng hải sản nhờ bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH

Bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển và lưu truyền từ thế kỷ XIX. Trải qua hơn 150 năm, bài thuốc chứng minh được vị thế, trở thành giải pháp chữa mề đay, dị ứng hải sản hàng đầu cho người bệnh.

Không giống như những bài thuốc nam khác, Mề đay Đỗ Minh hoàn thiện với liệu trình được tổng hòa từ 3 chế phẩm, từ đó mang lại hiệu quả từ gốc tới ngọn:

XEM THÊM: Mề đay Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG điều trị dứt điểm mề đay, dị ứng nhờ công thức BÍ TRUYỀN 150 năm

Công thức điều trị ĐỘC QUYỀN với liệu trình “3 trong 1”

Với công thức đặc biệt này, bài thuốc không chỉ triệt tiêu tình trạng mẩn ngứa, dị ứng mà còn giúp làm mát gan, bổ thận, giải độc cơ thể và tăng sức đề kháng, phục hồi da, ngăn chặn tình trạng bị tái phát trở lại. Cơ chế này được nữ diễn viên Nguyệt Hằng khi sử dụng thuốc chữa bệnh đã rất hài lòng và có những đánh giá tích cực:

“Sau khi dùng hết 2 tháng thuốc, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa của mình đã biến mất. Đêm không còn bị mất ngủ nữa, da dẻ cũng hồng hào hơn, ăn ngon miệng và tinh thần thoải mái hơn. Đặc biệt, mình dùng thuốc trong giai đoạn đang cho con bú nhưng cũng không gây ảnh hưởng gì đến sữa. Cho tới giờ đã dừng thuốc từ lâu mình cũng không thấy có dấu hiệu bị tái phát lại.” 

Không chỉ riêng diễn viên Nguyệt Hằng, theo một kết quả khảo sát do nhà thuốc Đỗ Minh Đường thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2021, trên tổng số 700 bệnh nhân, có tới 77,5% người thoát khỏi mề đay, dị ứng sau 2 tháng; 18,7% bệnh nhân bị bệnh mãn tính được chữa khỏi sau 3 – 4 tháng.

Có thể thấy, đây là con số mà rất ít bài thuốc nam khác có thể làm được, từ đó càng khẳng định được tính hiệu quả của bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh. Đặc biệt, thuốc có tác dụng rõ ràng qua từng giai đoạn, người bệnh hoàn toàn có thể tự kiểm chứng được hiệu quả:

Các giai đoạn chính của thuốc khi tác động lên người bệnh

Ngoài kết quả điều trị bệnh vượt trội, TOÀN DIỆN, bệnh nhân còn có thể tin tưởng tuyệt đối vào thành phần có trong bài thuốc, nhà thuốc Đỗ Minh Đường cam kết đáp ứng tốt về nguồn gốc dược liệu cũng như độ an toàn, lành tính:

  • Hoàn thiện từ hơn 50 vị thuốc thuần Việt: Một số cây thuốc điển hình như Bồ côn anh, Kim ngân cành, Diệp hạ châu,… đều là thuốc thuần việt, đáp ứng chuẩn tiêu chí “thuốc nam chữa bệnh cho người Việt”. Mỗi cây thuốc được nghiên cứu và bóc tách về dược tính kỹ càng, gia giảm liều lượng sao cho phù hợp nhất.
  • Dược liệu SẠCH 100%: Thay vì nhập nguồn dược liệu ở ngoài thị trường không đảm bảo được chất lượng, Đỗ Minh Đường đã tự chủ phát triển vườn thuốc đạt chuẩn GACP – WHO tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội).

Với hai ưu điểm nêu trên, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh có sự thân thiện với mọi đối tượng bệnh nhân, kể cả những người có cơ địa nhạy cảm nhất như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém,… Đặc biệt, trải qua suốt hơn 150 năm ứng dụng điều trị dị ứng cho người bệnh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường hoàn toàn chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp tác dụng phụ.

Với mong muốn mang đến sự tiện lợi nhất cho người bệnh khi sử dụng Mề đay Đỗ Minh, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã bào chế tinh gọn thuốc thành dạng cao đặc thay vì thuốc sắc truyền thông. Vì vậy, người dùng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng thuốc, không cần mất thời gian đun sắc và dùng được mọi lúc mọi nơi.

Cao thuốc được chưng cất thủ công trong suốt 48h liên tục, đảm bảo dược tính đặc trị mề đay, dị ứng được tách chiết tối đa, bảo đảm được công năng chữa bệnh. Do đó,  người bệnh có thể yên tâm sử dụng, ngay cả trẻ nhỏ cũng dễ uống thuốc bởi mùi thơm và vị ngọt nhẹ hơn rất nhiều so với thuốc sắc.

Thuốc được bào chế dưới dạng cao đặc tiện dụng

Trải qua hơn 1 thế kỷ, Mề đay Đỗ Minh thành công điều trị bệnh cho hơn 150.000 người bệnh. Trong đó, khi tìm hiểu, chúng tôi biết được có rất nhiều đánh giá khách quan từ chính những người bệnh này:

XEM THÊM: ++150.000 người bệnh được chữa khỏi dị ứng nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh và muốn được điều trị chứng dị ứng hải sản TẬN GỐC. Liên hệ ngay đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn MIỄN PHÍ và lên liệu trình phù hợp nhất:

Phòng ngừa nổi mẩn ngứa do dị ứng hải sản

Nổi mề đay do dị ứng hải sản lần thứ 2 thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên khởi phát. Do đó để dự phòng các tình huống rủi ro, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

nổi mề đay sau khi ăn hải sản
Tuyệt đối không sử dụng các loại hải sản có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, mực, nghêu, sò,…

Các biện pháp ngăn ngừa nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hải sản:

  • Tuyệt đối không dùng các loại hải sản và thực phẩm đã từng bị dị ứng. Phản ứng dị ứng ở những lần tiếp theo thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên và có thể dẫn đến sốc phản vệ.
  • Thận trọng nguy cơ dị ứng chéo giữa các loại hải sản. Nếu bị dị ứng với tôm và cua, nên tránh dùng các loại hải sản có vỏ khác.
  • Người có cơ địa nhạy cảm chỉ nên dùng các loại hải sản ít có khả năng dị ứng như cá hồi và cá thu. Hạn chế dùng bạch tuộc, nghêu, sò, hàu, tôm, cua,…
  • Khi ăn hải sản, nên nấu chín hoàn toàn để giảm nguy cơ dị ứng và rối loạn tiêu hóa.
  • Chỉ bổ sung hải sản và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng phù hợp. Dung nạp quá nhiều có thể kích thích phản ứng dị ứng và gây khó tiêu, đầy hơi,…
  • Nên dùng hải sản kèm theo các loại gia vị có tính ấm (sả, gừng, tỏi, nghệ,…) để hạn chế tiêu chảy và đau bụng.
  • Lựa chọn hải sản tươi và được nuôi trồng tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng hải sản không rõ nguồn gốc, ôi thiu,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giảm mức độ nhạy cảm và dị ứng với các loại thực phẩm.

Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi ăn hải sản thường đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa và hô hấp. So với các nguyên nhân khác, mề đay do dị ứng hải sản có mức độ nặng và có thể chuyển biến thành sốc phản vệ. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (4 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *