Trẻ em bị tê tay chân do thiếu chất hay bệnh gì?

Trẻ em bị tê tay chân là triệu chứng có thể gặp phải ở trẻ nhỏ hoặc độ tuổi thiếu niên. Nhiều người nghĩ rằng các vấn đề xương khớp chỉ gặp ở người lớn tuổi nhưng thực chất tình trạng tê tay chân có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tình trạng này ở trẻ em có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu chất dinh dưỡng hoặc do các bệnh lý về xương khớp.

Triệu chứng trẻ em bị tê tay chân? Bệnh có nguy hiểm không?

Trẻ em bị tê bì chân tay chân thường có các triệu chứng giống người trưởng thành nhưng do chưa nhận thức được hoặc không tập trung, trẻ thường không nhận ra và bỏ qua các dấu hiệu. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý và hỏi han con cái thường xuyên.

Các triệu chứng tê tay chân ở trẻ em thường bắt đầu từ hiện tượng tê các đầu ngón tay, ngón chân; tê mỏi cánh tay, bắp chân. Một số trường hợp sẽ xuất hiện các cơn đau mỏi, nóng ran ở vị trí khớp ngón tay, cổ tay, khớp gối và cổ chân.

Trẻ em bị tê tay chân thường có biểu hiện tê mỏi rất khó chịu
Trẻ em bị tê tay chân thường có biểu hiện tê mỏi rất khó chịu

Các cơn tê tay, chân thường có cảm giác như kiến đốt, châm chích. Hiện tượng này có thể xuất hiện thoáng qua khi trẻ thay đổi tư thế vận động. Đôi khi hiện tượng này kéo dài khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi.

Cơn đau mỏi và tê tay chân thường xuất hiện nhiều vào buổi tối hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Một số trẻ còn bị chuột rút, đặc biệt là vào thời gian ban đêm.

Vậy tê tay chân ở trẻ em có nguy hiểm không? – Trẻ em bị tê tay chân do sự tăng trưởng về xương khớp hay do vận động sai tư thế thực chất không có gì nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất phát từ các nguyên nhân về bệnh lý, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị bởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nếu hiện tượng tê tay chân do các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho trẻ
Nếu hiện tượng tê tay chân do các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Bệnh thấp khớp ở trẻ có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến tim cũng như tình trạng tê chân tay kéo dài có thể dẫn tới bệnh nhược cơ, làm giảm khả năng vận động của trẻ, chức năng của tay, chân bị hạn chế.

Ngoài ra, nếu không điều trị, tình trạng tê tay chân tăng nặng kèm theo các cơn đau sẽ khiến trẻ đau đớn rất khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị tê tay chân

Tình trạng trẻ em bị tê tay chân khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân do các yếu tố dinh dưỡng tác động, cũng có nguyên nhân do sự phát triển thể chất thông thường và hoạt động thể chất của trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng tê tay chân ở trẻ em có thể do các bệnh lý xương khớp tác động. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tê tay chân ở trẻ nhỏ là:

  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng tê bì chân tay ở trẻ nhỏ. Các dưỡng chất dễ bị thiếu hụt dẫn tới tình trạng tê chân tay là canxi, sắt, kali, photpho, magie, vitamin B12 và một số dưỡng chất khác.

Các chất dinh dưỡng trên đều là các dưỡng chất thiết yếu cho sự hoạt động của hệ cơ xương khớp. Nhiều cha mẹ thường chỉ quan tâm đến việc con ăn nhiều, ăn no mà không cân bằng dinh dưỡng cho con dẫn tới tình trạng trên.

  • Do quá trình phát triển của xương khớp

Trẻ em là nhóm độ tuổi đang trong quá trình phát triển của hệ xương khớp, khi đó cấu trúc xương thay đổi liên tục với tốc độ nhanh dẫn tới tình trạng tê tay chân ở trẻ em.

  • Do các bệnh lý về xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp có thể gặp phải ở trẻ là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do hệ miễn dịch của trẻ tấn công vào khớp thay vì tấn công vào các hoạt chất gây hại cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, thậm chí trẻ nhỏ còn xuất hiện các cơn đau khớp rất khó chịu.

  • Thừa cân, béo phì

Việc không có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học khiến trẻ có nguy cơ bị béo phì, cân nặng vượt quá ngưỡng cho phép gây nên áp lực không hề nhỏ đến hệ cơ xương khớp dẫn tới việc các dây thần kinh bị chèn ép, khó lưu thông máu đến các chi làm chân tay bị tê bì.

  • Vận động sai tư thế

Trẻ em nằm, ngồi và tham gia các hoạt động sai tư thế cũng khiến việc lưu thông máu gặp trở ngại, làm co cứng và tê tay chân.

  • Do chấn thương

Thông thường những trẻ em từng bị chấn thương liên quan đến tay, chân thường có  các biểu hiện tê bì chân tay nhiều hơn do di chứng.

Điều trị tê tay chân cho trẻ em

Việc điều trị bệnh tê tay chân cho trẻ em phải xuất phát từ việc tìm hiểu và xác định các nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế, khi trẻ có dấu hiệu tê tay chân, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán và tiến hành các phương pháp xét nghiệm cũng như chụp chiếu để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, với các triệu chứng thông thường và các nguyên nhân không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, có thể chỉ cần điều trị bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng các mẹo dân gian điều trị bệnh cũng có thể đem lại hiệu quả.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc trẻ em bị tê tay chân. Do đó để khắc phục tình trạng này, cần bổ sung dưỡng chất cho trẻ và cân bằng dinh dưỡng.

Các nhóm dưỡng chất cần được bổ sung là nhóm thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin B12, sắt và photpho, kali…

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là cách hiệu quả giúp giảm tê chân tay ở trẻ nhỏ
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là cách hiệu quả giúp giảm tê chân tay ở trẻ nhỏ

Các thực phẩm nên cho trẻ sử dụng:

  • Các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, tôm, cá, hải sản…
  • Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
  • Có thể cho trẻ uống thêm vitamin nhóm B để tăng cường dinh dưỡng.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa nguyên kem, sữa chua… cũng là các thực phẩm nên cho trẻ sử dụng.

Các thực phẩm không nên sử dụng:

Trẻ em không nên lạm dụng các loại đồ ăn đóng hộp, các loại thức ăn nhanh và đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ sử dụng nước ngọt hóa học, các loại nước uống có gas. Nên bổ sung đầy đủ nước uống hàng ngày cho trẻ.

Các mẹo dân gian chữa tê tay chân ở trẻ em

Các mẹo dân gian cũng có hiệu quả tốt trong việc điều trị chứng tê bì chân tay. Bằng việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên và lành tính, những mẹo này có thể đảm bảo độ an toàn cho trẻ nhỏ. Một số mẹo dân gian chữa tê chân tay ở trẻ như sau:

  • Xoa bóp chân tay cho trẻ

Xoa bóp chân tay cho trẻ hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng tê bì chân tay. Trẻ em thường hoạt động và nằm ngủ sai tư thế khiến các dây thần kinh bị chèn ép, mạch máu khó lưu thông dẫn tới tê bì chân tay.

Có thể xoa bóp nhẹ nhàng, tránh xoa bóp mạnh khiến các cơn đau trầm trọng hơn. Có thể xoa bóp cùng tinh dầu để đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Ngâm chân tay

Liệu pháp ngâm chân tay cho trẻ nhỏ giúp lưu thông mạch máu, giảm các triệu chứng tê và đau mỏi. Có thể ngâm chân tay bằng nước gừng ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

  • Dùng lá ngải cứu chữa tê bì chân tay

Trẻ bị tê bì chân tay có thể sử dụng lá ngải cứu làm thuốc chườm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng tê và giảm đau, tiêu sưng tại các khớp. Chỉ cần dùng một ít ngải cứu sao nóng với muối trắng rồi bọc vải, chườm lên vùng da bị tê. Thực hiện hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Bài thuốc Đông y cho trẻ em bị tê tay chân

Bên cạnh việc thực hiện các mẹo dân gian, một số bài thuốc Đông y cũng có tác dụng điều trị tê bì chân tay hiệu quả. Cha mẹ có thể chuẩn bị bài thuốc sau dùng cho con khi bị tê bì chân tay thường xuyên.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Đẳng sâm 16gr; 12gr Bạch truật, Táo, Hoài sơn mỗi vị; Bạch thược, Bạch chỉ, Quy đầu, Mạch môn, Thần khúc, Bạch linh, Sài hồ mỗi vị 10gr; Cát cánh 9gr; Phòng phong và Biển đậu 8gr mỗi vị; Cam thảo 6gr; Can khương, Quế chi 4gr.

Sắc đều các nguyên liệu trên uống mỗi ngày 1 thang để có hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Đông y, có thể kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong Đông y để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. Riêng đối với trẻ em cần cẩn trọng khi thực hiện phương pháp châm cứu vì có thể xảy ra các biến chứng.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Nếu trẻ em bị tê tay chân do nguyên nhân từ các bệnh lý về xương khớp, các triệu chứng tê và đau diễn ra thường xuyên và ngày một nặng hơn cần đưa trẻ đến các bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Sử dụng thuốc Tây y trong trường hợp bệnh nặng và liên quan nhiều đến các bệnh lý về xương khớp
Sử dụng thuốc Tây y trong trường hợp bệnh nặng và liên quan nhiều đến các bệnh lý về xương khớp

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ xác định căn nguyên gây bệnh và tình trạng bệnh thông qua việc thăm khám và thực hiện các phương pháp xét nghiệm và chụp chiếu. Khi đã xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.

Thông thường, các bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm, hạn chế tình trạng tê bì chân tay do thấp khớp. Đối với trẻ em bị thấp khớp do liên cầu cần được sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định để điều trị. Ngoài ra có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D và canxi hỗ trợ xương khớp.

Lưu ý khi điều trị tê tay chân ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị tê tay chân là hiện tượng thường gặp và phụ huynh thường chủ quan không cho con đi thăm khám và điều trị. Trên thực tế, cần đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Trong khi điều trị cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đưa con đi thăm khám và điều trị kịp thời, điều trị theo đúng phác đồ và chỉ định của bác sĩ.
  • Đối với các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian hoặc thuốc Đông y, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác với thuốc Tây đang điều trị.
  • Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho con. Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển của xương khớp.
  • Cho con vận động nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở con nếu vận động hoặc nằm, ngồi sai tư thế tránh chèn ép dây thần kinh.
  • Tạo cho con tâm lý thoải mái, tránh đặt áp lực lên con.
  • Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì cần kiểm soát chế độ ăn uống và giúp con kiểm soát cân nặng.

Trên đây là tổng quan về hiện tượng trẻ em bị tê tay chân mà các bậc phụ huynh nên biết để quan sát con mình, giúp con nhận biết các triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả để con được phát triển khỏe mạnh, tự nhiên.

Đừng bỏ lỡ:

4.7/5 - (4 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *