Trẻ bị mụn nhọt trên đầu: Nguyên nhân và cách xử lý
Nội dung bài viết
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu là tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, mụn nhọt trên đầu có thể dẫn đến nhiễm trùng các nang tóc dẫn đến mất tóc ở trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị mụn nhọt trên đầu
Mụn nhọt là tình trạng da phổ biến, xuất hiện khi các tuyến bã nhờn bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Nhọt có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Nhọt có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở những nơi có nhiều tuyến bã nhờn bao gồm da đầu, trán, khuôn mặt, lưng, nách hoặc mông.
Ở trẻ em, da đầu thường chứa nhiều nang tóc và các nang này thường tiết ra nhiều bã nhờn. Bên cạnh đó, mồ hôi và môi trường ấm áp ở đầu của trẻ có thể tăng nguy cơ phát triển ký sinh trùng và vi khuẩn gây mụn nhọt. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị mụn trên đầu có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
1. Mụn trứng cá trên đầu
Mụn trứng cá là tình trạng tắc nghẽn các lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn gây ra. Mụn có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm cả da đầu.
Ở trẻ em, mụn trên da đầu có thể liên quan đến bã nhờn, dầu thừa, vi khuẩn gây ra. Tình trạng này dẫn đến viêm các lỗ chân lông, gây ngứa và có thể kèm theo đau đớn. Bên cạnh đó, ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì việc thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và dẫn đến mụn trứng cá.
Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh mụn trứng cá có thể liên quan đến nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ còn tồn đọng. Thông thường tình trạng này có thể cải thiện trọng 6 tháng đầu đời và không dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng.
2. Nhiễm nấm
Đôi khi mụn nhọt trên da đầu của trẻ có thể được gây ra bởi nhiễm trùng nấm hoặc bệnh hắc lào trên da đầu.
Bệnh hắc lào và nhiễm nấm da đầu thường phổ biến ở trẻ em và có thể dẫn đến các vết da sưng đỏ, đau đớn. Thông thường tình trạng này không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng các loại dầu gội chống nấm hoặc thuốc thoa trên da đầu.
3. Nhiễm chấy
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu có thể là dấu hiệu của nhiễm ve và chấy rận. Đây là những côn trùng nhỏ trên da, ký sinh và đào hang sâu dưới da, đẻ trứng và hút máu. Thiếu vệ sinh là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến nhiễm chấy trên da đầu.
Một số dấu hiệu và triệu chứng nhiễm chấy trên đầu bao gồm:
- Ngứa dữ dội ở vùng da trên đầu
- Nổi mụn đỏ, có mủ ở vùng trung tâm
- Mụn có thể trở nên lở loét và gây đau
- Có cảm giác có côn trùng đang bò trên đầu
4. Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã trên da đầu là tình trạng phổ biến và thường phổ biến ở trẻ em. Điều này có thể dẫn đến các mảng da đỏ, có vảy hoặc các nốt mụn nhọt li ti. Thông thường viêm da tiết bã có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh có tên dân gian là bệnh cứt trâu. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây ảnh hưởng đến trán và khuôn mặt của bé.
5. Bệnh chàm da đầu
Bệnh chàm là một tình trạng da phổ biến được đặc trưng bởi các mảng da đỏ, ngứa và viêm. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn và có thể dẫn đến các nốt mụn nhọt li ti, có mủ, có thể lở loét và gây đau.
6. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng là một nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến kích ứng, viêm, sưng và nổi mụn nhọt trên đầu. Tình trạng này xảy ra khi da đầu của trẻ tiếp xúc với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng da.
Ngoài ra, da đầu của trẻ cũng có thể phát triển một số triệu chứng viêm da tiếp xúc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc ánh sáng.
7. Viêm nang lông
Viêm nang lông có thể là một nguyên nhân có thể khiến trẻ bị mụn nhọt trên đầu. Tình trạng này xảy ra khi một có nhiều nang tóc trên da đầu của trẻ bị kích ứng, tổn thương do các yếu tố bên ngoài môi trường. Bụi bẩn, bã nhờn, tế bào da chết là các tác nhân phổ biến có thể gây viêm nang lông trên da đầu của trẻ.
Bên cạnh đó, đôi khi viêm nang lông có thể liên quan đến vi khuẩn Staphylococcus aureus. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể phát triển thành nhọt độc, dẫn đến sẹo da đầu và thậm chí là mất tóc.
Cách xử lý tình trạng trẻ nổi mụn nhọt trên đầu
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu có thể khó điều trị hơn các khu vực khác trên cơ thể, bởi vì khu vực này được bao phủ bởi tóc. Do đó, trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ hoặc người chăm sóc cạo tóc cho trẻ để tránh nhiễm trùng lan rộng.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số cách xử lý tại nhà và thuốc. Cụ thể các biện pháp phổ biến có thể bao gồm:
1. Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có thể chống lại các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra mụn nhọt. Theo các nhà khoa học, cơ chế kháng khuẩn của tinh dầu tràm mạnh đến mức có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn kháng kháng sinh.
Để điều trị tình trạng nổi mụn nhọt trên đầu ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các thực hiện như sau:
- Pha loãng 3 giọt tinh dầu tràm trà với 1 muỗng cà phê dầu hạnh nhân
- Ngâm một miếng bông gòn vào hỗn hợp và đặt lên các nốt mụn nhọt trên đầu
- Hỗn hợp có thể lưu lại trên da trong 4 – 5 giờ để qua đêm
- Vào buổi sáng, gội đầu với nước ấm để loại bỏ dầu thừa trên đầu
- Lặp lại các thao tác cho đến khi mụn nhọt khỏi hẳn
Lưu ý: Tinh dầu tràm trà có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, phổ biến là viêm da tiếp xúc. Do đó, không được áp dụng tinh dầu trực tiếp lên da, đặc biệt là da trẻ em để tránh gây kích ứng.
2. Giấm táo điều trị nhiễm trùng trên da đầu
Giấm táo có tính kháng khuẩn và chống nấm tự nhiên. Xoa bóp giấm táo trực tiếp lên da đầu có thể hỗ trợ giảm ngứa, hỗ trợ điều trị tình trạng mụn nhọt trên đầu của trẻ và tăng cường quá trình hồi phục da.
Giấm táo cũng hỗ trợ cân bằng nồng độ pH trên da, ngăn ngừa dầu thừa, nhiễm trùng và hình thành mụn nhọt. Bên cạnh đó, giấm táo có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da và điều trị nhiễm trùng từ bên trong.
Một cách sử dụng giấm cải thiện tình trạng trẻ bị mụn nhọt trên đầu bao gồm:
- Thoa giấm táo lên nốt mụn nhọt: Ngâm một miếng bông gòn vào giấm táo sau đó đặt trực tiếp lên nốt mụn. Thực hiện các thao tác 3 – 4 lần.
- Sử dụng trực tiếp: Giấm táo có thể loại bỏ vi khuẩn từ bên, do đó cha mẹ có thể thêm giấm táo vào thức ăn của trẻ để điều trị mụn nhọt.
3. Nha đam điều trị mụn nhọt trên đầu trẻ em
Nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhọt hiệu quả. Để cải thiện tình trạng mụn nhọt trên đầu của trẻ, cha mẹ có thể thoa gel nha đam tươi lên da đầu và để yên trong 15 – 20 phút.
Bên cạnh mụn nhọt, sử dụng nha đam có thể hỗ trợ cải thiện một số vấn đề như:
- Điều trị nhiễm nấm
- Giảm viêm, sưng và kích ứng
- Tăng cường khả năng hồi phục của da và ngăn ngừa hình thành các vết loét
- Ngăn ngừa nhiễm nấm và ký sinh trùng trên da đầu
4. Mật ong điều trị nhọt trên đầu
Điều trị mụn với mật ong là một phương pháp hiệu quả và mang lại hiệu quả cao. Mật ong nguyên chất được cho là có thể kháng khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trên da đầu.
Theo một số nghiên cứu, mật ong có thể kiểm soát hiệu quả tới 58 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn dẫn đến mụn nhọt). Do đó, đối với trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cha mẹ có thể thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên các nốt mụn nhọt, để yên trong vài phút sau đó rửa lại với nước ấm.
Thực hiện biện pháp 2 – 3 mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị phù hợp nhất.
5. Dầu dừa chữa mụn nhọt trên đầu ở trẻ em
Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa được sử dụng để chống lại các bệnh nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Đối với mụn trứng cá và mụn nhọt, dầu dừa được cho là có thể hạn chế sự phát triển của Staphylococcus aureus và ngăn ngừa mụn nhọt.
Trong trường hợp trẻ bị mụn nhọt trên đầu, cha mẹ có thể nhẹ nhàng xoa dầu dừa lên da đầu của trẻ, để dầu khô trong 3 giờ sau đó gội đầu với nước ấm. Thực hiện điều này 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến mụn nhọt hết hẳn.
Thuốc điều trị mụn nhọt trên đầu trẻ em
Trong các trường hợp mụn nhọt to, sưng đau đớn, việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản dẫn đến vết sưng. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của mụn nhọt, bác sĩ có thể đề nghị loại thuốc như:
- Thuốc kháng nấm đường uống và dầu gội chống nấm để cải thiện tình trạng nhiễm nấm trên da đầu và ngăn ngừa việc hình thành các nốt mụn nhọt mới.
- Thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi cho các trường hợp viêm nang lông hoặc nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng.
- Đối với mụn trứng cá, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng benzoyl peroxide hoặc các sản phẩm trị mụn khác để ngăn ngừa mụn và giảm kích ứng da.
Bên cạnh đó, đối với tình trạng trẻ bị mụn nhọt trên đầu có kích thước lớn, dẫn đến đau nhức dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị các thủ tục dẫn lưu mủ để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị mụn nhọt trên đầu
Đối với trẻ em thường xuyên bị mụn nhọt, việc áp dụng chế độ ăn uống chống viêm có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn và hỗ trợ điều trị mụn nhọt. Một số loại thực phẩm chống viêm có thể thêm vào chế độ ăn uống của trẻ bao gồm:
- Cá hồi và cá loại cá chứa dầu khác
- Quả óc chó
- Trà xanh
- Gừng
- Chocolate đen
- Trái cây tươi và rau xanh
- Chất béo lành mạnh từ các loại hạt
Cách ngăn ngừa mụn nhọt trên da đầu trẻ em
Bên cạnh các biện pháp điều trị, trẻ bị mụn nhọt trên đầu cần được chăm sóc da và áp dụng các biện pháp vệ sinh da đầu phù hợp. Để ngăn ngừa tình trạng mụn nhọt tái phát, cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý như:
- Vệ sinh da đầu đúng cách, gội đầu thường xuyên để loại bỏ tế bào da chết và dầu thừa.
- Tránh các chất gây kích ứng như dầu gội chứa hóa chất mạnh hoặc các loại mũ len.
- Tạo môi trường thông thoáng trên da đầu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa mụn nhọt.
Trẻ bị mụn nhọt trên đầu là tình trạng phổ biến và thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán các nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!