3 Cách Trị Ho Cho Bà Bầu Hiệu Quả Theo Từng Giai Đoạn

Mẹ bầu bị ho thường không được khuyến khích uống thuốc điều trị bởi một số thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Tổng hợp những cách trị ho cho bà bầu bằng thảo dược thiên nhiên dưới đây là sự lựa chọn lý tưởng và an toàn cho chị em bị ho trong giai đoạn mang thai.

Vì sao bà bầu bị ho? có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Dân gian tương truyền tình trạng mẹ bầu bị ho kèm theo chứng rát cổ họng ở tháng thứ 3, thứ 4 thai kỳ gọi là “ho mọc tóc”. Tức lúc này tóc của em bé bắt đầu phát triển sẽ gây kích thích cổ họng của mẹ. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe khẳng định việc thai nhi mọc tóc không có mối liên hệ nào với việc mẹ bầu bị ho. 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến thai phụ thường bị ho và đau rát cổ họng trong thời gian mang bầu.

  • Mẹ bầu bị dị ứng, kích thích: Khi mang bầu cơ địa người mẹ vô cùng nhạy cảm. Do đó họ rất dễ bị dị ứng với bụi bẩn, thời tiết thay đổi, hóa chất, phấn hoa, lông thú mèo… Đây cũng chính là tác nhân gây ho cho bà bầu. 
  • Sức đề kháng yếu dẫn tới bị viêm họng, viêm phổi: Hầu hết sức đề kháng của mẹ bầu đều bị suy giảm trong thời kỳ thai nghén. Vì vậy chị em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nếu không giữ gìn và bảo vệ tốt virus dễ dàng tấn công gây viêm họng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Thai nhi phát triển: Khi thai nhi phát triển sẽ khiến tử cung bị phình to và tạo một lực lên khoang bụng. Tình trạng này ảnh hưởng đến dạ dày khiến axit trong dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp. Trào ngược dạ dày gây viêm đường hô hấp, ho, ngứa rát cổ họng cho mẹ bầu. 
Cách trị ho cho bà bầu
Mẹ bầu bị ho do cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu dễ nhiễm vi khuẩn, virus
  • Lưu lượng máu giá tăng: Ở tuần thứ 4 thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ gia tăng, điều này gây áp lực đến các mạch máu ở khoang mũi. Đồng thời, kích thích cơ thể sản sinh ra dịch nhầy khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi, ho có đờm.
  • Mẹ bầu bị hen suyễn: Những người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn khi mang bầu có thể gặp phải một số triệu chứng liên quan tới đường hô hấp, trong đó có ho nặng tiếng. 
  • Ngoài ra, môi trường sống bị ô nhiễm, mẹ bầu hít phải khói thuốc, làm việc quá nhiều trong phòng máy lạnh cũng là một số tác nhân gây ra tình trạng ho ở mẹ bầu. 

Những cơn ho kèm đau rát cổ họng khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên sự ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào sức khỏe cũng như nguyên nhân gây ra ho cho bà bầu. Cụ thể:

  • Nếu bị ho do cảm lạnh thông thường không quá nặng thì thai nhi hoàn toàn bình thường bởi bé sẽ được môi trường nước ối bảo vệ khỏi những áp lực khi ho.
  • Trường hợp thai phụ bị ho do bị hen suyễn hay nhiễm trùng phổi thai nhi có thể bị ảnh hưởng gián tiếp. Em bé sau khi ra đời cũng có thể bị lây bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng từ mẹ. 
Cách chữa ho cho mẹ bầu
Mẹ bầu bị ho có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi
  • Trường hợp mẹ bầu bị ho do nhiễm trùng, nhiễm virus, điều trị bằng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng thai nhi có thể bị sinh non hoặc bị dị tật bẩm sinh. 
  • Khi mẹ bầu bị ho liên tục sẽ kèm theo triệu chứng chán ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược sẽ khiến thai chậm phát triển. 
  • Ho nhiều và nghiêm trọng có thể gây sảy thai trong giai đoạn phôi thai mới hình thành, chưa ổn định. Tình trạng ngừng tim thai, dọa sảy có thể xảy ra nếu mẹ bị ho nghiêm trọng do viêm đường hô hấp.

Chính vì điều này mẹ bầu cần đi khám bác sĩ khi thấy mình có những triệu chứng ho để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng tới thai nhi. 

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Những cách trị ho cho bà bầu trong từng giai đoạn thai kỳ

Tùy vào mỗi giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên áp dụng những mẹo chữa ho khác nhau để phù hợp với cơ địa cũng như sự phát triển của em bé.

1. Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh ốm vặt như sổ mũi, cảm cúm, ho,… khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đây chính là thời kỳ nhạy cảm mẹ bầu tuyệt đối không nên tìm sự hỗ trợ của thuốc tây tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật. Thay vào đó những cách chữa ho bằng nguyên liệu thiên nhiên lại là lựa chọn an toàn nhất vào lúc này. 

Mẹ bầu giảm ho bằng lê hấp đường phèn

Theo quan niệm Đông y, quả lê có vị hơi chua, tính thanh mát có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả. Bài thuốc lê hấp đường phèn giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng đờm ứ, làm loãng đờm giúp dễ dàng tống ra ngoài khi ho khạc. 

Chữa ho cho bà bầu 3 tháng đầu
Chữa ho cho bà bầu 3 tháng đầu bằng lê hấp đường phèn

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 quả lê tươi ( nên chọn lê biết rõ nguồn gốc, không thuốc bảo vệ thực vật ) rửa sạch, cắt cuống, bỏ sạch hạt.
  • Giã đường phèn rồi cho lê vào một bát con, hấp nồi cơm hoặc chưng cách thủy khoảng 25 – 20 phút. 
  • Lấy ra để nguội rồi dùng cả cái và nước sẽ cải thiện được tình trạng ho có đờm cho mẹ bầu. 

Mẹ bầu cũng nên chú ý luôn giữ ấm cho cơ thể, không làm việc quá sức để tăng thêm sức đề kháng, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.

Chanh đào trị ho cho bà bầu hiệu quả

Trong chanh chứa nhiều vitamin C có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Đồng thời chanh cũng chứa nhiều kali giúp cải thiện hoạt động của thận. Mẹ bầu chỉ cần thực hiện những bài thuốc đơn giản sau đây:

  • Chanh đào mua về ngâm rửa sạch bằng nước muối loãng
  • Thái thành lát mỏng theo chiều ngang hoặc có thể bổ đôi, giữ lại hạt.
  • Cho chanh đào vào bình thủy tinh đã được rửa sạch, cho thêm mật ong nguyên chất vào ngâm.
Chanh đào an toàn cho mẹ bầu
Chanh đào an toàn cho mẹ bầu

Thời gian ngâm khoảng 10 – 15 ngày để các hoạt chất trong chanh đào hòa quyện với mật ong. Mỗi lần mẹ bầu lấy khoảng 2 – 3 thìa cà phê uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm, mỗi ngày uống khoảng 2 lần. Cách trị ho này giúp mẹ bầu giảm được tình trạng ngứa rát cổ họng, đồng thời tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. 

Mẹo trị ho cho bà bầu từ tỏi nướng

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp mà các mẹ có thể tận dụng làm bài thuốc chữa ho đơn giản theo dân gian tại nhà. Với tính sát khuẩn, kháng viêm, tăng cường miễn dịch, mẹ bầu áp dụng cách trị ho 3 tháng đầu bằng tỏi nướng cực đơn giản mang lại hiệu quả cao. 

Tỏi nướng giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
Tỏi nướng giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
  • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi ta, để nguyên vỏ rồi gói vào trong một tờ giấy bạc nhiều lớp.
  • Cho tỏi nướng 20 giây trong lò vi sóng, hoặc có thể nướng trên bếp than. Lúc này thấy tỏi đã dậy mùi thơm. 
  • Mẹ bầu để nguội rồi bóc vỏ đem tán thành bột nhỏ. 
  • Hỏa bột tỏi với khoảng 300ml nước, khuấy đều uống mỗi ngày 3 lần giúp giảm hẳn các triệu chứng ho. 

Lưu ý: Những mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh gan, thận, tiêu chảy TUYỆT ĐỐI KHÔNG áp dụng bài thuốc trị ho từ tỏi. 

2. Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng giữa

Để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, ở thai kỳ 3 tháng giữa chị em cũng nên ưu tiên trị ho bằng các loại thảo dược có tác dụng chữa ho hiệu quả như sau:

Lá diếp cá kết hợp nước vo gạo

Với công dụng kháng viêm, làm loãng đờm, lá diếp cá là thảo dược trị ho tự nhiên được nhiều bà bầu sử dụng. Mẹ bầu có thể kết hợp thêm nước vo gạo để tăng hiệu quả trong điều trị ho. 

Cách chữa ho cho bà bầu 3 tháng giữa
Bài thuốc từ lá diếp cá và nước gạo an toàn cho cả mẹ và bé

Cách thực hiện

  • Lá diếp cá ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch để loại bỏ đất cát, vi khuẩn. 
  • Cho lá diếp cá vào nồi, thêm nước vo gạo rồi đun nhỏ lửa liu diu khoảng 15 – 20 phút. 
  • Mẹ bầu chắt lấy nước cốt uống khi còn ấm sẽ giúp giảm cảm giác đau rát cổ họng. 

Bà bầu chữa ho bằng lá hẹ

Thành phần allicin, odorin… trong lá hẹ được đánh giá như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, hoạt chất saponin còn có khả năng làm loãng đờm, chữa ho hiệu quả. 

Mẹ bầu trị ho bằng lá hẹ
Mẹ bầu trị ho bằng lá hẹ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 7 – 10 lá hẹ rồi thêm đường phèn. 
  • Cho hỗn hợp vào 1 bát nhỏ đem hấp nồi cơm hoặc chưng cách thủy khoảng 15 phút.
  • Lấy xuống và chắt nước cốt uống khi còn ấm. 
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.
  • Sử dụng cách ngày kết hợp ăn thêm hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp mẹ bầu giảm ho nhanh chóng. 

Trị ho cho bà bầu bằng gừng

Gừng có vị cay, tính nóng nên bà bầu có thể sử dụng như một cách giảm ho an toàn trong 3 tháng giữa thai kỳ. 

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ sau đó giã nát, chắt lấy nước cốt.
  • Pha 1 thìa cà phê nước cốt gừng cùng 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh; thêm nửa cốc nước ấm rồi khuấy đều. 
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần để giảm tình trạng ho kèm sổ mũi, nhức đầu.
Cách trị ho cho bà bầu
Gừng giúp giảm ho hiệu quả

Tuy nhiên bài thuốc trị ho cho bà bầu từ gừng không nên lạm dụng quá nhiều bởi có thể gây nóng ảnh hưởng tới mạch máu của thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên áp dụng mẹo chữa này dưới 5 ngày để đảm bảo an toàn cho em bé.

Chú ý: Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 rất nguy hiểm bởi khi mẹ bầu ho quá nhiều có thể dọa sảy thai. Vì thế mẹ bầu cần nhanh chóng đi tới cơ sở y tế để thăm khám để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3. Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu bị ho 3 tháng cuối tuyệt đối hết sức cẩn trọng. Bỏ túi những mẹo chữa ho dân gian dưới đây giúp mẹ thuyên giảm một số triệu chứng ho, rát cổ. 

Gừng kết hợp củ cải trắng

Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính bình có công dụng tiêu đờm, điều trị các bệnh về đường hô hấp. Khi kết hợp với gừng sẽ được hỗn hợp trị viêm họng, mẹo chữa ho ở bà bầu an toàn cho hiệu quả nhanh nhất. 

Cách thực hiện:

  • Củ cải trắng rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng giống như hạt lựu. 
  • Ép rồi chắt lấy nước cốt
  • Gừng cạo sạch vỏ, thái nhỏ, đập dập rồi đun cùng nước cốt củ cải. 
  • Đợi khoảng 10 phút thì thêm 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất. 
  • Mẹ lấy hỗn hợp này ra để nguội cho vào lọ dùng dần. 
  • Dùng cách ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 3 thìa. 

Cách trị ho cho bà bầu bằng hành tây

Ngoài tỏi, gừng, chanh thì hành tây cũng được mẹ bầu sử dụng trong việc chế biến bài thuốc trị ho hiệu quả, lành tính. 

Bài thuốc giúp mẹ bầu giảm ho bằng hành tây
Bài thuốc giúp mẹ bầu giảm ho bằng hành tây

Cách thực hiện:

  • Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi đen băm hoặc say nhuyễn
  • Trộn thêm đường phèn đã đập sẵn rồi để hỗn hợp này trong tủ lạnh qua đêm. 
  • Ngày hôm sau bà bầu lấy ra dùng 1 muỗng cà phê sẽ thấy giảm ho rõ rệt. Cách 2 tiếng bà bầu lại dùng 1 thìa. 

Lưu ý: Mẹo chữa này KHÔNG sử dụng cho mẹ bầu bị nghén hoặc bị tiểu đường.

4. Gợi ý một số loại thuốc chữa ho cho bà bầu

Việc quyết định sử dụng thuốc trị ho cho bà bầu cần tuân thủ và hỏi ý kiến kỹ của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc mẹ bầu sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.  Thực tế, đa số các loại thuốc đều có chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên khi tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp nghiêm trọng dẫn đến ho dai dẳng, bác sĩ có thể kê đơn 1 số nhóm thuốc có thành phần phù hợp với bà bầu như:

Chữa ho cho bà bầu
Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc
  • Khi bị ho do viêm họng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh dành cho phụ nữ mang thai nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Hoặc cũng có thể sử dụng nhóm beta lactam gồm các penicillin, cephalosporin…
  • Một số loại thuốc có tính kiềm nhẹ như natri bicarbonat, nước muối loãng… có thể làm trung hòa pH vùng họng. 
  • Khi mẹ bầu bị ho do viêm xoang có thể sử dụng một số loại thuốc tại chỗ sử dụng thuốc co mạch hoặc steroid xịt mũi,…
  • Bà bầu sử dụng thuốc kháng H2 trong trường hợp bị ho do trào ngược dạ dày khi ở tình trạng nặng và đã biến chứng xuống phế quản, phổi.

Lưu ý khi trị ho cho mẹ bầu để đạt hiệu quả tốt nhất

Khi áp dụng cách trị ho cho bà bầu, các mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Các mẹo chữa ho cho bà bầu đơn giản, dễ làm nhưng mẹ bầu cần áp dụng liên tục và thường xuyên cho khi chứng ho thuyên giảm. Nếu thực hiện ngắt quãng, không đều khiến ho kéo dài và chuyển sang thể mãn khó chữa, dễ tái phát. 
  • Gừng, quế, tỏi là một số nguyên liệu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Mẹ bầu cần gia giảm đủ liều lượng, tránh việc lạm dụng gây hại cho bé. 
Cách chữa ho cho bà bầu nhanh nhất
Lưu ý cần nhớ khi chữa ho cho mẹ bầu
  • Trong quá trình trị ho bằng thuốc dân gian, mẹ bầu gặp bất kỳ phản ứng nào cần dừng ngay và đi thăm khám bác sĩ. 
  • Mẹ bầu TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý mua thuốc về uống khi bị ho. Cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để tránh những hệ lụy khôn lường. 

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu bị ho

Chuyên gia y tế khuyến cáo thời kỳ mang thai mẹ bầu cần chú trọng tới vấn đề dinh dưỡng cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt khi bị ho càng cần phải tăng cường sức đề kháng để tạo hàng rào bảo vệ cả mẹ và em bé. 

  • Tăng cường rau củ quả giàu vitamin A, C, E: Thêm vào thực đơn hàng ngày những loại rau có màu xanh đậm, đỏ đậm như chanh, bưởi, khoai lang, súp lơ… Những thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng giúp cơ thể mẹ bầu được bồi bổ, đẩy lùi bệnh tật.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả, canh súp nóng cũng rất tốt cho việc thanh nhiệt, giảm ho. 
  • Uống thêm vitamin tổng hợp: Bà bầu nên uống thêm vitamin tổng hợp, đặc biệt là sắt để giúp cơ thể bổ sung khoáng chất cần thiết tăng cường sức đề kháng.
cách trị ho cho bà bầu
Mẹ bầu chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt để tăng sức đề kháng
  • Bổ sung lợi khuẩn: Mẹ bầu bổ sung vào cơ thể Probiotic hoặc lợi khuẩn để tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi. Từ đó hạn chế nguy cơ bé bị mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng khi bé ra đời. 
  • Súc miệng, họng thường xuyên: Mẹ bầu cần duy trì thói quen súc miệng, họng bằng nước muối ấm để sát khuẩn, phòng cảm cúm hiệu quả. 
  • Vệ sinh quanh nhà: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như lông thú, phấn hoa,…
  • Nghỉ ngơi: Mẹ bầu bị ho cần được nghỉ ngơi hợp lý; tránh làm việc mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Mẹ bầu bị ho – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Ho kèm rát họng là triệu chứng bình thường hay gặp ở mẹ bầu do niêm mạc hô hấp bị kích thích. Những triệu chứng này thường ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên khi những cơn ho kéo dài dữ dội có thể gây co thắt tử cung, dọa sảy thai và sinh non. 

Mẹ bầu cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ khi thấy các triệu chứng sau: 

  • Đã sử dụng cách trị ho tại nhà bằng mẹo dân gian nhưng không thấy thuyên giảm.
  • Những cơn ho dữ dội và nặng hơn
  • Ho kèm chứng sốt cao, người mệt mỏi, ớn lạnh, khó thở, ho ra máu. 

Bài viết trên đây tổng hợp những cách trị ho cho bà bầu sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên những mẹo này chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ ở thể cấp khi mẹ bầu mới phát bệnh. Trường hợp ho kéo dài lâu ngày không khỏi mẹ bầu cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *