Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ nhiều không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ nhiều không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp xử lý phù hợp.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ nhiều không
Tìm hiểu thông tin người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ nhiều không để có biện pháp xử lý phù hợp

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương, căng thẳng quá mức ở các đĩa đệm cột sống. Điều này khiến các đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến các cơn đau nhức, tê mỏi, ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng hoặc thay đổi chức năng vận động ở một số bộ phận.

Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến các đĩa đệm bất kỳ ở cột sống. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là tình trạng phổ biến nhất và có thể gây đau thần kinh tọa, dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng ở lưng dưới, đùi, đầu gối và bàn chân.

Do tình trạng dẫn đến các cơn đau nhức, khó chịu, do đó hầu hết người bệnh đều cho rằng không nên đi bộ và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tránh làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, thiếu vận động, nghỉ ngơi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng béo phì, suy giảm sức khỏe cột sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và hạn chế chuyển hóa các hoạt chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

Nhờ đúng thầy đúng thuốc nam nghệ sĩ Văn Báu (chuyên đóng vai cảnh sát hình sự) đã cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, đi lại dễ dàng, sức khỏe tăng cường. [XEM CHI TIẾT]

Theo các chuyên gia, đi bộ nhẹ nhàng được cho là một hình thức vật lý trị liệu cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Các hình thức vận động nhẹ nhàng, như đi bộ, không thể điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm nhưng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, đi bộ thường xuyên có thể giúp cơ thể tiết Endorphin, một chất giảm đau tự nhiên, hỗ trợ cải thiện các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại. Ngoài trừ đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thường xuyên đi xe đạp, bơi lội để tăng cường lượng máu lưu thông đến cơ mô, hạn chế áp lực và tình trạng thoái hóa hoặc phồng đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi lại nhiều không
Thường xuyên đi bộ có thể tăng cường sức khỏe và cải thiện các bệnh lý về cột sống

Đi bộ có tác dụng gì đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm?

Đi bộ cũng các bài tập vật lý trị liệu khác có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe cột sống, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, các tác dụng phổ biến thường bao gồm:

  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện sức khỏe ở cột sống và ngăn ngừa các cơn đau ảnh hưởng đến lưng dưới.
  • Tăng độ đàn hồi của các đĩa đệm và sự linh hoạt của xương khớp.
  • Cải thiện cấu trúc cột sống, tăng cường quá trình trao đổi chất ở các mô và thúc đẩy quá trình tự cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.
  • Hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng. Điều này có thể hạn chế áp lực tác động lên cột sống, các đĩa đệm và năng ngừa các bệnh viêm khớp.
  • Tăng cường sức khỏe ở xương, khớp và hạn chế nguy cơ loãng xương.
  • Giúp cột sống trở nên linh hoạt hơn và ngăn ngừa tình trạng vôi hóa cột sống, cứng khớp và thoát vị đĩa đệm.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sự kết hợp ở chân, hông, lưng và cột sống.

Đi bộ thường xuyên có thể cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, giúp cột sống khỏe mạnh hơn và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh xương khớp liên quan khác. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro và biến chứng không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về kế hoặc đi bộ để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý khi đi bộ cho người thoát vị đĩa đệm

Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể tự cải thiện sau 4 – 6 tuần kể cả khi người bệnh không điều trị y tế. Tuy nhiên, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các bài tập bổ sung cũng như biện pháp điều trị phù hợp.

Theo các chuyên gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể đi bộ từ từ, nhẹ nhàng trong 10 phút cho lần đầu tiền và tăng thời gian theo quá trình luyện tập. Bên cạnh đó, để đảm bảo các việc luyện tập an toàn cũng như tránh dẫn đến các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên tham khảo một số lưu ý như:

1. Nguyên tắc chung khi đi bộ

Đi bộ là hoạt động bình thường, thoải mái và là bản năng tự nhiên của con người. Do đó, khi đi bộ người bệnh chỉ cần bước đi nhẹ nhàng, thoải mái và thư giãn.

Thoát vị đĩa đệm đi bộ có tốt không
Giữ thẳng lưng khi đi bộ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh

Bên cạnh đó, để hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là thoát vị địa đệm cột sống lưng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

Giữ lưng luôn thẳng khi đi bộ, mắt nhìn về phía trước. Tránh các động tác xấu như khom lưng, cúi gập cổ hoặc ưỡn ngực về phía trước quá mức. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến đường cong tự nhiên của cột sống, tăng áp lực lên các đĩa đệm và khiến tình trạng thoái vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên tắc khi đi bộ là đặt gót chân xương trước sau đó nhún nhẹ để tiến lên. Vai và cánh tay cần thả lỏng, để xuôi theo cơ thể hoặc đánh nhịp nhàng tự nhiên theo từng bước chân.

Khi đi bộ hoặc đi dạo, cần chọn giày đi bộ phù hợp, vừa vặn, có đệm chân. Tránh các loại giày quá chật, giày thời trang ôm chặt cổ chân, điều này có thể gây đau và khó chịu ở chân.

Chọn quần áo phù hợp, rộng rãi, thoải mái và làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi khi đi bộ. Tránh các loại quần áo quá chật hoặc có chất liệu không phù hợp.

2. Thời gian phù hợp khi đi bộ

Đối với người thoát vị đĩa đệm, thời gian đi bộ mỗi lần không quá 30 phút để tránh gây áp lực và ma sát quá mức lên các đĩa đệm. Bên cạnh đó, chỉ nên đi bộ khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần.

Trong thời gian đầu khi luyện tập đi bộ, người bệnh nên đi bộ nhỏ, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần, xung quanh nhà. Quá trình này nhằm mục đích tăng cường sức chịu đựng của đĩa đệm cũng như cột sống và phòng ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đi bộ quá nhiều có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác. Ngoài ra, nếu có các tình trạng xương khớp khác, bao gồm bệnh tim mạch, khó thở hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Các lưu ý khác

Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không nên ăn uống khi đang đi bộ.
  • Không nghe nhạc, trò chuyện hoặc sử dụng điện thoại di động.
  • Nếu cảm thấy mệt, người bệnh nên dừng lại và đứng nghỉ ngơi tại chỗ. Có thể uống một lượng nước nhỏ, vừa đủ để bổ sung nước. Tuy nhiên, không nên vừa đi vừa uống.
  • Mang theo nước uống cá nhân và các thiết bị liên lạc (như điện thoại di động) cho các trường hợp cần thiết.
  • Hít thở đều đặn để tăng cường lượng oxy lên não, nuôi dưỡng các tế bào và hỗ trợ cải thiện các cơn đau.

Đi bộ với cường độ phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm và tăng cường sức khỏe cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành đi bộ điều trị thoát vị đĩa đệm.

3/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *