Cột Sống Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Cột Sống Người

Cột sống người được chia thành bốn vùng chính với nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống. Đây là cấu trúc chịu trọng lượng cơ thể và tạo ra sức mạnh cơ bắp, do đó rất dễ bị tổn thương hoặc chấn thương.

Cột sống là gì
Cột sống là cấu trúc phức tạp gồm nhiều bộ phận và chịu trách nhiệm cho sự vận động của cơ thể

Cột sống là gì?

Cột sống (hay xương sống) là xương dài bắt đầu từ nền sọ đến xương chậu có nhiệm vụ như một trụ cột để hỗ trợ trọng lượng cơ thể và bảo vệ tủy sống. Có ba đường cong tự nhiên tạo nên hình chữ “S” khi nhìn từ bên cạnh. Các đường cong này giúp xương sống chịu được trọng lượng lớn tác động cách phân bố lực đồng đều.

Cột sống được tạo thành từ 33 – 35 xương (đốt sống) xếp chồng lên nhau. Ở giữa các đốt sống là các đĩa đệm chịu trách nhiệm giảm ma sát và lực tác động. Bên cạnh đó, xương sống cũng là cơ quan hỗ trợ chính cho cơ thể, phục vụ việc đứng thẳng, uốn cong, xoay người và hỗ trợ sức mạnh cơ bắp để thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Cấu trúc và chức năng của cột sống người

Cột sống bao gồm một sự sắp xếp phức tạp của xương, khớp, cơ, dây chằng, đĩa đệm, tủy sống và dây thần kinh. Tìm hiểu một số thông tin về cấu trúc và chức năng xương sống để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý liên quan phù hợp.

1. Các phần của cột sống người

Trong giải phẫu người, cột sống hay xương sống bao gồm 33 – 35 đốt sống, xương cùng, các đĩa đệm cột sống, xương cụt ở phía cuối lưng. Chức năng chính của xương sống là bảo vệ tủy sống (được chứa bên trong ống tủy sống) và nâng đỡ cơ thể.

Cột sống có bốn vùng chính được đặt tên tùy theo vị trí từ trên xuống dưới. Cấu tạo cột sống người thường bao gồm:

– Cột sống cổ:

Cổ hỗ trợ trọng lượng của đầu và bảo vệ các dây thần kinh chạy từ não đến các phần còn lại của cơ thể.

Một người bình thường, khỏe mạnh có 7 đốt (xương) sống cổ được đánh số từ C1 đến C7. Hai đốt sống cổ đầu tiên (C1 và C2) nằm tách biệt và chịu trách nhiệm cho việc cử động cổ. Đốt sống C1 nằm giữa hộp sọ và phần còn lại của cột sống. C2 có hình chiếu xương vừa với mỗi lỗ nhỏ vừa với đốt sống đội và cho phép cổ xoay.

Đường cong ở cột sống cổ hơi cong vào trong, giống như chữ “C”.

Xương cột sống người
Các đốt sống cổ bảo vệ tủy sống và hệ thống các dây thần kinh

Hầu hết các nguyên nhân gây đau hoặc khó chịu ở cổ liên quan đến căng cơ, dây chằng hoặc gân và thường có thể tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần điều trị y tế bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

Trong trường hợp đau cổ kéo dài hơn 2 tuần đến 3 tháng và có thể gây đau cánh tay, tê hoặc ngứa ran, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các vấn đề xương sống. Điều này có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống cổ hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cổ.

– Cột sống ngực:

Cột sống ngực có cấu tạo từ 12 đốt sống, được đánh dấu từ T1 đến T12 ở phần ngực, còn được gọi là phần lưng trên. Đường cong của xương sống ngực uốn cong ra ngoài tương tự như hình chữ “C” ngược.

Các xương sườn được gắn vào các đốt sống ngực cung cấp sự ổn định, hỗ trợ cấu trúc ở lưng trên và hạn chế các cử động liên quan. Cột sống ngực về cơ bản là một cái lồng mạnh mẽ được thiết kế để bảo vệ các cơ quan quan trong bao gồm tim và phổi.

Phần lưng trên cơ thể không được thiết kế để chuyển động, do đó rất ít khi hao mòn hoặc chấn thương xuất hiện ở vùng xương sống này. Tuy nhiên, cơ lưng và cơ vai lớn thường hoặc các khớp ở lưng trên rất dễ bị tổn thương, tác động. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau lưng, đau vai, đau thương vị.

Mặc dù rất ít phổ biến nhưng đôi khi các vấn đề xương sống như thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cũng có thể xảy ra.

Chức năng của cột sống
Cột sống ngực là bộ phận bảo vệ nhiều cơ quan bên trong lồng ngực

– Cột sống thắt lưng:

Cột sống thắt lưng (lưng dưới) thường bao gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 đến L5. Bên cạnh đó, một số người có thể có 6 đốt sống lưng. Xương sống thắt lưng có nhiệm vụ kết nối xương sống ngực với xương chậu, thường chịu phần lớn trọng lượng cơ thể và là đốt sống lớn nhất.

Cột sống lưng dưới được thiết kế để chuyển động và chịu trọng lượng cơ thể, do đó rất dễ bị tổn thương. Chuyển động ở xương sống thắt lưng được phân chia thành 5 phân đoạn bao gồm:

Hầu hết các chuyển động ở xương sống thắt lưng là ở L3 – L4 và L4 – L5. Vì vậy những phân đoạn này dễ bị tổn thương, vỡ do hao mòn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm xương khớp hoặc bệnh phồng đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm.

Hai đĩa đệm ở đốt sống thấp nhất (L4 – L5 và L5 – S1) chịu nhiều áp lực nhất và có khả năng thoát vị cao nhất. Tình trạng này có thể gây đau lưng dưới và có thể gây tê lan tỏa đến chân, xuống bàn chân (đau thần kinh tọa).

Phần lớn các cơn đau ở lưng dưới là do căng cơ. Tuy nhiên, đôi khi chấn thương nghiêm trọng ở lưng dưới có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, cơ mô mềm, cơ có thể cung cấp máu và chất dinh dưỡng để tự chữa lành, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Giải phẫu cột sống
Xương sống thắt lưng là khu vực chịu nhiều lực tác động trong cơ thể

– Vùng xương cùng:

Vùng xương cùng (phần dưới cùng của xương sống) tạo nên khu vực phía sau xương chậu. Khu vực xương cùng có một đốt sống hình thành trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Xương cùng có hình dạng như hình tam giác nằm ở giữa hai xương chậu và có nhiệm vụ kết nối xương sống với phần dưới của cơ thể. Bên dưới xương chậu là một xương nhỏ gọi là xương đuôi, là một xương chuyên biệt khác, được tạo ra bởi sự hợp nhất một số xương nhỏ hơn trong quá trình phát triển.

Các cơn đau ở xương cùng  thường được gọi là rối loạn chức năng khớp sacroiliac (hay còn gọi là khớp SI). Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Cột sống that lưng
Xương cùng là phần dưới cùng của cột sống và tạo nên xương chậu

2. Các đốt sống

Các đốt sống xếp chồng lên nhau tách biệt bởi các đĩa đệm để tạo nên cột sống chắc chắn. Các đốt sống hoạt động như một cột hỗ trợ xương sống và giữa khoảng một nửa trọng lượng cơ thể.

Mỗi khu vực của xương sống khác biệt về chức năng và hình thức. Cụ thể như sau:

  • Cột sống cổ tử: Cột sống cổ có 7 đốt sống được đánh số từ C1 đến C7. Không giống các phần còn lại của xương sống, các đoạn ở xương sống cổ chứa các lỗ mở ở mỗi đốt sống để đưa các mạch máu lên não. Các đốt sống cổ cũng chịu trách nhiệm bảo vệ tủy sống và kết nối não và phần còn lại của cơ thể.
  • Đốt sống cột sống ngực: Các đốt sống ngực rất ít chuyển động vì vậy ít chấn thương hoặc hao mòn tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực này. Tuy nhiên, do chịu trọng tải lớn nê các đốt sống ở lưng trên rất dễ gãy do bị nén, đặc biệt là ở bệnh nhân loãng xương. Những tổn thương, bao gồm gãy xương, có thể dẫn đến đau lưng mãn tính và gây biến dạng xương sống.
  • Đốt sống cột sống thắt lưng: Xương sống thắt lưng được chia thành 5 đốt, được đánh số từ L1 – L5 và là cơ quan chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Khoảng 50% lực uốn cong về phía trước xảy ra ở hong và 50% xảy ra ở thắt lưng (lưng dưới). Do đó, khu vực cột sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương, hao mòn tự nhiên và dẫn đến một số bệnh lý cột sống.

3. Đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm cột sống là những miếng đệm tròn, phẳng, nằm giữa các đốt sống. Một người bình thường khỏe mạnh có 23 đĩa đệm với 3 chức năng chính bao gồm:

  • Nằm giữa các đốt sống và hấp thụ lực tác động vào xương sống.
  • Kết nối và giữ chặt các đốt sống với nhau.
  • Cho phép các khớp di chuyển nhẹ nhàng, linh hoạt trong xương sống và đảm bảo các hoạt động hàng ngày.

Đĩa đệm thực chất bao gồm 2 phần cơ bản là phần bao xơ bên ngoài và phần lõi mềm bên trong. Cụ thể như sau:

  • Bao xơ (xơ Annulus): Là phần bên ngoài của đĩa đệm, có hình tròn, dẹt, cứng và được tạo thành từ các sợi đồng tâm, bao quanh các lõi bên trong.
  • Nhân nhầy: Nhân nhầy là phần lõi mền bên trong chứa chứa 80% là nước với nhiệm vụ chính là chịu tải trọng của cơ thể, duy trì sức mạnh và đảm bảo sự dẻo dai.

Theo thời gian các đĩa đệm cột sống có thể bị thoái hóa, trở nên cứng hơn và dẫn đến nhiều bệnh lý bao gồm phồng đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể gây đau và tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh.

Xương cột sống của người gồm có
Đĩa đệm cột sống có nhiệm vụ giảm ma sát và hạn chế lực tác động lên cột sống

4. Tủy sống và rễ thần kinh

Tủy sống bắt đầu từ não đến xương sống, ngực và kết thúc ở phần dưới của xương sống ngực. Tủy sống không đi qua thắt lưng (lưng dưới). Sau khi tủy sống dừng lại ở xương sống ngực, các rễ thần kinh phân bố khắp cơ thể tương tự như đuôi ngựa và thoát khỏi xương sống.

Do đó, xương sống thắt lưng không có tủy sống. Vì vậy ngay cả những tình trạng nghiêm trọng bao gồm thoát vị đĩa đệm hoặc chấn thương xương sống ở lưng thường không gây liệt (mất chức năng vận động ở chân).

5. Mô mềm

Các mô mềm, cơ, và gân có trách nhiệm nâng đỡ xương sống, giữ xương sống thẳng đứng và cho phép cơ thể di chuyển, xoắn, xoay và uốn cong theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, các cơ và mô mề cũng liên kết các xương và tăng sức mạnh cho các khớp.

Chức năng chính của cột sống

Cột sống có 3 chức năng chính bao gồm:

  • Bảo vệ tủy sống và các cấu trúc xung quanh.
  • Hỗ trợ cấu trúc và cân bằng cơ thể để duy trì các tư thế đứng thẳng. Bên cạnh đó, xương sống cũng đảm bảo sự liên kết, linh hoạt của các hoạt động hàng ngày.
  • Đảm bảo sự linh hoạt của cơ thể bao gồm các hoạt động như uốn cong, xoắn, xoay và thực hiện các chuyển động khác.

Các bệnh lý thường gặp ở cột sống

Một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng đĩa đệm bị vỡ, phình hoặc trượt khỏi vị trí ban đầu và có thể dẫn đến các cơn đau hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Là tình trạng hao mòn các đĩa đệm theo theo gian và các thể dẫn đến những cơn đau lưng hoặc đau cổ cấp tính.
  • Hẹp ống sống: Hẹp ống xương sống là tình trạng được gây ra bởi sự thu hẹp không gian xung quanh tủy sống, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh xương sống. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau, tê, ngứa ran và yếu cơ. Các trường hợp nghiêm trọng cũng có thể gây ra các vấn đề về bàng quang và ruột.
  • Vẹo cột sống: Là tình trạng biến dạng ở xương sống và có thể dẫn đến nhiều vấn đề như đau lưng mãn tính hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và tim.
  • Khối u cột sống: Các khối u cột sống có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của xương sống từ cổ xuống đến xương cùng. Khối u có thể là lành tính hoặc ác tính có thể gây đau gần ở xương sống, tê, ngứa ran, yếu ở tay chân hoặc gây mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Gãy cột sống: Gãy xương sống (gãy đốt sống) thường liên quan đến trượt, ngã hoặc tai nạn và phổ biến hơn ở bệnh nhân viêm khớp hoặc những người chơi các môn thể thao tác động mạnh. Gãy xương sống cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh gây tê liệt và ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.
  • Gù cột sống: Là một tổn thương ở xương sống gây biến dạng lưng tròn. Nếu không được tiều trị có thể gây ảnh hưởng đến tư thế và các hoạt động thường ngày.
  • Đau thần kinh tọa: Đây là tình trạng đau các dây thần kinh ở hông và vùng dưới xương chậu. Các dây thần kinh này được hình thành từ đoạn dưới của tủy sống và được từ rễ thần kinh thắt lưng và xương chậu. Bất cứ sự chèn ép hoặc kích thích nào đến các rễ thần kinh này đều có thể dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Cột sống là một cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều dây thần kinh, xương, khớp, gân, dây chằng và các cơ đan xen vào nhau. Đây cũng là bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo sự linh hoạt ở lưng, cổ và các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, tìm hiểu cấu tạo của cột sống để có biện pháp chăm sóc phù hợp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin xem thêm

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *