Bị thoát vị đĩa đệm suốt 10 năm, nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng đã tìm được giải pháp phục hồi vận động và hết đau nhức sau 3 tháng điều trị. [Xem ngay để khỏi bệnh]

Đĩa Đệm Là Gì, Nằm Ở Đâu? Chức Năng & Vấn Đề Hay Gặp

Đĩa đệm cột sống là các mô mềm ở giữa đốt sống trong cột sống. Các đốt sống riêng lẻ được ngăn cách bởi các đĩa đệm giúp giảm ma sát, tăng cường tính linh hoạt và giúp cơ thể thực hiện nhiều hoạt động.

Đĩa đệm
Đĩa đệm là mô mềm giữa các đốt sống hỗ trợ phân tán lực và giảm ma sát ở cột sống

Đĩa đệm cột sống là gì? Nằm ở đâu?

Đĩa đệm là miếng đệm cao su nằm ở giữa các đốt sống (các xương chuyên biệt tạo nên cột sống). Mỗi đĩa có hình dạng như một viên nang phẳng, tròn có đường kính khoảng 1 inch và dày khoảng 1/4 inch.

Tổng chiều dài của các đĩa đệm chiếm khoảng 1/4 chiều dài của cột sống. Tuy nhiên, kích thước và chiều dài của đĩa đệm giảm dần theo thời gian khi cơ thể lão hóa và khi các đĩa đệm bị mất lượng nước cần thiết.

Một người trưởng thành khỏe mạnh có tổng cộng 23 đĩa trong cột sống. Các vấn đề, bệnh lý xảy ra ở bất kỳ đĩa đệm nào cũng có thể gây ra các triệu chứng như đau tại vị trí bị ảnh hưởng hoặc các dây thần kinh xung quanh.

Bên cạnh đó, đĩa đệm cột sống cổ và đĩa đệm cột sống thắt lưng thường chịu nhiều tác động, lực kéo căng. Điều này khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa, tổn thương, hao mòn theo thời gian và gây thoát vị đĩa đệm.

Khi đĩa đệm bị vỡ ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến có thể dẫn đến đau lưng dưới, đau chân và các triệu chứng khác như tê và yếu. Ở cổ, thoái hóa đĩa đệm có thể dẫn đến đau và các triệu chứng khác ở cổ, vai, cánh tay và các ngón tay.

Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm bao gồm hai phần chính là phần bao xơ bên ngoài và nhân mềm bên trong. Cụ thể, cấu tạo đĩa đệm như sau:

  • Bao xơ cứng: Là phần bao bên ngoài của đĩa đệm, hình tròn cứng bao gồm các tấm sợi đồng tâm (lamellae) và bao quanh phần nhân mềm bên trong.
  • Phần nhân mềm: Là phần lõi bên trong (nhân nhầy) chứa gel nhầy, chất lỏng và có nhiệm vụ phân phối đồng đều áp lực lên cấu trúc cột sống.

Phần bao xơ cứng và phần nhân nhầy bên trong của đĩa đệm khớp với nhau như hai hình trụ đồng tâm. Phần bên ngoài của đĩa có các đĩa cuối sụn khớp để cố định đĩa vào đốt sống bên trên và bên dưới.

Khoảng 80% của đĩa đệm là nước để đảm bảo các hoạt động và chức năng. Do đó, bổ sung nước và chất lỏng thường xuyên cũng góp phần bảo vệ đĩa đệm, cột sống và ngăn ngừa nhiều bệnh lý về cột sống.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Chức năng chính của đĩa đệm là giảm áp lực và hạn chế ma sát lên cột sống

Đĩa đệm trong cột sống có ba chức năng chính bao gồm:

  • Hấp thụ sốc trong cột sống, giữa mỗi đốt sống xương, hạn chế lực tác động trực tiếp đến cột sống.
  • Có tác dụng như những dây chằng cứng nối các đốt sống của cột sống với nhau.
  • Hỗ trợ chức năng cột sống, giúp thực hiện các động tác, di chuyển nhẹ trong cột sống.

Các vấn đề thường gặp ở đĩa đệm

Đĩa đệm là bộ phận chịu nhiều áp lực, ma sát để đảm bảo các hoạt động của cơ thể, do đó rất dễ bị tổn thương. Một số tổn thương và bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm thường bao gồm:

1. Căng đĩa đệm

Căng đĩa xảy ra khi có bất kỳ chấn thương như bong gân ở các bộ phận khác của cơ thể. Áp lực tác động lớn hoặc kéo căng quá mức cho bất kỳ mô mềm nào của cơ thể (như dây chằng, gân hoặc cơ bắp) có thể gây tổn thương, căng đĩa đệm và gây đau.

Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, tình trạng này có thể gây kích ứng, viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Căng đĩa đệm có thể dẫn đến các cơn đau ở vị trí bị ảnh hưởng

2. Bệnh thoái hóa đĩa đệm

Các đĩa đệm ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên thường chứa đầy chất lỏng và ngậm nước. Tuy nhiên hàm lượng nước của đĩa giảm dần theo thời gian cho đến khi đĩa đệm mất nước hoàn toàn và trở nên khô cứng.

Quá trình lão hóa bình thường này có thể làm tăng ma sát giữa xương, dẫn đến tổn thương và kích ứng xung quanh đĩa đệm.  Tình trạng này được gọi là thoái hóa đĩa đệm tự nhiên.

Thông thường, thoái hóa đĩa đệm do lão hóa tự nhiên không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng nhưng một số người có thể bị đau. Đặc trưng phổ biến nhất là gây đau lưng và có thể nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu hoặc khi người bệnh thực hiện một số hoạt động.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng ở người cao tuổi.

3. Phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm hay phình đĩa đệm là thuật ngữ để mô tả tình trạng một đĩa đệm di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các dây chằng, cơ, các đốt sống và tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép tủy
Phồng đĩa đệm có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm xảy ra khi phần bao hoạt dịch bên ngoài bị suy yếu và nhân nhầy chảy ra bên ngoài. Khi tiếp xúc với các cấu trúc bên ngoài, đặc biệt là các dây thần kinh xung quanh đĩa đệm có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau dây thần kinh (thường ảnh hưởng đến các chi dưới)
  • Thay đổi chức năng thần kinh (gây tê, châm chích hoặc ngứa)
  • Gây đau và ảnh hưởng đến một số hoạt động bình thường của người bệnh

Phình đĩa đệm thường phổ biến nhất ở lưng dưới và gây đau lưng dưới. Phồng đĩa đệm thường không phổ biến ở người cao tuổi. Bởi vì khi cơ thể lão hóa, các đĩa đệm bị mất nước, trở nên khô cứng và ít nguy cơ bị lồi đĩa đệm.

4. Đau thần kinh toạ

Đau thần kinh tọa là cơn đau xuất hiện khi các dây thần kinh tọa bị kích thích. Cơn đau có thể lan tỏa từ cột sống đến mông, mặt sau của đùi, chân và lòng bàn chân. Đau thần kinh tọa thường có thể gây thay đổi chức năng dây thần kinh. Tình trạng này có thể gây thay đổi cảm giác ở chi dưới bị ảnh hưởng, chẳng hạn như  tê hoặc châm chích.

Phình đĩa đệm là một nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Các dây thần kinh cột sống thường có một khoảng không gian để hoạt động bên trong cột sống mỗi khi cơ thể di chuyển. Tuy nhiên khi bị phồng đĩa đệm, đĩa đệm có thể chèn ép các dây thần kinh cột sống và cản trở quá trình di chuyển của các dây thần kinh. Điều này dẫn đến các cơn đau thần kinh, kích ứng, viêm cục bộ và tăng nguy cơ viêm khớp ở một số vị trí.

5. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh. Điều này dẫn đến các cơn đau và viêm ở vị trí bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng khác, chẳng hạn như tê, ngứa ran hoặc yếu, thường di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh. Do đó, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có gây ra đau dọc theo dây thần kinh tọa qua lưng trong khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau đớn lan tỏa ra qua cánh tay.

đĩa đệm là gì
Thoát vị đĩa đệm có thể gây tê ngứa hoặc suy yếu ở khu vực bị ảnh hưởng

6. Dây thần kinh bị chèn ép

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép các dây thần kinh. Các triệu chứng của một dây thần kinh bị chèn ép bao gồm:

  • Mất cảm giác ở tay hoặc chân bị ảnh hưởng
  • Yếu cơ
  • Tê ở những khu vực bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác châm chích và ngứa ở các khu vực bị ảnh hưởng
  • Đau nhói hoặc nóng rát tỏa ra bên ngoài da

Ngoài ra, một số nguyên nhân và bệnh lý có thể gây chèn ép các dây thần kinh thường bao gồm:

  • Bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương
  • Béo phì
  • Chuyển động lặp đi lặp lại từ công việc

Phòng ngừa bệnh liên quan đến đĩa đệm

Một số nguyên nhân và bệnh lý gây ảnh hưởng đến đĩa đệm không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm bằng một số lưu ý như:

  • Sử dụng các kỹ thuật nâng thích hợp. Không nên uốn cong ở thắt lưng khi nâng đồ vật, thay vào đó hãy cong đầu gối và giữ thẳng lưng. Nâng đồ vật bằng cơ bắp chân để giúp bạn hỗ trợ lực và ngăn ngừa các ảnh hưởng đến đĩa đệm.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh bởi vì trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lên lưng dưới, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Thực hành tư thế tốt khi đi, ngồi, đứng và kể cả lúc ngủ. Khi đứng và ngồi cần giữa cho thắt lưng luôn thẳng, không uốn cong lưng.
  • Không ngồi quá lâu trong một thời gian dài, vận động sau 30 phút để hỗ trợ cải thiện các vấn đề lưng và cột sống.
  • Hạn chế mang giày cao gót.
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ bắp ở lưng, chân và bụng khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá.
  • Ăn uống lành mạnh, cân đối, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe cột sống.

Đĩa đệm là bộ phận hạn chế lực tác động và giảm ma sát ở các đốt sống và ngăn ngừa các bệnh lý ở cột sống. Đĩa đệm có thể bị hao mòn theo thời gian hoặc do các tư thế hoạt động không phù hợp và dẫn đến các cơn đau nhức, mất chức năng ở một số bộ phận. Do đó, nếu nhận thấy các cơn đau hoặc dấu hiệu bệnh lý đĩa đệm, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm và điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *