Thoát vị đĩa đệm có đá bóng, chơi thể thao được không?

Thoát vị đĩa đệm có chơi đá bóng, chơi thể thao được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Chuyên gia khuyến cáo, để quá trình hồi phục bệnh diễn ra tốt nhất thì người bệnh vẫn có thể chơi thể thao. Tuy nhiên, cần tránh xa các bộ môn thể thao yêu cầu vận động cột sống nhiều, thay vào đó hãy tìm đến các bộ môn thể dục nhẹ nhàng hơn.

Đá bóng là bộ môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh xa nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn
Đá bóng là bộ môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh nếu không muốn bệnh nặng hơn

Thoát vị đĩa đệm có nên chơi đá bóng không?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy nằm ở chính giữa đĩa đệm bị thoát ra khỏi vòng sợi và tràn ra bên ngoài. Lúc này, chúng sẽ chèn ép lên ống sống, dây chằng và rễ thần kinh gây đau nhức, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng thường gặp nhất là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng.

Vậy người bị thoát bị đĩa đệm có nên chơi đá bóng không? Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, đá bóng là bộ môn thể thao mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh xa. Chơi đá bóng yêu cầu người bệnh phải xoay người thường xuyên, chạy liên tục và sút bóng mạnh. Những cử động trong môn thể thao này sẽ tác động tiêu cực đến vùng cột sống, làm gia tăng chấn thương và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, việc phải tranh giành và cướp bóng trên sân cỏ giữa các người chơi cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải một số chấn thương không mong muốn như gãy tay chân, chấn thương sống lưng,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng thì người bị thoát vị đĩa đệm cần phải nói không với bộ môn thể thao này.

Thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không?

Người bị thoát vị đĩa đệm không nên chơi bóng đá để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, vậy còn những bộ môn thể thao khác thì sao? Với những người bị thoát vị đĩa đệm, tập luyện thể dục thể thao theo một chế độ khoa học là điều rất cần thiết để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang mức độ nặng. Đồng thời, tập luyện thể dục thể thao còn giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn, hạn chế gây ra triệu chứng cứng khớp và teo cơ ảnh hưởng đến hoạt động sau này.

Nhờ đúng thầy đúng thuốc nam nghệ sĩ Văn Báu (chuyên đóng vai cảnh sát hình sự) đã cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, đi lại dễ dàng, sức khỏe tăng cường. [XEM CHI TIẾT]
Tập luyện thể thao mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng vầ phục hồi tổn thương do bệnh gây ra
Tập luyện thể thao mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và phục hồi tổn thương do bệnh gây ra

Tuy nhiên chế độ tập luyện của người bị thoát vị đĩa đệm thường khắt khe hơn rất nhiều. Để đảm bảo an toàn thì bạn phải thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn tập luyện đúng cách với cường độ phù hợp, tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Chuyên gia xương khớp cho biết, người bị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể chơi thể thao bình thường, nhưng số bộ môn chơi được sẽ bị hạn chế.

Thoát vị đĩa đệm nghĩa là cột sống đang bị tổn thương và có một số hạn chế trong vận động, vì vậy người bệnh sẽ không thể thực hiện một số bộ môn thể thao cần sự linh hoạt và vận động quá nhiều của cột sống. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng ít tạo áp lực lên đĩa đệm tại cột sống, cách này vừa mang lại lợi ích đối với sức khỏe vừa có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh.

Môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên chơi

Việc lựa chọn tham gia bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng bệnh có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh, cách này sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Ngược lại, nếu chơi bộ môn không phù hợp sẽ khiến các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là các bộ môn thể thao nên và không nên chơi khi bị thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo:

Bộ môn thể thao nên chơi

Một số bộ môn thể thao có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tại nhà được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tăng cường tập luyện là:

– Đi bộ: Đi bộ là bài tập thể dục mang lại rất nhiều tác động tích cực đến sức khỏe và có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Đi bộ mang lại hiệu quả tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, kích thích tuần hoàn máu đến vùng cột sống giúp quá trình làm lành tổn thương diễn ra tốt hơn. Bạn chỉ cần dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày, duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt.

Cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cách thực hiện tư thế yoga rắn hổ mang
Cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cách thực hiện tư thế yoga rắn hổ mang

– Yoga: Một trong những bộ môn thể thao có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt mà người bị thoát vị đĩa đệm không nên bỏ qua là yoga. Các tư thế trong yoga sẽ có tác dụng kéo giãn cột sống giúp chúng trở nên linh hoạt hơn, đồng thời kích thích máu tuần hoàn máu để làm lành tổn thương. Một số tư thế yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm là thiền, tư thế rắn hổ mang, bài tập bắc cầu,…

– Bơi lội: Khi bơi lội tất cả các bộ phận trên cơ thể sẽ được thả lỏng, đồng thời vùng cột sống cũng được thư giãn và không bị trọng lượng cơ thể đè ép. Bên cạnh đó, khi bơi lội cơ thể sẽ được nước massage giúp kích thuần tuần hoàn máu và tạo cảm giác thoải mái. Chính vì thế, bơi lội là bộ môn thể thao được chuyên gia khuyến khích người bị thoát vị đĩa đệm nên tham gia.

– Đạp xe: Đạp xe là bộ môn thể dục có khả năng giảm đau rất hiệu quả nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của lưng và hông. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện đúng cách và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Đạp xe sai cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia xương khớp trước khi thực hiện.

– Tập xà đơn: Đây là bộ môn thể dục đơn giản giúp chúng ta rèn luyện thể lực và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt. Khi tập xà đơn các đốt sống sẽ được kéo giãn giúp giảm đau, hỗ trợ đưa nhân nhầy về với vị trí ban đầu, giảm co cứng khớp và kích thích tuần hoàn máu đến cột sống để làm lành tổn thương.

Bộ môn thể thao không nên chơi

Bên cạnh các bộ môn thể thao nên tham gia ở trên, người bệnh cũng nên chú ý tránh xa các bộ môn dưới đây để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:

– Chạy bộ: Đi bộ là bộ môn thể thao được chuyên gia khuyến khích người bị thoát vị đĩa đệm nên tập luyện nhưng đối với bộ môn chạy bộ thì không. Khi chạy bộ cơ thể sẽ di chuyển liên tục và khiến trọng lượng của cơ thể sẽ dồn hết vào chân và thắt lưng, điều này sẽ hình thành áp lực lớn lên đĩa đệm và tạo điều kiện cho bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng.

Chạy bộ sẽ gia tăng áp lực lên cột sống và khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn
Chạy bộ sẽ gia tăng áp lực lên cột sống và khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn

– Nâng tạ: Nâng tạ cũng là một trong những bộ môn thể thao người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh xa. Để có thể nâng tạ lên cao thì yêu cầu người chơi phải có sức mạnh cột sống và thắt lưng thật tốt để chịu toàn bộ sức lực của tạ. Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm mà chơi nâng tạ sẽ khiến cho cột sống bị chấn thương nghiêm trọng và xuất hiện cơn đau dữ dội.

– Bóng rổ, bóng chuyền: Đây là bộ môn thể thao yêu cầu phải có những cú xoay người liên tục, bức tốc và tranh chấp với người chơi. Vì thế, chúng cũng sẽ tác động không tốt đến cột sống và gia tăng nguy cơ chấn thương cột sống. Vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm cũng không nên tham gia bộ môn thể thao này.

– Cầu lông: Cũng tương tự như bộ môn đá bóng, chơi cầu lông yêu cầu bạn phải liên tục nhảy, đập và chạy khắp sân để đón lấy cầu. Điều này sẽ gián tiếp tác động tiêu cực đến cột sống, nếu không cẩn thận có thể bị chấn thương vai. Vì thế, cầu lông cũng được xếp vào nhóm bộ môn thể thao không nên chơi khi bị thoát vị đĩa đệm.

– Tennis: Đây là bộ môn thể thao được giới thượng lưu rất yêu thích. Khi chơi tennis, yêu cầu người bệnh phải có sức mạnh vùng thắt lưng thật tốt để thực hiện những cú xoay người liên tục khi đỡ bóng. Những người bị thoát vị đĩa đệm nếu chơi môn thể thao này sẽ dễ gây rách đĩa đệm và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi chơi thể thao dành cho người thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số điều mà người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý khi chơi thể thao để đảm bảo an toàn và tránh gây tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh:

Khởi động làm nóng người trước khi chơi thể thao để tránh bị chấn thương
Khởi động làm nóng người trước khi chơi thể thao để tránh bị chấn thương
  • Trước khi chơi bất kỳ bộ môn thể thao nào bạn cũng phải chú ý khởi động làm nóng cơ thể trước. Cách này sẽ có tác dụng bôi trơn các khớp giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn, từ đó hạn chế được những chấn thương không đáng có khi chơi.
  • Nên duy trì thói quen chơi thể thao từ 15 – 30 phút mỗi ngày mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh. Không nên tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập luyện để đẩy nhanh hiệu quả mang lại, điều này sẽ gây phản tác dụng và khiến bệnh nhanh chóng tiến triển nặng.
  • Để đảm bảo an toàn thì khi chơi thể thao bạn phải thực hiện đúng cách và đúng tư thế, tránh gây áp lực quá lớn lên đĩa đệm khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi chơi thể thao. Hãy sử dụng một bữa ăn nhẹ trước đó giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động thể thao.
  • Bên cạnh việc tập luyện thể dục thể thao, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân mỗi ngày. Hãy tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm có tác động tích cực đến xương khớp và mang lại hiệu quả giảm đau.

Bị thoát vị đĩa đệm bạn vẫn có thể chơi thể thao bình thường nhưng phải lựa chọn các bộ môn ít tác động đến vùng cột sống để tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh,… Tốt nhất, bạn nên thăm khám chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe và mức độ bệnh trạng, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các bộ môn nên và không nên chơi để hỗ trợ điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *