Bị thoát vị đĩa đệm suốt 10 năm, nghệ sĩ ưu tú Phú Thăng đã tìm được giải pháp phục hồi vận động và hết đau nhức sau 3 tháng điều trị. [Xem ngay để khỏi bệnh]

Cách Nhận Biết, Chẩn Đoán Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Nhanh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến có thể ảnh hưởng đến cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng, bệnh có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh để có biện pháp khắc phục phù hợp.

bệnh thoát vị đĩa đệm
Nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm để có biện pháp điều trị phù hợp

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ mô tả tình trạng khi các đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu hoặc bị vỡ và khiến nhân nhầy bị đẩy ra bên ngoài.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng và gây kích thích các dây thần kinh ở khu vực xung quanh. Phụ thuộc vào vị trí thoát vị, người bệnh có thể cảm thấy đau, tê, yếu ở cánh tay, vai hoặc chân.

Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh

Một đĩa đệm thoát vị thường xảy ra ở cột sống thắt lưng (lưng dưới) hoặc cột sống cổ. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra ở cột sống ngực (lưng trên). Mỗi vị trí thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các triệu chứng đau khác nhau.

1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất có thể dẫn đến đau thắt lưng, đau lưng dưới (đau thần kinh tọa). Khoảng 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống lưng xảy ra ở đốt sống L4 – L5 và L5 – S1. Điều này dẫn đến các cơn đau dây thần kinh ở L5, S1 và được gọi là đau dây thần kinh tọa.

Cách phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gây đau lưng dưới và các triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Triệu chứng phổ biến nhất là gây đau chân (hay đau thần kinh tọa). Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác như:

  • Thoát vị đĩa đệm L4 – L5: Gây đau dây thần kinh tọa dẫn đến yếu các ngón chân, mắt cá chân và có thể gây mất khả năng nâng hoặc cử động các ngón chân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cảm thấy tê và đau nhức ở đầu bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm L5 – S1: Có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh S1 và gây đau thần kinh tọa. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy yếu ớt ở các ngón chân và đôi khi có thể mất cảm giác ở ngón chân, gây khó chịu khi đứng thẳng. Bên cạnh đó, một số người bệnh có thể bị tê, đau lan tỏa xuống lòng bàn chân và mặt bên ngoài của bàn chân.

2. Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường ít phổ biến hơn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, nếu cột sống cổ chịu nhiều áp lực hoặc thường xuyên thực hiện các động tác xấu, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau và tê ngứa ở vai hoặc cánh tay

Các triệu chứng và cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm C4 – C5: Có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh C5 khiến người bệnh cảm thấy yếu cơ ở cánh tay trên những thường không cảm thấy ngứa ran hoặc tê. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy đau vai.
  • Thoát vị đĩa đệm C5 – C6: Dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh C6 gây yếu cơ bắp tay (cơ phía trước cánh tay trên) và cơ duỗi cổ tay. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tê, ngứa ran ở các ngón tay cái của bàn tay.
  • Thoát vị đĩa đệm C6 – C7: Dẫn đến chèn ép rễ thần kinh C7, gây ra các cơn đau ở phía sau cánh tay trên, kéo dài đến cẳng tay và ảnh hưởng đến các cơ co duỗi của ngón tay. Người bệnh cũng có thể cảm thấy tê, ngứa ran kèm các cơn đau lan tỏa xuống các ngón tay.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C7 và đoạn ngực 1 (C7 – T1): Gây ra chèn ép dây thần kinh C8 và dẫn đến cảm giác yếu khi nắm chặt bàn tay. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có cảm giác tê, ngứa, đau lan tỏa đến cánh tay và bên cạnh ngón út của bàn tay.

3. Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực (lưng trên) thường không phổ biến. Tình trạng này hiếm khi gây đau hoặc có thể gây đau nhẹ ở lưng trên và vùng ngực, đôi khi có thể bị chẩn đoán nhầm thành đau thượng vị.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động và được cải thiện khi nghỉ ngơi phù hợp. Ngay cả tình trạng ho, hắt hơi hoặc ngồi, cũng có thể gây áp lực lên các đĩa đệm và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tuổi tác cao có thể khiến các đĩa đệm dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thoát vị đĩa đệm triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm ngực thường không phổ biến và dễ bị nhầm lẫn thành đau thượng vị

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách tốt nhất để chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm là đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm liên quan. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân của các cơn đau và các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm liên quan như:

  • Chụp X-quang: Mặc dù hình ảnh X-quang không thể xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm những có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác như gãy xương hoặc các khối u xương.
  • Chụp CT: Quét CT là thủ thuật sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau kết hợp với nhau để tạo ra hình ảnh của tủy sống và các cấu trúc lân cận.
  • Chụp MRI: MRI sử dụng sóng radio, từ trường để tạo ra hình ảnh 3 chiều chi tiết xung quanh tủy sống và các câu trúc xung quanh. Hình ảnh MRI có thể xác định vị trí đĩa đệm thoát vị và xác định các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chụp tủy sống có chất cản quang: Xét nghiệm này sử dụng thuốc cản quang để tiêm vào dịch tủy sống và sử dụng X – quang để xác định áp lực cũng như lực tác động lên tủy sống.
  • Xác định dẫn truyền thần kinh: Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này để kiểm tra các dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương.

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện nhiều biện pháp điều trị, giảm đau. Các liệu pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng để cải thiện các cơn đau từ nhẹ đến trùng bình. Cụ thể các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm la gì
Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc giảm đau thần kinh bao gồm Amitriptyline, Pregabalin, Gabapentin và Duloxetine.
  • Thuốc giảm đau Opioid có thể được chỉ định khi thuốc giảm đau không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện và dẫn đến nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày, an thần, nhầm lẫn và táo bón.
  • Tiêm Cortisone trực tiếp vào khu vực bị thoát vị có thể hỗ trợ giảm đau và viêm.
  • Tiêm ngoài màng cứng bằng thuốc steroid, thuốc gây tê hoặc thuốc chống viêm vào khu vực xung quanh tủy sống. Tác dụng phổ biến bao gồm giảm đau và sưng xung quanh rễ thần kinh cột sống.
  • Thuốc giãn cơ có thể chống co thắt cơ bắp. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm chóng mặt, an thần và buồn ngủ.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. Vật lý trị liệu cụ thể bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Sử dụng sóng âm thanh để kích thích khu vực bị ảnh hưởng và cải thiện lượng máu lưu thông
  • Thực hiện các bài tập kéo dài có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh bị ảnh hưởng
  • Sử dụng nẹp hoặc dụng cụ hỗ trợ trong thời gian ngắn để ngăn ngừa các tổn thương liên quan
  • Trị liệu xung điện có thể hỗ trợ giảm đau ở một số đối tượng bệnh

3. Phẫu thuật

Đôi khi phẫu thuật có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang và ruột. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ phần bị ảnh hưởng của đĩa đệm bằng phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở.

Phẫu thuật có nhiều biến chứng và rủi ro tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến có thể gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Do đó, người bệnh nên có cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm và tiến hành điều trị phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *