Các Bài Vật Lý Trị Liệu Thoát Vị Đĩa Đệm Và Địa Chỉ Tập Uy Tín
Nội dung bài viết
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Các bài tập trong vật lý trị liệu khá đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện người bệnh cần phải phối hợp vận động nhiều bộ phận trên cơ thể mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm và địa chỉ thực hiện uy tín hiện nay, bạn có thể tham khảo.
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Đĩa đệm là cơ quan nằm ở giữa các xương đốt sống, có chức năng giữ cho cột sống nằm đúng vị trí và hấp thụ lực để cột sống có thể hoạt động một cách linh hoạt. Khi vùng xương cột sống bị thoái hóa hoặc xuất hiện vết nứt sẽ khiến phần đĩa đệm này thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây ra triệu chứng đau nhức và khó khăn khi vận động thì gọi là thoát vị đĩa đệm. Cột sống cổ và lưng là hai khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nếu người bệnh không có các biện pháp điều trị đúng cách ngay từ giai đoạn sớm sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng và có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y khoa và được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Lúc này, bạn sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra tình trạng bệnh của người bệnh rồi mới có thể đưa ra các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Mục đích của việc thực hiện vật lý trị liệu là:
- Hạn chế gây áp lực lên các rễ thần kinh xung quanh giúp giảm đau nhanh chóng. Ngăn chặn bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng.
- Cải thiện, phục hồi sức khỏe của cơ bắp và cột sống ở những vùng bị ảnh hưởng. Từ đó giúp người bệnh có thể thực hiện các vận động thông thường một cách dễ dàng.
- Kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể để bổ sung oxy và dưỡng chất cho xương khớp, từ đó hỗ trợ làm lành các đĩa đệm bị tổn thương.
Trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu, nếu khả năng vận động của người bệnh đã được cải thiện đáng kể thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liệu trình, giúp người bệnh có thể tham gia vào đời sống sinh hoạt và làm việc một cách bình thường.
Đây là phương pháp chữa bệnh có tác dụng phục hồi chức năng của đĩa đệm mà không dùng đến thuốc Tây y nên rất an toàn đối với sức khỏe. Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trong vật lý trị liệu như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu, vận động trị liệu,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà chuyên gia sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời có thể kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau giúp nâng cao hiệu quả mang lại.
Các bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Vận động trị liệu là một trong những phương phát vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến hiện nay. Các bài tập trong vận động trị liệu sẽ có tác dụng giảm đau nhức do bệnh gây ra, từ đó người bệnh có thể vận động một cách bình thường. Bên cạnh đó, việc tập luyện còn giúp sức khỏe người bệnh được cải thiện một cách đáng kể. Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo:
– Bài tập kéo căng gối ngực
- Ở bài tập này người bệnh nên nằm trên giường hoặc đệm cứng để tập luyện.
- Nằm duỗi thẳng người sau đó kéo đầu gối co vào bên trong cơ thể, lấy hai tay ôm lấy hai chân rồi kéo vào với lực mạnh dần.
- Giữ nguyên tư thế này từ 20 – 30 giây sau đó thả lỏng cơ thể trở về vị trí ban đầu.
– Bài tập kéo căng khớp vai
- Hai bàn tay đan xen các ngón tay lại với nhau, sau đó vòng ra đằng sau và đặt ngay trên đầu sao cho phần lòng bàn tay áp vào đầu.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, sau đó đưa lòng bàn tay lên cao rồi trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này từ 5 – 6 lần trong một hiệp tập.
– Bài tập kéo căng cánh tay
- Đừng thẳng người, nâng hai cánh tay lên trước mặt và song song với mặt đất, đồng thời đan xen các ngón tay lại với nhau.
- Dùng lực kéo căng tay hết mức có thể, để yên như vậy trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng về với vị trí ban đầu.
- Thực hiện lặp lại động tác này từ 5 – 10 lần trong một hiệp tập để có thể nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
– Bài tập kéo giãn gân cổ và cẳng chân
- Người bệnh nên chuẩn bị một cái ghế có lưng tựa để hỗ trợ tập luyện.
- Hai tay đưa lên và vịn lấy thành ghế, từ từ co chân phải lại và duỗi thẳng chân trái.
- Thực hiện khuỵu gối chân phải xuống thấp, để yên như vậy trong khoảng 10 – 20 giây rồi thả lỏng cơ thể trở về tư thế ban đầu
– Bài tập kéo căng cơ đùi
- Đứng thẳng người, hai chân duỗi thẳng và để song song với nhau.
- Lấy một chiếc khăn móc vào bàn chân, sau đó dùng hai tay giữ lấy hai đầu khăn, đồng thời gập người về phía trước và thả lỏng cơ thể.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây rồi thả lỏng cơ thể trở về với vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác này thường xuyên và nhiều lần trong ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
– Bài tập tư thế ngồi xổm
- Đứng thẳng người, dang hai chân ra rộng bằng vai và hai mũi chân cùng hướng về một phía.
- Ngồi xuống từ từ với tư thế ngồi xổm và luôn giữ cho lưng thẳng.
- Thực hiện bài tập này nhiều lần mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu, người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà hoặc đến các cơ sở vật lý trị liệu để được tập luyện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên, đồng thời sử dụng máy móc chuyên dụng hỗ trợ điều trị. Khi thực hiện người bệnh cũng nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn và lưu ý những điều dưới đây:
- Đây là phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả chậm, vì vậy khi thực hiện vật lý trị liệu người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài thì đĩa đệm mới có thời gian để phục hồi.
- Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất đối với những trường hợp bệnh mới phát triển ở mức độ nhẹ hoặc trung bình với các triệu chứng như nhân nhầy chưa chèn ép nhiều lên rễ thần kinh, bao xơ bị rách ít hoặc chưa rách,…
- Những trường hợp thoát vị đĩa đệm đã chuyển biến sang mức độ nặng với các triệu chứng như đau dữ dội, các dây thần kinh bị chèn ép nhiều,… thì vật lý trị liệu sẽ không thể mang lại hiệu quả tích cực. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được chỉ định thực hiện phẫu thuật.
- Những trường hợp thoát vị đĩa đệm do gãy cột sống hoặc xuất hiện khối u ở cột sống cũng không nên áp dụng phương pháp điều trị này. Việc thực hiện vật lý trị liệu sẽ gia tăng áp lực lên cột sống và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Khi thực hiện các bài tập trong vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh, nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào thì bạn nên ngừng lại và thông báo cho bác sĩ biết để được điều chỉnh cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến cột sống như ngồi làm việc sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu,…
- Để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên kết hợp việc tập luyện với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Bằng cách này đĩa đệm tại cột sống có thể nhanh chóng phục hồi tổn thương mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.
Địa chỉ tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm uy tín
Dưới đây là một số địa chỉ vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm uy tín tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng bạn có thể tham khảo:
Địa chỉ vật lý trị liệu tại TP.HCM
+ Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn
- Địa chỉ: 483 Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM
- Thời gian làm việc: 8:00 – 20:00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
- Điện thoại liên hệ: 0931.225.777 – 02862.860.111
+ Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM
- Địa chỉ: số 1A Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM
- Thời gian làm việc: Mở cửa cả ngày từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
- Điện thoại liên hệ: 02838.643.785 – 02839.712.960
+ Bệnh viện phục hồi chức năng – điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM
- Địa chỉ: 313 Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, TP.HCM
- Thời gian làm việc: 7:30 – 4:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Điện thoại liên hệ: 02838.569.147
Địa chỉ vật lý trị liệu tại Hà Nội
+ Trung Tâm điều trị và phục hồi xương khớp Việt Nam
- Địa chỉ: số 15, ngõ 135 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: 8:30 – 17: 30 từ Thứ Hai đến Thứ Bảy
- Điện thoại liên hệ: 0961.095.111
+ Khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: 6:30 – 17:00 từ Thứ Hai đến Thứ Bảy
- Điện thoại liên hệ: 024.6957.2468
+ Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian làm việc: 7:30 – 16:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Điện thoại liên hệ: 024.3576.4558
Địa chỉ vật lý trị liệu tại Đà Nẵng
+ Bệnh viện phục hồi chức năng Đà Nẵng
- Địa chỉ: 55 Đường Đinh Gia Trinh, Hoà Châu, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
- Thời gian làm việc: 7:30 – 11:00 và 13:00 – 16:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
- Điện thoại liên hệ: 094.4440.009
+ Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi Chức năng Đà Nẵng
- Địa chỉ: 95 Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng
- Thời gian làm việc: 7:00 – 20.00 từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
- Điện thoại liên hệ: 0236.3887.662
+ Khoa vật lý trị liệu – Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng
- Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
- Thời gian làm việc: 7:30 – 17:00 từ Thứ Hai đến Thứ Bảy và 7:30 – 11:00 Chủ Nhật
- Điện thoại liên hệ: 0236.3714.030
Trên đây là các bài tập vật lý trị liệu và địa chỉ thực hiện uy tín bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra, từ đó phục hồi chức năng vận động của bản thân để có thể tham gia vào đời sống sinh hoạt và lao động bình thường.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!