Rụng Tóc Sau Sinh Là Gì? Có Tự Hết Không? Phải Làm Sao?
Nội dung bài viết
Rụng tóc sau sinh là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi tóc rụng quá nhiều, khó kiểm soát và gây hói đầu, sản phụ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Thay vì thờ ơ, người mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị rụng tóc trong bài viết sau.
Rụng tóc sau sinh là gì? Có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?
Rụng tóc là tình trạng rối loạn khi tóc trên da đầu rụng quá nhiều. Bệnh được chia làm 3 loại:
- Rụng theo từng vùng (tạo thành mảng hói)
- Rụng toàn bộ (mất tóc trên da đầu)
- Rụng toàn thân (mất hết lông trên cơ thể).
Ai cũng có thể bị rụng tóc, nhất là mẹ bầu sau sinh. Rụng tóc sau sinh thường xuất hiện sau khi sinh vài tuần.
Đây là hiện tượng khá phổ biến vì có tới 50% sản phụ gặp phải (nguồn từ Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ). Mỗi người sẽ có số lượng tóc rụng khác nhau.
Tuy nhiên, nếu các bà mẹ không biết cách bảo vệ, phần tóc rụng có thể chiếm 20 – 30%. Tóc ở đỉnh đầu rụng nhiều, mỏng và thường xuyên bị khô, xơ. Nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp vì mái tóc yếu của mình.
Theo các chuyên gia, tóc được coi là một cơ quan trong cơ thể. Nghĩa là nó có quá trình sinh trưởng, phát triển và rụng. Vì vậy, không phải lúc nào tình trạng rụng tóc cũng có hại.
Nếu bạn bị rụng khoảng 30 – 90 sợi/ ngày, đây chỉ là hiện tượng bình thường.
Vậy rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Đa phần, quá trình này tự hết sau khi mẹ sinh em bé được 6 tháng. Tuy nhiên, nếu số lượng rụng nhiều hơn 100 sợi/ ngày, có thể bạn đã bị rụng tóc bệnh lý.
Các triệu chứng kèm theo gồm tóc mỏng, thưa, nhìn thấy rõ da đầu,… Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không thể tự hết mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Tim mạch, tiểu đường: Làm mất cân bằng thần kinh nội tiết, gây cản trở quá trình mọc tóc khiến tóc rụng nhanh hơn.
- Bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang: Gây suy giảm chức năng chuyển hóa, làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng đến nang tóc. Điều này khiến tế bào mầm tóc bị suy yếu, rút ngắn tuổi thọ của tóc và làm chúng gãy rụng nhiều hơn.
Vì vậy, tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán căn nguyên chính xác. Nếu tự ý điều trị khi chưa hiểu rõ tình trạng, bệnh sẽ phát triển nặng và khó chữa hơn.
Nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp
Theo các chuyên gia, rụng tóc ở phụ nữ sau sinh liên quan đến tâm lý và sự rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai. Khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, quá trình điều trị cũng diễn ra đơn giản và hiệu quả hơn.
- Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nội tiết tố estrogen gia tăng giúp kéo dài tuổi thọ của tóc. Đó là lý do trong thời gian mang bầu, người mẹ sẽ thấy tóc của mình mượt và dài hơn.
Ngược lại, quá trình sinh con khiến hàm lượng hormone nữ suy giảm và gây rụng tóc sau 3 tháng sinh con.
Bên cạnh đó, khi cho con bú, cơ thể sẽ tiết ra prolactin (chất ức chế nội tiết tố nữ). Hiện tượng này cộng với mệt mỏi, lo lắng khiến tóc rụng nhiều hơn.
- Thiếu chất dinh dưỡng
Sau sinh, các dưỡng chất có lợi được chuyển về nguồn sữa để nuôi em bé. Vì vậy cơ thể của người mẹ bị thiếu hụt trầm trọng chất dinh dưỡng.
Lúc này, người mẹ bị suy nhược, sức đề kháng kém, phát sinh hoàng loạt vấn đề về sức khỏe, tiêu biểu là tóc rụng.
- Nguyên nhân do thiếu máu
Khi cơ thể thiếu máu, quá trình tuần hoàn máu cũng bị suy giảm. Lúc này tóc không được cấp đủ dưỡng chất từ máu và trở nên gãy rụng.
Các nguyên nhân gây thiếu máu có thể kể đến như: cơ thể không bổ sung đủ sắt trong quá trình mang thai, mất máu cấp tính khi sinh, thực đơn ăn uống thiếu chất, tinh thần bất ổn, căng thẳng, mệt mỏi.
- Rối loạn tâm lý
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh thường có tâm trạng căng thẳng, lo lắng, thậm chí là trầm cảm sau sinh. Điều này gây rối loạn chức năng vỏ não và chức năng thần kinh kiểm soát lượng máu nuôi tóc.
Lúc này, tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ bị gãy rụng.
- Do hóa chất hoặc nấm
Phụ nữ sau sinh thường có da đầu nhờn và yếu. Nếu sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có hóa chất mạnh, tóc rất dễ bị xơ.
Ngoài ra, một số trường hợp khi vừa sinh con còn bị nấm da đầu. Hiện tượng này gây ngứa, tóc rụng theo mảng, có thể dẫn đến hói đầu.
Rụng tóc sau sinh phải làm sao?
Vậy sau sinh tóc rụng nhiều phải làm sao, các thông tin trong phần dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi của quý độc giả.
Rụng tóc sau sinh nên uống thuốc gì?
Một trong những biện pháp kích thích mọc tóc được nhiều người lựa chọn là sử dụng thuốc. Nhưng thay vì tự tìm thuốc điều trị, phụ nữ sau sinh nên đến gặp bác sĩ.
Bởi lẽ, mẹ bầu sau sinh đang nuôi con bằng sữa mẹ nên cần lắng nghe ý kiến chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con.
Theo đó, sản phụ cần bổ sung các loại thuốc nhóm vitamin để cung cấp cho cơ thể vitamin A, B, C, B5, B12,…
Ngoài ra, chị em hãy uống thêm viên uống chứa kẽm để gia tăng quá trình sản sinh tế bào và duy trì tuyến dầu tiết trên da. Lưu ý, sản phụ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ đưa ra để nhanh chóng khỏi bệnh.
Cách trị rụng tóc sau sinh tại nhà
Chữa rụng tóc sau sinh tại nhà đảm bảo tính an toàn đối với sức khỏe của các thai phụ. Chị em hoàn toàn có thể tận dụng nguyên liệu có sẵn trong vườn để bào chế thành mẹo ngăn ngừa rụng tóc. Cụ thể như:
Trị rụng tóc sau sinh bằng lá ổi
Tác dụng: Lá ổi chứa vitamin C, giúp tăng sinh collagen nhằm kích thích tóc mọc nhiều và cứng cáp hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất lycopence còn bảo vệ tóc tránh khỏi sự tác động của tia cực tím.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá ổi, giã nát để chắt lấy nước cốt.
- Bôi nước lá ổi thật đều lên toàn bộ mái tóc. X
- oa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút, sau đó bạn gội lại bằng dầu gội đầu.
- Thực hiện quy trình này 2 lần/ tuần để ngăn ngừa số lượng tóc rụng.
Trị rụng tóc sau sinh bằng trứng gà
Tác dụng: Trứng gà giúp cấp ẩm và nuôi dưỡng một mái tóc mềm mượt. Bởi lẽ nó chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin B, K, E và protein. Từ đó giúp ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn đều 2 thìa dầu oliu, 2 thìa mật ong, 1 thìa lòng đỏ trứng gà và 1 muỗng nước cốt chanh.
- Hòa tan hỗn hợp rồi bôi đều từ chân đến ngọn.
- Massage trong 10 phút và ủ tóc khoảng 30 phút.
- Khi đã hết thời gian, mẹ hãy gội đầu bằng nước ấm.
Chữa rụng tóc sau sinh bằng dầu dừa
Tác dụng: Các chất có trong dầu dừa hoạt động như kháng sinh, có thể diệt nấm, kháng khuẩn, kích thích tăng trưởng nang tóc.
Ngoài ra, dầu dừa còn chứa vitamin E có thể dưỡng ẩm, hình thành lớp màng bảo vệ để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 15ml dầu dừa nguyên chất.
- Bạn gội sạch đầu với dầu gội thường dùng.
- Đợi đến khi tóc khô tự nhiên thì bạn sử dụng bông gòn thấm dầu rồi xoa lên toàn bộ mái tóc và da đầu.
- Sử dụng 10 đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng nhằm làm nóng da đầu, tăng lưu thông máu và giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn.
- Đợi 30 phút ủ tóc rồi gội lại với nước. Áp dụng cách điều trị 2 ngày/ lần.
Lưu ý, hiệu quả của phương pháp này phát huy dựa trên từng cơ địa. Vì vậy sản phụ cần theo dõi kết quả trong thời gian áp dụng. Nếu sau 2 tháng nhưng tóc vẫn rụng nhiều, bạn cần đến gặp bác sĩ.
Giảm rụng tóc sau sinh bằng Đông y
Theo ghi chép của Đông y, tóc là phần dư của huyết, có sự liên hệ mật thiết với thận. Tình trạng tóc rụng nhiều xếp vào nhóm lạc phát.
Căn nguyên gây gãy rụng do khí huyết không thông, huyết hư, huyết nhiệt, can thận bất túc. Từ đây, Đông y tập trung giải quyết nguyên nhân và phục hồi chức năng của các tạng.
Thành phần dược liệu được điều chỉnh theo liều lượng hợp lý, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, phụ nữ sau sinh đảm bảo tốt sức khỏe và sự phát triển của con trẻ.
Tuy nhiên, tác dụng của thuốc nam đến chậm hơn thuốc tây. Các mẹ cần có tính kiên trì khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Rụng tóc sau sinh nên ăn gì? Kiêng gì?
Ăn gì chống rụng tóc sau sinh là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Nếu ăn đúng và đủ chất, chị em sẽ ngăn chặn hiệu quả quá trình rụng tóc. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng thiếu chất chỉ khiến bệnh nặng hơn.
Rụng tóc sau sinh ăn gì?
Khi bị rụng quá nhiều tóc sau sinh, người mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau để tăng cường dưỡng chất và bảo vệ sức khỏe:
- Thực phẩm hữu cơ: Không chứa hóa chất, không tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu, ngăn chặn tình trạng rối loạn nội tiết làm cản trở sự phát triển của tóc.
- Trà xanh: Thanh nhiệt giải độc, tăng cường chất chống oxy hóa nhằm gia tăng sự phát triển của các sợi tóc. Đồng thời nó còn hạn chế quá trình chuyển hóa testosterone thành DHT.
- Các loại hạt: Bổ sung nhiều chất xơ, chất béo hỗ trợ quá trình mọc tóc. Đặc biệt hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, một khoáng chất có thể cải thiện tình trạng rụng tóc.
- Cafein: Giúp kích thích và gia tăng quá trình mọc tóc. Tuy nhiên bạn chỉ được dùng một lượng nhỏ, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho da đầu.
Thực phẩm nên kiêng khi bị rụng tóc
Ngoài nhóm thực phẩm tốt, sản phụ nên tránh các món ăn sau để tóc phát triển tốt hơn:
- Chất béo chuyển hóa: Được coi là chất béo không tốt, làm tăng sinh DHT và tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Hoạt chất này tồn tại nhiều trong dầu hydro hóa, dầu ngô hoặc dầu đậu nành,…
- Đường: Gây mất cân bằng nội tiết, kháng insulin, tăng viêm nhiễm, tăng DHT và có thể dẫn đến hói đầu.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều natri, muối, đường, chất béo… làm cản trở sự phát triển của tóc
- Rượu: Gia tăng độc tố có hại cho gan và làm tóc rụng nhiều hơn. Vì vậy khi uống càng nhiều rượu, khả năng bị hói đầu càng cao.
Rụng tóc sau sinh là một phản ứng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nghiêm trọng và dẫn đến hói đầu khi số lượng tóc rụng quá nhiều. Do đó, các mẹ nên kiểm soát tình hình rụng tóc, nếu thấy bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!