Nấm Âm Đạo Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Bệnh nấm âm đạo có thể gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu như ngứa rát vùng kín, ra khí hư vòn cục có mùi hôi hoặc khiến chị em bị đau khi quan hệ. Để điều trị căn bệnh này, bác sĩ thường chỉ định các thuốc kháng nấm theo đường uống, bôi hoặc đặt âm đạo.

Nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa xảy ra khi có sự phát triển quá mức của các loại vi nấm, đặc biệt là nấm men trong môi trường âm đạo. Chúng khiến cho niêm mạc âm đạo bị kích ứng, viêm ngứa và sưng đỏ dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường.

Nấm âm đạo
Nấm âm đạo là một dạng nhiễm trùng phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản

Điểm đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng tiết khí hư, ngứa rát âm đạo và có mùi hôi bất thường ở vùng kín. Viêm nấm âm đạo nặng không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản của phái đẹp.

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm nấm âm đạo, kể cả các bé gái. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này nhưng không phải ai cũng biết để phòng ngừa và điều trị bệnh cho hiệu quả. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nấm âm đạo được xếp vào nhóm các bệnh phụ khoa có tỷ lệ người mắc cao nhất.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa không khó nhưng nếu điều trị sai cách sẽ dẫn đến tình trang tái phát, khó trị dứt điểm. Và đây là những sai lầm trong điều trị viêm âm đạo mà bác sĩ Đỗ Thanh Hà chỉ ra.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo

Những nơi ẩm ướt là môi trường lý tưởng để các loại vi nấm phát triển. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi âm đạo là địa điểm rất dễ bị nấm tấn công khi có điều kiện thuận lợi.

Rất nhiều trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo nhưng không biết được lý do mình bị bệnh. Nếu tự chẩn đoán và điều trị tại nhà rất dễ dẫn đến sai lầm. Chưa kể, căn nguyên của bệnh không được giải quyết triệt để nên bệnh nấm âm đạo dễ dàng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sức khỏe của chị em.

Dưới đây là những nguyên nhân gây nấm âm đạo thường gặp:

1. Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nấm âm đạo. Những thói quen không tốt trong việc vệ sinh và chăm sóc vùng kín hàng ngày có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tấn công vào trong âm đạo, chẳng hạn như:

  • Không rửa vùng kín thường xuyên
  • Mặc quần còn ẩm ướt
  • Không thấm khô “cô bé” sau khi tắm mà đã mặc quần vào
  • Lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ quá mức
  • Sử dụng xà bông tắm hoặc xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín khiến cho âm đạo bị kích ứng, nhiễm nấm.
  • Lau chùi và rửa vùng kín từ sau ra trước

2. Thay đổi nội tiết tố nữ

Estrogen là loại nội tiết tố có chi phối đến hoạt động của các tuyến dịch cũng như sự phát triển cấu trúc trong âm đạo. Khi bị suy giảm nội tiết tố, chất nhầy không được sản xuất nhiều, môi trường âm đạo cũng bị rối loạn khiến cho niêm mạc âm đạo bị suy yếu và không được bảo vệ. Từ đây, bệnh nấm âm đạo có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

3. Nấm âm đạo do lạm dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường âm đạo. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng nếu lạm dụng quá mức cũng làm chết đi một lượng lớn lợi khuẩn. Vì vậy mà các loại vi nấm mới sinh sôi phát triển mạnh gây nhiễm trùng âm đạo.

4. Mặc quần bó sát

Mặc quần quá chật, đặc biệt là quần lót khiến vùng kín bị cọ sát, bí bách và đổ nhiều mồ hôi. Trong khi đó, nấm lại đặc biệt thích môi trường ẩm ướt. Chúng dễ dàng tấn công vào vùng kín và gia tăng nhanh về số lượng khiến niêm mạc âm đạo bị sưng viêm.

5. Dùng bao cao su kém chất lượng gây nhiễm nấm âm đạo

Một số phụ nữ bị nấm âm đạo do bạn tình sử dụng bao cao su kém chất lượng. Các hóa chất, chất tạo màu hay chất tạo mùi trong bao cao su có thể khiến niêm mạc âm đạo bị kích ứng, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.

Ngoài ra, bao cao su tiệt trùng cũng được cho là thủ phạm gây bệnh. Loại bao cao su này chứa hoạt chất nonoxynol-9 có khả năng diệt tinh trùng giúp ngăn ngừa mang thai nhưng lại có thể gây hại cho âm đạo khiến bộ phận này dễ bị nhiễm nấm.

6. Thức khuya

Thói quen thức khuya nhiều sẽ khiến cho sức đề kháng suy giảm và làm rối loạn nội tiết tố nữ. Cả hai yếu tố này đều thúc đẩy nấm phát triển gây hại đến âm đạo.

7. Dùng giấy vệ sinh kém chất lượng

Sử dụng khăn giấy lau vùng kín là thói quen của nhiều phụ nữ sau mỗi lần đi tiểu. Thế nhưng nếu không may mua phải loại giấy tái chế kém chất lượng hoặc không đảm bảo vệ an toàn về quy trình sản xuất, bảo quản thì phái đẹp đã tiếp tay cho vi khuẩn, nấm dễ dàng tiếp cận gần hơn với âm đạo và gây ra bệnh.

ngu[yên nhân gây bệnh nấm âm đạo
Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nấm âm đa

8. Do nhịn tiểu

Trong nước tiểu có thể chứa vi khuẩn và các vi sinh vật, bao gồm cả nấm. Nếu nhịn tiểu thường xuyên, các tác nhân gây bệnh có thể tích tụ lại trong bàng quang và phát triển mạnh về số lượng. Chúng không chỉ gây nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn ảnh hưởng cả đến các cơ quan lân cận như vùng chậu, âm đạo.

9. Cạo lông mu

Ở nữ giới, lông mu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi bị tổn thương khi ma sát với quần hoặc ngăn chặn không cho vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng đi sâu vào trong âm đạo. Việc cạo nhỏ lông mu không chỉ làm da ở khu vực này bị tổn thương mà còn vô tình phá hủy đi lớp hàng rào bảo vệ “cô bé”. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nấm âm đạo không ai ngờ tới.

10. Ngâm mình lâu trong bồn tắm

Thói quen này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe âm đạo. Nước tắm trong bồn thường được pha xà phòng nên có tính kiềm khá cao. Trong khi đó, môi trường trong âm đạo lại có tính axit nhẹ. Thói quen ngâm mình trong bồn tắm hàng ngày có thể làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo, tạo thời cơ cho nấm phát triển.

Ngoài ra, bồn tắm không được tẩy rửa thường xuyên có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, nấm, bụi bẩn. Khi ngâm mình trong bồn tắm, dòng nước đưa đẩy khiến nấm dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây nhiễm trùng.

11. Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày

Nhiều người nghĩ rằng sử dụng băng vệ sinh hàng ngày có thể giúp vùng kín luôn khô ráo và các ly được vùng kín với các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày quá mức, không thay băng thường xuyên càng khiến cho vùng kín ẩm ướt và kích thích nấm phát triển mạnh hơn gây khiến cô bé bị ngứa ngáy, nổi mẩn. Nhiễm nấm âm đạo cũng là một trong những hậu quả tất yếu.

Dấu hiệu nấm âm đạo

Phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo thường có các biểu hiện sau:

1. Có cảm giác ngứa rát ở âm đạo

Hầu hết nữ giới bị nhiễm nấm âm đạo đều cảm thấy triệu chứng này trước tiên. Khi tấn công vào âm đạo, nấm sẽ tiết ra chất thải và các chất độc hại khiến niêm mạc bị kích ứng, sưng viêm và có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu.

Càng bị nhiễm nấm nặng, vùng kín và âm đạo càng bị ngứa ngáy dữ dội hơn. Điều này có thể gây cản trở sinh hoạt hàng ngày và khiến phái đẹp mất tập trung trong công việc, đứng ngồi không yên.

Tuy nhiên, nếu chỉ bị ngứa ngáy mà đã vội vàng kết luận là bị nhiễm nấm âm đạo thì không nên bởi rất nhiều căn bệnh phụ khoa khác cũng có triệu chứng tương tự. Chị em cần dựa vào một số dấu hiệu khác dưới đây để chẩn đoán bệnh cho chính xác.

2. Ra nhiều khí hư màu màu trắng

Ở người khỏe mạnh, hàng ngày cơ thể vẫn tiết ra một lượng khí hư trong và dai như lòng trắng trứng để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo. Tuy nhiên khi bị nhiễm nấm, khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường và chuyển sang màu trắng đục nhìn tương tự như váng sữa.

dấu hiệu nấm âm đạo
Bệnh nấm âm đạo có thể khiến vùng kín ra nhiều huyết trắng hôi tanh

Khí hư có thể vón cục và bốc ra mùi hôi tanh bất thường. Mỗi khi đi tiểu, khí hư sẽ được đẩy ra ngoài nhiều hơn. Chất dịch nhầy cũng có thể đọng lại ở đáy quần lót gây cảm giác ẩm ướt. Nó đem theo cả nấm ra ngoài gây kích ứng da ở vùng kín dẫn đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

3. Bất thường khi đi tiểu

Do âm đạo đang bị viêm, nước tiểu đi qua sẽ gây cảm giác xót, rát và đau. Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của nấm âm đạo, chị em chú ý quan sát và sớm nhận ra những bất thường này.

4. Đau khi quan hệ tình dục

Hoạt động tình dục diễn ra trong thời gian bị nấm âm đạo có thể khiến chị em bị đau. Cảm giác này thường xảy ra mỗi khi dương vật cọ sát mạnh vào thành âm đạo. Đặc biệt, việc giao hợp quá mạnh còn khiến cho âm đạo bị chảy máu.

5. Sưng đỏ vùng kín

Nấm không chỉ gây tổn thương ở âm đạo mà còn khiến cho môi lớn, môi bé bị sưng đó. Quan sát bằng mắt thường chị em có thể dễ dàng thấy được hiện tượng này.

Bệnh nấm âm đạo có nguy hiểm không?

Nhiễm nấm kéo dài không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho âm đạo mà mầm bệnh cũng có thể tấn công vào các cơ quan lân cận gây ra nhiều biến chứng như:

  • Viêm nấm cổ tử cung – tử cung
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm vùng chậu…

Trường hợp nặng, bệnh còn có thể gây biến chứng ở buồng trứng, ống dẫn trứng gây khó khăn cho việc thụ thai và sinh đẻ sau này, nghiêm trọng hơn là vô sinh.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh nấm âm đạo, chị em nên tới bệnh viện khám để điều trị sớm nhằm bảo vệ sức khỏe vùng kín của mình.

Chẩn đoán bệnh nấm âm đạo

Các kỹ thuật được thực hiện để chẩn đoán bệnh nấm âm đạo bao gồm:

– Khám lâm sàng:

  • Bác sĩ trao đổi về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng
  • Ghi nhận các dấu hiệu người bệnh đang gặp phải, thời điểm chúng xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

– Thăm khám vùng chậu

Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở rộng âm đạo và quan sát bên trong bằng mắt thường để đánh giá được tổn thương bên trong.

chẩn đoán nấm âm đạo
Bác sĩ khám chẩn đoán nấm âm đạo bằng mắt thường

– Xét nghiệm khí hư:

Trong quá trình khám âm đạo, một mẫu huyết trắng sẽ được lấy ra từ vùng bị bệnh và đem vào phòng thí nghiệm soi tươi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định được loại nấm gây bệnh.

– Test amin:

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy dung dịch KOH nhỏ vào mẫu huyết trắng được lấy ra từ âm đạo của bệnh nhân. Nếu mẫu bệnh phẩm bốc ra mùi hôi tanh như cá chết thì có thể chị em đã bị nhiễm nấm âm đạo.

Cách điều trị bệnh nấm âm đạo

Để điều trị nấm âm đạo, bác sĩ thường kê đơn các thuốc kháng nấm. Thuốc có thể được bào chế theo nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đặt. Nếu như các thuốc đặt và bôi chỉ có tác dụng tại chỗ thì thuốc uống lại có tác dụng chống nấm toàn thân.

1. Thuốc chữa nấm âm đạo theo đường uống

Các thuốc kháng nấm đường uống thường được chỉ định cho người bị nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc các trường hợp bị bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số loại thường được bác sĩ kê đơn:

Thuốc chứa Fenticonazol 150mg: 

Thành phần này có trong một số loại thuốc như Diflazon hay Flucomedil. Thuốc được chỉ định uống mỗi tuần 1 lần trong khoảng 6 tháng liên tục cho các đối tượng bị viêm nấm âm đạo tái phát.

Người bị bệnh nặng có thể dùng thuốc mỗi tuần 2 lần. Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc cách nhau 72 tiếng. Phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng.

– Thuốc trị nấm âm đạo chứa Itraconazol 100mg:

Itraconazol là một hoạt chất có tác dụng kháng nấm, tiêu diệt nấm có trong một số thương hiệu thuốc như Canditral, Sporal hay Itraxcop. Các thuốc này không được chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc những người có vấn đề về gan.

2. Thuốc bôi trị nấm âm đạo

Các thuốc bôi được chỉ định trong điều trị viêm âm đạo do nấm thường có chứa thành phần chính là hoạt chất kháng sinh hoặc chống nấm. Thuốc có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ hơn hẳn so với thuốc kháng nấm toàn thân.

Thuốc điều trị nấm âm đạo dạng bôi có nhiều loại khác nhau như gel, kem hay thuốc mỡ. Chúng được sử dụng nhằm mục đích xoa dịu cơn ngứa ngáy, nóng rát bên ngoài vùng kín.

thuốc điều trị nấm âm đạo
Thuốc chữa nấm âm đạo có nhiều loại, bao gồm cả thuốc bôi kháng nấm

Các thuốc được chỉ định phổ biến bao gồm:

  • Nizoral
  • Ketoconazole
  • Clotrimazole
  • Butoconazole

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần rửa tay và vùng kín cho sạch sẽ. Nặn một lượng thuốc vừa đủ ra tay rồi nhẹ nhàng bôi một lớp mỏng bao phủ toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng. Đợi vài phút cho thuốc khô rồi mới mặc quần vào.

Các thuốc dạng bôi có thể được sử dụng 1 – 3 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh và hướng dẫn của bác sĩ.

3. Thuốc điều trị nấm âm đạo dạng đặt

Thuốc đặt chữa nấm âm đạo thường được chỉ định kết hợp với thuốc bôi để gia tăng hiệu quả điều trị. Thuốc hoạt động tại chỗ bằng cách ức chế sự phân chia tế bào của nấm và tiêu diệt chúng, từ đó cải thiện các dấu hiệu bệnh.

Các thuốc trị nấm âm đạo dạng đặt được chỉ định phổ biến bao gồm:

  • Clotrimazol: Sử dụng 1 viên duy nhất có hàm lượng 100mg hoặc 500mg
  • Mikopenotran: Dùng liều duy nhất 1200mg
  • Fenticonazol: Đặt 1 viên duy nhất với hàm lượng là 1000mg. Chống chỉ định thuốc cho bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo.
  • Ecozole: Duy trì đặt mỗi ngày 1 viên 150mg trong 3 ngày liên tục.
  • Gyno-pevaryl: Mỗi lần đặt 1 viên 150mg x 2 lần/ngày. Thời gian đặt thuốc giữa 2 lần cách nhau 12 tiếng.
  • Depot: Liều dùng tương tự như thuốc Gyno-pevaryl.

Một số loại thuốc cần nhúng vào nước vài giây để làm ẩm và dễ dàng tan ra khi được đặt vào trong âm đạo. Người bệnh nên đặt thuốc vào buổi tối, sau đó nên giường nghỉ ngơi ít nhất 15 phút hoặc đi ngủ ngay. Tránh đi lại, hoạt động mạnh sau đó hoặc quan hệ tình dục khiến cho thuốc bị rơi ra ngoài.

Sử dụng thuốc kháng nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt. Để hạn chế phát sinh những tác dụng phụ ngoài ý muốn, chị em nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tái khám và điều trị cho đến khi nấm được tiêu diệt hoàn toàn.

Cách phòng ngừa bệnh nấm âm đạo

Nấm âm đạo là căn bệnh dễ mắc phải và cũng rất dễ dàng tái phát. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chị em nên tích cực thực hiện các phương pháp dự phòng cần thiết dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, giữ cho khu vực này luôn khô ráo
  • Sau khi đi ngoài nên dùng khăn giấy mềm nhẹ nhàng lau chùi từ trước ra sau và rửa lại bằng nước sách. Tránh làm theo chiều ngược lại khiến vi khuẩn và nấm từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm, dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa hoặc có hương thơm nhân tạo.
  • Mặc quần và đồ lót vừa size, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc đồ bó sát
  • Thay quần lót nếu có dấu hiệu bị ẩm ướt hoặc ra nhiều khí hư
  • Không mặc quần khi chưa được phơi khô hoàn toàn hoặc vùng kín chưa dược thấm khô sau khi tắm
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tránh ăn nhiều đồ ngọt, các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Mang bao cao su khi quan hệ tình dục với người nghi ngờ bị nhiễm nấm
  • Đi ngủ sớm và ngủ ít nhất 7,5 – 8 tiếng mỗi ngày
  • Tránh để đầu óc bị căng thẳng quá mức. Stress không chỉ gây rối loạn nội tiết, làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo mà còn khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và giúp tăng cường đưa máu đến bộ phận sinh dục ở cơ quan này luôn khỏe mạnh.

Có thể  bạn chưa biết:

5/5 - (3 bình chọn)

Chỉ vì viêm âm đạo mà Nhung bị chồng xa lánh, quan hệ ngoài luồng. Nhưng may mắn nhờ bài thuốc này mà chị đã khỏi viêm âm đạo, có cuộc sống hạnh phúc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *