Mụn thâm đen, tụ máu phải làm sao nhanh khỏi?
Nội dung bài viết
Mụn thâm đen, tụ máu thường phát triển khi bạn đã nặn, bóp hoặc tác động lực lên nốt mụn thông thường. Nếu không được xử lý phù hợp mụn tụ máu có thể dẫn đến vết thâm da hoặc sẹo mụn vĩnh viễn, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây mụn thâm đen, tụ máu
Mụn trứng cá là tình trạng tắc nghẽn các lỗ chân lông bởi dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên mụn thường phổ biến ở vị trí có nhiều dầu thừa như trán, má, mũi, cằm, ngực và lưng.
Thông thường, mụn trứng cá thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Mặc dù mụn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tuy nhiên tình trạng này thường không nguy hiểm. Trong trường hợp mụn thâm đen hoặc tụ máu, các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Nặn mụn không đúng phương pháp hoặc không làm sạch vi khuẩn gây mụn ở vết mụn đã nặn. Điều này dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, khiến nốt mụn sưng to, viêm, tụ máu và đau đớn.
- Chấn thương lỗ chân lông do nặn mụn không đúng cách hoặc tác động lực bên ngoài. Chấn thương này có thể gây vỡ các mạch máu dưới da, tăng tiết huyết tương và dẫn đến nốt mụn thâm đen, tụ máu.
- Tình trạng da bẩn, nhiều dầu có thể dẫn đến tăng cường vi khuẩn ở nốt mụn, khiến mụn viêm nặng và tụ máu.
Mụn thâm đen, tụ máu cần được chăm sóc và xử lý phù hợp để tránh để lại vết thâm hoặc sẹo mụn. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể khắc phục tại nhà với các biện pháp tự nhiên, đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, bạn có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách xử lý mụn thâm đen, tụ máu nhanh chóng tại nhà
Hầu hết các trường hợp, mụn thâm đen tụ máu có thể tự khỏi nếu không bị tác động và kích thích. Do đó, vệ sinh da sạch sẽ, không nặn mụn để tránh gây lây lan vi khuẩn và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo một cách xử lý như:
1. Trị mụn thâm đen với mật ong
Mật ong có tính khử trùng, kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm và làm sạch da một cách hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, mật ong là có thể xâm lấn và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn nhọt và nhiễm trùng trên da.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho biết mật ong là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính và không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể sử dụng mật ong trong thời gian dài mà không lo bị kích ứng hoặc các tác dụng phụ khác.
Mật ong có thể làm dịu mụn trứng cá, mụn bọc, mụn tụ máu và hỗ trợ dưỡng ẩm, giúp da luôn mềm mại. Do đó, để cải thiện tình trạng mụn tụ máu, thâm đen, bạn có thể sử dụng tăm bông để thoa mật ong nguyên chất lên các nốt mụn. Để mật ong khô tự nhiên trong 30 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện biện pháp mỗi ngày cho đến khi mụn khỏi hẳn.
2. Tinh dầu tràm trà chữa mụn tụ máu
Tinh dầu tràm trà có tính sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, thường được sử dụng để điều trị các loại mụn viêm, sưng như mụn tụ máu. Bên cạnh đó, dầu tràm trà cũng hỗ trợ kiểm soát sưng da do mụn trứng cá và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả.
Theo một số nghiên cứu, tinh dầu tràm trà có chứa các hoạt động chống mụn trứng cá mạnh như kem dưỡng da peroxit 5% benzoyl. Điều này có thẻ hỗ trợ giảm viêm da, ngăn ngừa tổn thương và hạn chế hình thành sẹo mụn.
Để cải thiện mụn thâm, tụ máu, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Thêm 4 giọt tinh dầu tràm trà vào 1/2 thìa dầu hạnh nhân
- Thoa hỗn hợp dầu lên các nốt mụn bằng bông gòn, để yên trong 20 phút trước khi rửa sạch với nước mát
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Thông thường, sử dụng tinh dầu tràm trà có thể cần khoảng 15 – 45 ngày để đạt hiệu quả điều trị mụn tốt nhất, đặc biệt là các nốt mụn nghiêm trọng như mụn tụ máu.
3. Lô hội cải thiện tình trạng mụn tụ máu
Lô hội hay nha đam là một nguyên liệu thiên nhiên thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về da như bệnh vẩy nến, mụn nhọt và mụn trứng cá. Các nghiên cứu cho biết, gel lô hội có thể chống vi khuẩn, kháng nấm, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ phục hồi da một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, lô hội cũng hỗ trợ hấp thụ dầu thừa, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và cải thiện tình trạng mụn thâm đen.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C và vitamin E có trong lô hội có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, giúp tăng trưởng các tế bào và hỗ trợ phục hồi các tổn thương da do mụn tụ máu gây ra.
Để cải thiện mụn thâm đen, tụ máu, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Dùng một lá lô hội tươi, loại bỏ phần vỏ màu xanh và rửa sạch để tránh gây kích ứng da.
- Dùng dao hoặc tay để cạo lớp gel lô hội màu trắng bên trong và thoa trực tiếp lên các nốt mụn.
- Thực hiện biện pháp vào buổi tối, để lô hội trên da qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
4. Điều trị mụn tụ máu với quế
Quế và tinh dầu quế có tính chống viêm và có thể làm giảm sưng mụn nhọt một cách hiệu quả. Quế không chỉ cải thiện các triệu chứng mà còn có thể ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến mụn. Cụ thể, quế chứa các hoạt chất mạnh có thể ức chế các loại vi khuẩn như Propionibacterium acnes và Staphylococcus cholermidis.
Để cải thiện mụn thâm đen với bột quế, bạn có thể pha một muỗng bột quế với một cốc nước, dùng nước này để rửa mặt mỗi ngày. Lặp lại biện pháp đến khi mụn nhọt khỏi hẳn.
Bên cạnh đó, bạn có thể thoa tinh dầu quế trực tiếp lên nốt mụn tụ máu để cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng.
5. Lá neem trị mụn tụ máu thâm đen
Các nhà nghiên cứu cho biết lá neem có chứa hơn 60 thành phần hóa học có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, lá neem cũng có thể làm dịu da, ngăn ngừa sưng đỏ, sưng, viêm da.
Bạn có thể đun sôi một chén lá neem với một bát nước, khi nước sôi thì hạ nhiệt độ dần dần. Lọc lấy phần lá, để phần nước nguội, sử dụng nước này rửa mặt mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn nhọt.
6. Tinh dầu đinh hương trị mụn tụ máu nhanh chóng
Tinh dầu đinh hương có chứa hoạt chất eugenol, có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Hoạt chất này hoạt động bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp protein, ngăn ngừa phát triển và loại bỏ vi khuẩn gây mụn trong 2 – 3 tuần.
Để cải thiện tình trạng mụn thâm đen, bạn có thể kết hợp 5 giọt dầu đinh hương với một muỗng canh dầu hạnh nhân, thoa tinh dầu lên nốt mụn sau khi đã rửa mặt sạch sẽ. Rửa mặt với nước mát sau 30 phút. Thực hiện biện pháp mỗi ngày 1 – 2 lần và liên tục trong 2 – 3 tuần để cải thiện các nốt mụn tụ máu.
7. Trị mụn tụ máu với chanh
Chanh là cách một cách điều trị mụn trứng cá tại nhà hiệu quả và đơn giản. Chanh hoạt động bằng cách ức chế và kiểm soát vi khuẩn Propionibacterium acnes gây mụn. Theo một số báo cáo, chanh có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn lan rộng đến 58%, điều này hỗ trợ phòng ngừa mụn hiệu quả.
Bên cạnh đó, canh cũng giàu vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh với tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do. Vitamin C cũng có thể ngăn ngừa chống nhiễm trùng, cải thiện vết thâm mụn tại nhà và làm sáng da hiệu quả.
Để cải thiện mụn thâm đen, tụ máu, bạn có thể thoa nước cốt chanh lên nốt mụn hoặc trộn 2 muỗng nước cốt chanh vào một cốc nước dùng để rửa mặt. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày liên tục trong một tuần.
8. Tỏi cải thiện mụn tụ máu
Tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên tương đối mạnh, được gọi là allicin. Hoạt chất này có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và cải thiện các triệu chứng mụn một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, tỏi có thể gây châm chích da khi thoa lên da. Do đó, hạn chế sử dụng tỏi trên một diện tích da rộng và không sử dụng tỏi trực tiếp lên da.
Để cải thiện các nốt mụn tụ máu, bạn có thể nghiền nát hai tép tỏi sau đó đun với một cốc nước và dừng nước này để rửa mặt mỗi ngày liên tục trong 5 ngày. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào tỏi nghiền một muỗng cà phê mật ong, dùng hỗn hợp này chấm lên nốt mụn tụ máu để ngăn ngừa viêm, sưng.
9. Vỏ măng cụt cải thiện mụn thâm đen
Vỏ măng cụt có tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể hỗ trợ cải thiện mụn trứng cá thâm đen. Nhiều nghiên cứu cho biết, vỏ măng cụt cũng mang lại hiệu quả tương đối cao đối với mụn cóc, mụn nhọt và các rối loạn da khác.
Để cải thiện mụn thâm đen, bạn có thể phơi khô vỏ măng cụt, sau đó nghiền nát, hòa với một muỗng cà phê dầu ô liu, dùng thoa trực tiếp lên nốt mụn. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần cho đến khi nốt mụn khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đun sôi vài vỏ măng cụt trong một bát nước với lửa nhỏ trong 15 phút. Sử dụng nước này rửa mặt 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng mụn tụ máu.
10. Đu đủ chữa mụn tụ máu
Đu đủ là chứa nhiều chất chống oxy hóa và enzyme có tên là papain, có thể loại bỏ vi khuẩn gây mụn trứng cá hiệu quả. Đu đủ cũng có thể hỗ trợ tẩy tế bào da chết, làm trẻ hóa làn da, giữ ẩm và hỗ trợ ngăn ngừa mụn trứng cá.
Để cải thiện tình trạng mụn thâm đen, bạn có thể nghiền nát một miếng đu đủ chín và thoa lên nốt mụn. Để yên trong 15 phút trước khi rửa sạch với nước mát. Thực hiện biện pháp mỗi ngày một lần cho đến khi các nốt mụn được cải thiện.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đu đủ nghiền với mật ong để hỗ trợ làm giảm viêm da, điều trị mụn trứng cá, giúp da mềm mại và hỗ trợ làm sáng da.
11. Chữa mụn tụ máu với kem đánh răng
Trị mụn bằng kem đánh răng là một phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Kem đánh răng chứa chất kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Bên cạnh đó, kem đánh răng cũng có thể loại bỏ các tế bào da chết, cần bằng nồng độ pH và làm khô nốt mụn tụ máu nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng một lượng vừa đủ kem đánh răng có màu trắng và thoa lên nốt mụn nhọt. Đợi đến khi kem khô tự nhiên thì rửa sạch với nước. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi nốt mụn lành hẳn.
12. Nghệ cải thiện mụn thâm đen ngăn ngừa sẹo
Nghệ là một chất làm lành da tự nhiên có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, nghệ chứa các chất ức chế enzyme gây viêm trong cơ thể, kích hoạt quá trình sản xuất các tế bào mà hỗ trợ làm lành da.
Bạn có thể sử dụng một muỗng canh bột nghệ kết hợp với một muỗng canh mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp này lên cac nốt mụn hoặc toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng đến cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, bạn có thể pha bột nghệ với nước, dùng uống mỗi ngày để hỗ trợ làm sáng da và ngăn ngừa sẹo thâm do mụn.
13. Trị mụn tụ máu với hành tây
Hành tây có chứa vitamin C, lưu huỳnh, hytochemical, kali, flavonoid và nhiều chất dinh dưỡng khác có thể hỗ trợ làn da và điều trị mụn. Các hoạt chất này có đặc tính chống viêm, giảm đau, sát trùng và kháng nấm và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả.
Một số nghiên cứu cho biết, nước ép hành tây tươi có thể hỗ trợ giảm đau, viêm tương tự như morphin, một loại thuốc giảm đau tiêu chuẩn.
Để loại bỏ mụn thâm đen với hành tây, bạn có thể cắt một lát hành tây tươi, đặt lên nốt mụn và băng lại bằng gạc y tế trong 3 – 4 giờ. Lặp lại biện pháp mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể đun nửa củ hành tây tươi với lửa nhỏ trong 10 phút. Dùng nước này rửa mặt mỗi ngày để ngăn ngừa mụn và loại bỏ dầu thừa trên da.
14. Nhục đậu khấu cải thiện mụn tụ máu hiệu quả
Hạt nhục đậu khấu chứa các thành phần chống nhiễm trùng do vi khuẩn hiệu quả cao. Do đó, bạn có thể sử dụng hạt nhục đậu khấu để chống lại nhiễm trùng vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa tình trạng tụ máu.
Ngoài ra, hạt nhục đậu khấu có thể kích thích lưu thông máu. Điều này có thể hỗ trợ phục hồi da sau các tổn thương và ngăn ngừa sẹo.
Để cải thiện tình trạng mụn thâm đen với hạt nhục đậu khấu, bạn có thể đun một muỗng cà phê hạt nhục đậu khấu xay nhuyễn với nước hoặc sữa tươi không đường. Trộn đều để thu được hỗn hợp sền sệt, dùng hỗn hợp này để thoa lên nốt mụn tụ máu, để yên trong 30 phút sau đó rửa sạch với nước mát. Thực hiện liệu pháp này mỗi ngày để loại bỏ nốt mụn và cải thiện sức khỏe làn da.
15. Dầu thầu dầu trị mụn tụ máu
Dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt cây thầu dầu, thường được sử dụng để cải thiện nhiều tình trạng rối loạn da bao gồm mụn nhọt. Các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ của dầu thầu dầu có thể hỗ trợ điều trị mụn viêm, sưng và tụ máu một cách hiệu quả.
Để cải thiện mụn thâm đen, tụ máu bạn có thể ngâm một miếng bông gòn sạch vào 2 – 3 muỗng cà phê dầu thầu dầu và đặt lên nốt mụn nhọt. Dùng băng cá nhân hoặc gạc y tế để cố định miếng bông gòn trong 4 – 5 giờ để tăng hiệu quả điều trị. Thực hiện biện pháp này 2 -3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Biện pháp điều trị y tế cho mụn tụ máu
Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả điều trị, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:
1. Điều trị không kê đơn
Có nhiều phương pháp điều trị không cần kê đơn cho các loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn nhọt đầy máu. Cụ thể các sản phẩm và kem trị mụn phổ biến có thể bao gồm:
- Axit salicylic có thể loại bỏ các tế bào da chết và làm sạch nốt mụn. Axit salicylic có thể điều trị hầu hết các loại mụn, bao gồm mụn trứng cá không viêm như mụn đầu đen và các loại mụn trứng cá viêm như mụn tụ máu, thâm đen.
- Retinoids tại chỗ là sản phẩm có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng làm giảm sự sản xuất dầu trong da và ngăn ngừa các lỗ chân lông bị tắc.
2. Thuốc theo toa
Trong trường hợp mụn sưng to, viêm và có nguy cơ viêm nặng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc theo toa như:
- Kháng sinh đường uống được dùng hàng ngàng dưới dạng thuốc viên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số sản phẩm kháng sinh sử dụng tại chỗ để hỗ trợ cải thiện làn da.
- Spironolactone là một sản phẩm điều trị theo toa được sử dụng cho mụn bọc, mụn mủ và các loại mụn viêm nghiêm trọng như mụn tụ máu. Thuốc hoạt động bằng cách chống viêm, hấp thụ dầu thừa và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên sản phẩm này có thể dẫn đến một số rối loạn bẩm sinh, do đó phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc.
- Thuốc tránh thai đường uống có thể được chỉ định dành cho phụ nữ và thiếu nữ bị nổi mụn thâm đen, tụ máu nghiêm trọng.
- Isotretinoin là một loại retinoid theo toa được sử dụng trong khoảng 4 – 5 tháng để cải thiện tình trạng mụn nghiêm trọng. Sản phẩm này có hiệu quả cao trong việc điều trị mụn trứng cá nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
3. Thủ tục y tế
Mặc dù không phổ biến nhưng những người có mụn tụ máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các thủ tục y tế như:
- Dẫn lưu mụn bằng cách tiêm thuốc vào nốt mụn. Thuốc có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau, viêm và hỗ trợ phục hồi da.
- Liệu pháp laser có thể loại bỏ các loại vi khuẩn gây mụn tụ máu.
- Microdermabrasion là biện pháp siêu mài mòn da với mục đích loại bỏ lớp da trên cùng để điều trị các nốt mụn.
Biện pháp phòng ngừa mụn thâm đen
Bên cạnh các biện pháp điều trị mụn thâm đen, tụ máu, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên để phòng ngừa tình trạng này như sau:
- Không nặn mụn hoặc bóp nốt mụn, điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc lây lan vi khuẩn gây mụn
- Không nên chạm vào nốt mụn thường xuyên, điều này có thể khiến mụn bị chai
- Rửa mặt hai lần mỗi ngày để loại bỏ các tế bào da chết, vi khuẩn và các tạp chất khác trên da
- Giữa cho mặt khô và sạch sẽ
- Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất mạnh hoặc có thể gây kích ứng da
- Thường xuyên giặt khăn trải giường, chăn, khăn mặt và khăn tắm
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc và hạn chế tiêu thụ thực phẩm bép, rượu và các chất kích thích khác
- Hạn chế căng thẳng, lo lắng bằng cách thực hiện thiền định, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp thường xuyên
Mụn tụ máu thâm đen là tình trạng xảy ra khi bạn cố gắng nặn mụn hoặc tác động lên nốt mụn. Điều này có thể dẫn đến sẹo và vết thâm mụn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp tại nhà và biện pháp điều trị y tế.
Ngoài ra, nếu nốt mụn trở nên nghiêm trọng, phát triển với kích thước lớn hoặc viêm to gây đau đớn dữ dội, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!