Mụn Ở Mũi Nổi Nhiều Vì Sao? Cách Xử Lý, Điều Trị
Nội dung bài viết
Mụn ở mũi là tình trạng tương đối phổ biến, bởi vì lỗ chân lông ở mũi thường có xu hướng lớn, dễ bị tắc nghẽn. Đôi khi mụn ở mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế trong cơ thể. Do đó, tìm hiểu một số nguyên nhân và biện pháp xử lý để tránh các rủi ro không mong muốn.
Mụn ở mũi là gì?
Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến và có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Mụn có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở mũi.
Mũi là vị trí phổ biến có thể hình thành mụn trứng cá. Các lỗ chân lông ở mũi thường có xu hướng lớn hơn ở các khu vực khác, do đó thường dễ bị tắc nghẽn. Điều này có thể dẫn đến nổi mụn ở mũi hoặc hình thành các vết sưng đỏ giống như mụn hoặc u nang.
Các loại mụn trứng cá thường gặp ở mũi bao gồm:
- Mụn đầu đen
- Mụn đầu trắng
- Mụn bọc
- Mụn mủ
- U nang
Tuy nhiên, không phải tất cả các vết sưng, đỏ ở mũi đều là mụn trứng cá. Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như mụn trứng cá, chẳng hạn như bệnh hồng ban.
Mụn trứng cá và bệnh hồng ban thường có các triệu chứng tương tự nhau, do đó rất khó để phân biệt. Cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây mụn ở mũi
Mụn trứng cá, bao gồm mụn ở mũi là tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn và nhiễm trùng vi khuẩn. Thông thường, các tuyến bã nhờn khỏe mạnh có nhiệm vụ hỗ trợ làm da bằng cách tiết dầu nhờn để làm mát. Đôi khi các tuyến này sản xuất quá nhiều bã nhờn, dẫn đến tắc nghẽn các lỗ chân lông. Điều này khiến các tế bào da chết, vi khuẩn tích tụ ở lỗ chân lông và dẫn đến mụn.
Mũi là bộ phận đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá. Do lỗ chân lông ở khu vực này tương đối lớn. Kích thước lớn khiến các tế bào da chết dễ kẹt ở lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá.
Ngoài ra, đôi khi mụn ở mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến mụn trứng cá bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa bao gồm ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, Hội chứng ruột kích thích,… có thể dẫn đến hình thành mụn ở chóp mũi. Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm đầy hơi,, tiêu chảy, truyền khí thường xuyên, đau dạ dày, co thắt dạ dày.
- Thay đổi nội tiết tố: Mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố còn được gọi là mụn nội tiết, xảy ra khi nồng độ androgen tăng cao, kích thích các tuyến bã nhờn, thay đổi hoạt động của da và dẫn đến mụn. Mụn nội tiết thường phổ biến ở hai bên cánh mũi và trán. Tuy nhiên, đôi khi mụn nội tiết cũng ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như má.
- Tẩy lông mũi hoặc xì mũi thường xuyên: Tình trạng này thường là do kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến nổi mụn bên trong mũi.
Ngoài ra, một số điều kiện và yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn ở mũi bao gồm:
- Dao động nội tiết tố
- Căng thẳng
- Có tiền sử gia đình bị mụn trứng cá
Biện pháp điều trị mụn ở mũi
Cách tốt nhất để điều trị mụn ở mũi là ức chế hoạt động của các tuyến bã nhờn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển hoặc tẩy tế bào chết để tránh gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, do đó người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào loại mụn và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể, để điều mụn ở mũi, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:
1. Điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp mụn ở mũi không nghiêm trọng, đặc biệt là mụn đầu trắng và mụn đầu đen, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị mụn tại nhà như:
- Xông hơi mặt: Xông hơi có thể khuyến khích các lỗ chân lông mở ra, ngăn ngừa tắc nghẽn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Người bệnh có thể đun nước sôi hoặc cho thêm một số thảo dược như sả, chanh, gừng, dùng để xông hơi mặt, mũi.
- Sử dụng giấm táo: Giấm táo có tính axit rất cao, có thể làm se nốt mụn và thu nhỏ lỗ chân lông. Bên cạnh đó, giấm táo cũng có thể chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Để điều trị mụn ở mũi, người bệnh có thể pha 1 – 2 muỗng canh giấm táo vào 200 ml nước ấm và sử dụng để thoa lên mũi, để yên trong 20 phút.
- Sử dụng chanh: Nước chanh có tính axit cao và có tác dụng làm khô, hấp thụ dầu thừa. Bên cạnh đó, chanh cũng có thể kháng khuẩn và hỗ trợ giảm viêm. Pha loãng chanh với nước, tỷ lệ bằng nhau sau đó thoa trực tiếp lên mũi, massage nhẹ nhàng trong 20 phút.
- Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có thể chống viêm, kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm điều trị mụn. Pha loãng 1 – 2 giọt tinh dầu trong 1 muỗng cà phê nước ấm hoặc các loại dầu vận chuyển, như dầu ô liu, và thoa lên mũi để điều trị mụn.
- Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, chất dính và độ dày của mật ong cũng có thể thấm sâu vào da, giúp se lỗ chân lông, hỗ trợ làm sạch da, điều trị mụn. Làm nóng một muỗng canh mật ong trong 15 giây, sau đó thoa lên mũi để yên trong 15 phút.
Các phương pháp tại nhà thường chỉ phù hợp cho các loại mụn ở mũi không nghiêm trọng. Trong trường hợp mụn viêm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.
2. Sử dụng thuốc không kê đơn
Trong các trường hợp mụn ở mũi nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị một số loại kem trị mụn hoặc thuốc không kê toa. Cụ thể, các biện pháp thường được áp dụng bao gồm:
- Rửa mặt phù hợp: Làm sạch da nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng không gây kích ứng, không quá 2 lần mỗi ngày để hỗ trợ trị mụn trứng cá ở mũi. Tuy nhiên, không nên chà sát quá mạnh mẽ để tránh gây tổn thương da hoặc dẫn đến các vấn đề về da khác.
- Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn: Có nhiều loại sữa rửa mặt và xà phòng có thể điều trị mụn trứng cá ở mũi. Các sản phẩm này thường có chứa benzoyl peroxide, axit glycolic, axit salicylic hoặc lưu huỳnh. Trao đổi với người có chuyên môn trước khi sử dụng để được hướng dẫn cụ thể.
- Benzoyl peroxide: Đối với mụn ở mũi nhẹ, người bệnh có thể sử dụng benzoyl peroxide để cải thiện các triệu chứng. Hợp chất này có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá và hỗ trợ làm lành da. Thông thường cần mất khoảng 4 tuần để sản phẩm mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, benzoyl peroxide không ức chế hoạt động của các tuyến bã nhờn, do đó mụn có thể quay trở lại nếu gặp điều kiện phù hợp. Ngoài ra, benzoyl peroxide có thể gây khô da, do đó người dùng cần cân nhắc trước khi sử dụng.
- Axit salicylic: Axit salicylic có thể hỗ trợ điều trị quá trình bong các tế bào da chết. Đối với tình trạng mụn trứng cá nhẹ ở mũi, axit salicylic có thể hỗ trợ làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa tắc nghẽn và hình thành mụn. Tuy nhiên, tương tự như benzoyl peroxide, axit salicylic không ức chế hoạt động của các tuyến bã nhờn, do đó mụn có thể tái phát khi ngừng sử dụng sản phẩm. Axit salicylic có sẵn trong nhiều sản phẩm trị mụn như kem thoa trị mụn, kem dưỡng da hoặc mặt nạ.
- Lưu huỳnh: Lưu huỳnh (Sulfur) là một hóa chất quen thuộc của các sản phẩm trị mụn. Tuy nhiên, lưu huỳnh thường không được sử dụng phổ biến, vì mũi có thể gây khó chịu.
- Kem bôi có chứa retinol: Retinol là hoạt chất giữ cho mụn không thể hình thành bằng cách ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Trong thời gian đầu sau khi sử dụng retinol, mụn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, tuy nhiên sau 8 – 12 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện.
3. Sử dụng thuốc theo toa
Đôi khi mụn ở mũi có thể là mụn viêm, u nang, mụn sần, dẫn đến viêm, sưng xung quanh cánh mũi. Trong trường hợp này các biện pháp tại nhà có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Do đó, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc theo toa để điều trị.
Thuốc tránh thai đường uống:
- Thuốc tránh thai đường uống thường có thể chống lại nội tiết tố nam (như testosterone) và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Có thể mất khoảng 3 – 4 tháng để phương pháp điều trị mang lại hiệu quả.
- Tác dụng phụ thường bao gồm gây buồn nôn, tăng cân, đau ngực, xuất hiện cục máu đông hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Axit azelaic:
- Axit azelaic là một loại thuốc trị mụn dạng bôi dưới dạng kem, gel và miếng dán mụn. Sản phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm thường được chỉ định để điều trị mụn trứng cá ở mũi dạng nhẹ và trung bình.
Dapsone:
- Dapsone là một dạng gel bôi ngoài da, có tính kháng khuẩn, chống viêm và điều trị mụn ở mũi.
Kháng sinh:
- Thuốc kháng sinh trị mụn có thể được sử dụng ở dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Kháng sinh hoạt động bằng cách làm sạch vi khuẩn gây mụn trên da, giảm viêm và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát.
- Các sản phẩm kháng sinh trị mụn tại chỗ có sẵn ở dạng kem, gel, dung dịch, miếng lót, miếng dán mụn hoặc kem dưỡng da. Tuy nhiên, kháng sinh tại chỗ không thể xâm nhập sâu vào da, do đó chỉ có thể điều trị các loại mụn sâu dưới da.
- Ngoài ra, kháng sinh tại chỗ thường không được chỉ định sử dụng đơn độc, bởi vì điều này có thể tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Do đó, kháng sinh ngoài da thường được kết hợp với benzoyl peroxide để tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ kháng kháng sinh.
- Kháng sinh toàn thân có thể lưu thông khắp cơ thể, đi vào tuyến bã nhờn và điều trị mụn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kháng sinh toàn thân thường dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn thuốc bôi, do đó thường được chỉ định cho các trường hợp mụn nghiêm trọng. Các loại kháng sinh đường uống thường được sử dụng bao gồm doxycycline, minocycline và tetracycline.
Retinoids hoặc các dẫn xuất vitamin A:
- Retinoids có sẵn ở dạng bôi và dạng uống thường được chỉ định cho mụn trứng cá trung bình đến nặng. Retinoids thường được sử dụng kết hợp với các sản phẩm trị mụn khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide hoặc kháng sinh đường uống.
- Retinoids tại chỗ thường ít khi dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như Retinoids đường uống. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng Retinoids. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây đỏ, khô và ngứa da.
Isotretinoin:
- Isotretinoin là loại thuốc duy nhất có thể cải thiện các nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá, bao gồm mụn ở mũi. Thuốc thường được chỉ định cho mụn trứng cá nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
- Isotretinoin có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như gây dị tật bẩm sinh, do đó sản phẩm không được sử dụng ở phụ nữ mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể bao gồm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử và bệnh viêm ruột.
Các tác dụng phụ phổ biến khác có thể bao gồm khô da, đau cơ, đau khớp, đau đầu, tăng nồng độ triglyceride (một loại cholesterol), men gan cao và rụng tóc tạm thời.
Biện pháp phòng ngừa mụn ở mũi
Mụn trứng cá là trường hợp liên quan đến thay đổi nồng độ hormone và có thể liên quan đến di truyền, do đó nhiều bác sĩ cho rằng không thể phòng ngừa mụn. Tuy nhiên, thực hiện vệ sinh tốt và chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự bùng phát của mụn.
Bên cạnh đó, người bị mụn ở mũi có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như:
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu hoặc dành riêng cho da mụn để giảm các nguy cơ và tránh kích ứng da.
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ 2 lần mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm có các hạt phân tử thô, kích thước lớn. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng da và dẫn đến mụn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không gây mụn mỗi ngày.
- Sử dụng các sản phẩm trang điểm không gây kích ứng và mụn trứng cá.
- Hạn chế nặn hoặc tác động lên nốt mụn. Điều này có thể dẫn đến sẹo và nhiễm trùng da.
Mụn ở mũi là tình trạng phổ biến và thường có thể điều trị một cách dễ dàng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đôi khi mụn ở mũi có thể là dấu hiệu của bệnh hồng ban, đây là một điều kiện y tế cần được điều trị. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!