Mụn gạo là gì? Cách trị mụn gạo ở mắt, mặt hiệu quả
Nội dung bài viết
Mụn gạo là những u nang lành tính nhỏ xuất hiện từng đám trên mặt, phổ biến ở vùng quanh mắt. Chúng không có nhân nên rất khó điều trị. Mụn gạo thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn độ tuổi từ 11 cho đến 30.
Mụn gạo và nguyên nhân hình thành
Mụn gạo hay còn được gọi là mụn thịt, hình dạng tương tự như mụn đầu trắng, phần đầu có màu trắng đục như hạt gạo. Tuy nhiên, mụn gạo không có nhân mụn, là những u nang lành tính xuất hiện phổ biến ở vùng xung quanh mắt. Một số trường hợp tình trạng mụn lan ra các vùng trên mặt như trán, cằm hoặc xuống cổ và lưng.
Mụn gạo hình thành do keratin (loại protein ở mô da, tóc, móng tay, móng chân) bị kìm giữ lại bên dưới lớp biểu bì da gây nên. Tình trạng này phổ biến ở trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, tuy nhiên trẻ em và người lớn cũng là đối tượng dễ gặp phải mụn gạo. Nguyên nhân hình thành chia theo dạng đối tượng:
- Đối với trẻ sơ sinh:
Cho đến hiện nay, tình trạng xuất hiện nhiều nốt mụn gạo trên người trẻ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều người nhầm lẫn mụn gạo và mụn sữa – loại mụn bị ảnh hưởng từ hormone của mẹ giai đoạn cuối thai kỳ.
Điểm khác biệt nổi bật giữa hai loại mụn này là mụn gạo sẽ không gây viêm hoặc sưng và đã xuất hiện cùng với em bé khi chào đời. Trong khi đó, mụn sữa xuất hiện sau sinh từ 2 – 4 tuần.
- Đối với trẻ em và người lớn:
Những tổn thương da là nguyên nhân chính gây nên mụn gạo ở trẻ em và người lớn. Có thể kể đến những tổn thương như:
- Da bị phồng rộp ảnh hưởng của bệnh lý: ly thượng bì bóng nước (EB), pemphigoid (CP), porphurin (PCT),…
- Bị chấn thương, bỏng khiến da bị phồng rộp.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Sử dụng kem dưỡng, kem đặc trị có thành phần steroid lâu ngày.
- Thực hiện các biện pháp tái tạo da như dermabrasion (mài da) hoặc laser,…
Bên cạnh đó, mụn gạo sẽ hình thành dày đặc hơn nếu da mất đi khả năng tẩy tế bào chết tự nhiên. Đặc biệt, dễ thấy nhất là ở những người trong độ tuổi da bắt đầu dấu hiệu lão hóa. Khi mới hình thành, mụn gạo chỉ là những nốt mụn có màu trắng nhỏ, tuy nhiên sau một thời gian chúng sẽ lớn dần và nổi cộm hẳn lên bề mặt da.
Mụn không gây đau nhức như một số loại mụn trứng cá thông thường khác, không viêm, sưng hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng lâu ngày, mụn gạo lây lan nhiều hơn khiến da mặt sần sùi, lão hóa sớm, khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp, gây trở ngại đến nhiều vấn đề cuộc sống.
Các dạng mụn gạo thường gặp
Như trên đã đề cập, mụn gạo thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy loại mụn này có thể xuất hiện ở nhiều dạng đối tượng khác nhau. Mụn gạo có thể phân thành các dạng sau đây:
- Mụn gạo sơ sinh: Hình thành khi tuyến mồ hôi ở trẻ nhũ nhi chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu 10 trẻ sinh ra thì có đến hơn một nửa trong số đó xuất hiện tình trạng này. Tuy nhiên, sau một thời gian, mụn gạo sơ sinh sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị.
- Mụn gạo nguyên phát: Loại này có thể gặp ở trẻ em và người lớn.
- Mụn gạo thứ phát: Loại mụn này thường gặp ở những vùng da đã có tổn thương trước đó như bỏng hoặc do phát ban. Hình thành sau khi người bệnh sử dụng các loại kem bôi da có chứa corticosteroid.
- Mụn gạo dạng mảng: Tương đối hiếm. Khi xuất hiện sẽ tập trung thành từng mảng khiến da sần sùi, đặc biệt nữ giới tuổi trung niên sẽ dễ gặp phải mụn này hơn so với những độ tuổi khác.
- Mụn gạo dạng multiple eruptive milia: Khá hiếm gặp, cũng tương tự như mụn gạo dạng mảng, chúng hình thành từng đám nhưng sẽ tự biến mất sau đó vài tuần hoặc vài tháng.
Có nên nặn mụn gạo không?
Giống như các loại mụn trứng cá thông thường khác, việc cậy và nặn mụn không đúng cách sẽ khiến cho nốt mụn bị sưng, viêm hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn. Trường hợp mụn gạo lại càng không nên tác động bằng phương pháp này. Bởi vì, mụn gạo không có nhân. Nếu cố nặn có thể khiến chúng để lại thâm, sẹo và lây lan ra các vùng da khác.
Chính vì thế, để tránh tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên hạn chế sờ, nặn mụn gạo. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những biện pháp khắc phục an toàn hơn, góp phần bảo vệ và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tránh biến chứng không mong muốn.
Cách trị mụn gạo ở mắt và mặt hiệu quả tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng mụn gạo ngay tại nhà. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng với trường hợp người trưởng thành. Với trẻ sơ sinh, như đã đề cập, mụn gạo sẽ tự phục hồi sau sinh một thời gian, nếu muốn điều trị phải tuân thủ chỉ định bác sĩ để hạn chế rủi ro.
1. Trị mụn gạo bằng lá tía tô
Sở dĩ lá tía tô có thể điều trị mụn gạo tại nhà an toàn là vì trong loại cây này có chứa nhiều loại vitamin. Nhờ vào chúng mà da được kháng khuẩn tốt hơn, không những thế còn giúp da cải thiện quá trình trao đổi chất. Tình trạng sần sùi da do mụn gạo gây nên sẽ phục hồi sau đó một thời gian khi sử dụng lá tía tô để dưỡng da.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối loãng vài phút rồi rửa lại một lần nữa.
- Giã nát tía tô, sau đó bạn rửa sạch mặt và tiến hành điều trị.
- Sử dụng tăm bông, chấm dung dịch nước cốt lá tía tô lên vùng bị mụn gạo quanh mắt, trên mặt.
- Sau 15 phút, rửa mặt lại với nước mát.
- Áp dụng biện pháp này mỗi ngày, sau 2 – 4 tuần bạn sẽ thấy mụn gạo giảm hẳn, da mềm mịn hơn.
2. Trị mụn gạo bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu làm đẹp an toàn được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích. Trong nha đam có chứa các vitamin như A, B, C và các khoáng chất cần thiết cho làn da. Sử dụng nha đam để trị mụn gạo ngay tại nhà đảm bảo được độ an toàn, lành tính. Không những thế, làn da của bạn cũng được “nâng niu” trở nên mịn màng, tràn đầy sức sống.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 bẹ nha đam tươi, rửa sạch và loại bỏ hết vỏ xanh.
- Rửa mặt thật sạch, thoa gel nha đam lên vùng da bị mụn gạo, massage nhẹ nhàng.
- Đắp mặt nạ nha đam thêm 20 phút rồi rửa mặt với nước mát.
- Mỗi tuần áp dụng 3 – 4 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
3. Trị mụn gạo bằng tỏi
Trị mụn gạo bằng tỏi là một biện pháp không còn quá xa lạ. Tỏi ngoài là nguyên liệu chế biến món ăn, tốt cho sức khỏe, nó còn được sử dụng trong chăm sóc da, đặc biệt là trị mụn. Trong nguyên liệu này có chứa hàm lượng vitamin A, B, C dồi dào, không những giúp cải thiện tình trạng mụn mà còn giúp kháng viêm, làm xẹp mụn gạo an toàn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 củ tỏi bóc sạch vỏ, sau đó giã nhuyễn.
- Rửa mặt sạch, sau đó thoa dung dịch nước tỏi lên vùng da bị mụn.
- Giữ trong khoảng 30 phút rồi rửa mặt lại với nước mát.
- Mỗi tuần áp dụng 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng mụn gạo cải thiện đáng kể.
- Tuy nhiên, do tỏi có tính nóng ấm mạnh, vì thế bạn nên tránh những vùng da mỏng như vùng bọng mắt, da nhạy cảm nên cân nhắc áp dụng.
4. Trị mụn gạo bằng chanh
Chanh cũng là một trong những “gương mặt vàng” không thể không đề cập đến nếu muốn tẩy da chết nhẹ dịu tại nhà. Hàm lượng axit và vitamin C có trong chanh có thể thay thế cho những sản phẩm tẩy da chết hiện có trên thị trường. Da được làm sạch sẽ giúp mụn gạo nhanh chóng biến mất, trở nên mềm mịn, có sức sống hơn.
Cách thực hiện:
- Vắt nước cốt ½ trái chanh, sau đó pha cùng với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1:2.
- Rửa mặt sạch mặt, sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn gạo, massage nhẹ nhàng.
- Sau 15 phút rửa mặt lại bằng nước mát.
- Biện pháp này có thể thực hiện mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng sẽ thấy được kết quả.
Tuy nhiên, biện pháp này nên hạn chế đối với khu vực da mắt mỏng. Đồng thời, do tính axit của chanh có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, bạn nên có biện pháp che chắn để bảo vệ da khi đi ra ngoài.
5. Trị mụn gạo bằng mật ong
Mật ong có tính chống oxy hóa tốt, an toàn và lành tính đối với là da. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm lành nhanh những tổn thương trên da. Hiệu quả cho những nốt mụn gạo “cứng đầu”, không những thế còn giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, giảm thâm mụn, sẹo.
Cách thực hiện:
- Sử dụng mật ong nguyên chất, trước khi thực hiện nên rửa mặt thật sạch với nước tẩy trang, sữa rửa mặt.
- Lấy tăm bông chấm mật ong nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị mụn gạo.
- Để yên trong 20 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch.
- Áp dụng 3 – 4 lần mỗi tuần, kiên trì sẽ thấy làn da cải thiện rõ rệt, tình trạng mụn gạo giảm dần, da mềm mịn, căng khỏe.
6. Trị mụn gạo bằng dầu cây trà
Dầu cây trà là một trong những nguyên liệu làm đẹp được đưa vào các sản phẩm dưỡng da có trên thị trường hiện nay. Trong dầu cây trà chứa nhiều dưỡng chất có công dụng kháng khuẩn và sát trùng cho da, giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn không cho mụn phát triển, lây lan.
Đối với mụn gạo ở xung quanh mắt, mặt, bạn có thể sử dụng dạng nguyên chất của tinh dầu để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do các sản phẩm sản xuất sẵn thường chỉ có hàm lượng nhỏ dầu cây trà không tác động được đến da bị mụn gạo.
Cách thực hiện:
- Cho tinh dầu cây trà vào một cái chén sạch, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vận chuyển như dầu dừa, dầu oliu,…vào cùng.
- Rửa sạch mặt, sau đó dùng tăm bông chấm dung dịch lên vùng da đang bị mụn gạo.
- Sau vài phút rửa mặt lại với nước ấm.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Trị mụn gạo bằng giấm táo
Giấm táo cũng là một trong những nguyên liệu tiêu diệt mụn được tín đồ làm đẹp tin dùng. Do lên men tự nhiên nên giấm táo có tính kháng khuẩn, giúp da loại bỏ lớp tế bào chết an toàn, hiệu quả. Hàm lượng axit tự nhiên trong giấm táo còn giúp da tiêu diệt vi khuẩn P. acne, tránh tình trạng tái phát mụn gạo.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 muỗng cà phê giấm táo pha loãng với 3 muỗng cà phê nước lọc. Trường hợp bạn thuộc da nhạy cảm có thể pha loãng hơn.
- Rửa sạch mặt, sau đó sử dụng bông gòn thấm dung dịch thoa lên vùng da bị mụn gạo.
- Để dung dịch trên da trong 3 – 5 phút rồi rửa lại với nước mát, massage nhẹ nhàng.
- Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, kiên trì một thời gian tình trạng mụn gạo được cải thiện đáng kể, da giảm sần sùi và đều màu hơn.
Cách phòng ngừa mụn gạo
Mụn gạo ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau đó một thời gian. Tuy nhiên trường hợp mụn gạo hình thành do quá trình lão hóa da hoặc do sử dụng thuốc bôi da bị ảnh hưởng có thể kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Tình trạng này khiến cho da mặt sần sùi, thiếu sức sống, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Do đó, bạn nên phòng ngừa nó ngay từ bây giờ.
Dưới đây là một số lưu ý trong chu trình chăm sóc da để phòng ngừa mụn gạo cũng như các dạng mụn trứng cá khác:
- Làm sạch da mặt: Tẩy trang, rửa sữa mặt là các bước chăm sóc cơ bản mà bạn không nên bỏ qua. Việc da mặt bị bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn tích tụ lâu ngày khiến lỗ chân lông bít tắc là nguyên nhân khiến mụn hình thành. Chính vì thế, việc làm sạch da mặt mỗi ngày là nguyên tắc cơ bản để bạn sở hữu một làn da mềm mịn, sạch mụn.
- Tẩy da chết: Ngoài rửa mặt hàng ngày, tẩy da chết hàng tuần cũng là một trong những bước không thể thiếu. Bởi, vi khuẩn, bụi bẩn có thể vẫn còn sót lại nếu bạn chỉ sử dụng sữa rửa mặt thông thường. Việc sử dụng sản phẩm có trên thị trường hoặc mặt nạ tẩy da chết tại nhà sẽ giúp loại bỏ một lần nữa những yếu tố bất lợi với làn da, ngăn ngừa mụn gạo hình thành và phát triển.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp: Đặc biệt là đối với vùng da mắt, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ lão hóa. Sử dụng kem mắt, serum dưỡng ẩm cho mắt sẽ giúp cung cấp dưỡng chất phục hồi những tổn thương, hạn chế mụn gạo xuất hiện ở khu vực này.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Bổ sung chất dinh dưỡng từ thực phẩm sạch, hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, gas,…để bảo vệ cấu trúc da, ngừa mụn trứng cá lẫn mụn gạo hình thành. Đồng thời, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya để bảo vệ da.
- Chống nắng: Ngoài thực hiện các biện pháp hỗ trợ trị mụn gạo đã đề cập ở trên, bạn nên chủ động bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp với loại da, che chắn khi đi ra ngoài là cách tốt nhất để phòng ngừa mụn gạo nói riêng và một số vấn đề khác về da nói chung.
Mụn gạo là loại mụn không có nhân, là các u nang lành tính có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Do tính chất này mà việc loại bỏ chúng cần nhiều thời gian và kiên nhẫn. Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích đến với bạn đọc trong quá trình chữa trị mụn gạo “cứng đầu”.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!