Loét Hành Tá Tràng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Loét hành tá tràng là một dạng tổn thương lớp niêm mạc ở bên trong cơ quan tiêu hóa thường gặp. Đây là bệnh lý cần được nhận biết và điều trị ngay từ sớm, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng đời sống hàng ngày. Dưới đây là các thông tin cần biết về căn bệnh loét hành tá tràng bạn có thể tham khảo.

Loét hành tá tràng là một dạng bệnh lý xảy ra ở hệ tiêu hóa
Loét hành tá tràng là một dạng bệnh lý xảy ra ở hệ tiêu hóa

Loét hành tá tràng là gì?

Hành tá tràng nằm ở vị trí đầu tiên của tá tràng, đây chính là nơi tiếp nhận thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày để đưa vào ruột non. Khi thức ăn đưa vào dạ dày sẽ được trộn lẫn với dịch vị acid để tiêu hóa và diệt vi khuẩn, chính vì thế lượng acid được dạ dày tiết ra có tính ăn mòn khá cao. Để bảo vệ lớp màng trong của dạ dày và tá tràng không bị tấn công gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thì bên trong hai cơ quan này sẽ hình thành nên một lớp lót niêm mạc tự nhiên có tác dụng trung hòa dịch vị.

Thông thường, hàm lượng acid dạ dày và các chất nhầy trung hòa dịch vị ở lớp niêm mạc luôn trong trạng thái cân bằng. Nếu gặp phải một bất thường nào đó khiến lượng acid dạ dày tiết ra quá nhiều hoặc chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì lớp lót bên trong dạ dày và tá tràng sẽ bị acid phá hủy gây tổn thương, hình thành nên các vết viêm loét. Bên cạnh đó, hành tá tràng cũng nơi tiếp nhận enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy đổ vào để từ từ đưa xuống ruột non, chính vì thế đây là bộ phận phải chịu tổn thương rất cao.

Loét hành tá tràng là hiện tượng xuất hiện vết loét ở phần đầu của ruột non, các vết loét này hình thành khi lớp niêm mạc lót trong hành tá tràng bị tổn thương do sự ăn mòn của acid, khiến thành ruột bị lộ ra bên ngoài. Nguyên nhân gây ra bệnh loét hành tá tràng cũng tương tự như bệnh loét dạ dày nên thường được gọi là loét dạ dày – tá tràng.

Nguyên nhân gây loét hành tá tràng

Loét hành tá tràng là bệnh lý đang có xu hướng ngày càng gia tăng, bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Chuyên gia cho biết, nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh loét hành tá tràng hiện nay và đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở dạ dày thường gặp. Ngoài ra, loét hành tá tràng cũng có thể xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Rượu bia, thuốc lá: Thường xuyên uống rượu bia hoặc nghiện thuốc lá là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh loét tá tràng. Thống kê y khoa cho biết, hiện nay có rất nhiều nam giới bị mắc bệnh là do thói quen này, đây cũng là nguyên nhân khiến số ca bệnh ngày càng gia tăng.
  • Lạm dụng thuốc Tây y: Các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm thường gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và tá tràng như aspirin, ibuprofen,… Nếu bạn có thói quen lạm dụng các loại thuốc này sẽ có nguy cơ mắc bệnh loét tá tràng rất cao.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Hành tá tràng là bệnh lý có thể hình thành do thói quen ăn uống nhiều chất béo, các loại đồ ăn nhiều gia vị chua cay mặn ngọt, đồ ăn quá nóng,… Nếu bạn có chế độ ăn kiêng quá nghiêm khắc, nhai không kỹ khi ăn hoặc bị rối loạn thời gian ăn uống (thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya, ăn quá no, ăn không đúng giờ) cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan này.
  • Căng thẳng, stress: Loét hành tá tràng cũng có thể xảy ra ở những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh do làm việc quá sức, lo lắng và sợ hãi kéo dài. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người thường xuyên phải lao động trí óc.
  • Rối loạn chức năng nội tiết: Mắc các bệnh lý gây rối loạn chức năng nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh loét tá tràng như tiểu đường, hạ huyết áp, xơ gan, hội chứng cushing, bệnh lý ở vỏ thượng thận,…
  • Yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì loét tá tràng cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền, rối loạn tiêu hóa, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,…
Loét hành tá tràng xảy ra do thói quen an uống thiếu khoa học của nhiều người
Loét hành tá tràng xảy ra do thói quen an uống thiếu khoa học của nhiều người

Dấu hiệu nhận biết bệnh loét hành tá tràng

Loét hành tá tràng thường xảy ra ở những người từng có tiền sử mắc các bệnh lý về viêm loét dạ dày, người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh và chống viêm để giảm đau hoặc người già ngoài 70 tuổi. Dấu hiệu nhận biết của bệnh loét hành tá tràng cũng tương tự như bệnh loét dạ dày với các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị sau đó lan ra sau lưng, triệu chứng này thường xảy ra vào lúc đói, nửa đêm hoặc gần sáng.
  • Loét hành tá tràng khiến chức năng tiêu hóa của cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó gây ra các triệu chứng như ăn không tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn và dịch vị.
  • Nếu bệnh mới phát triển ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng tương tự với hiện tượng trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ hơi và nóng rát vùng thượng vị.
  • Bệnh loét hành tá tràng khiến cơ quan tiêu hóa hoạt động một cách bất thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Người bệnh cảm thấy chán ăn, ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gầy sút cân,…

Bệnh loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Các triệu chứng do bệnh loét tá tràng gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đây là bệnh lý rất lành tính nếu được phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị, vẫn tiếp tục duy trì các thói quen tác động xấu đến dạ dày tá tràng sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Nếu người bệnh vẫn tiếp tục lạm dụng rượu bia sẽ khiến vết viêm loét bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt với các triệu chứng như nôn và đi đại tiện ra máu. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
  • Hẹp môn vị: Hành tá tràng nằm ở vị trí ngay bên môn vị, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ khiến vết loét lan rộng sang môn vị và gây hẹp môn vị.
  • Thủng tá tràng: Thủng tá tràng cũng là một trong những biến chứng do bệnh loét hành tá tràng gây ra với triệu chứng đặc trưng là đau bụng dữ dội, nôn mửa và cứng bụng. Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời để tránh bị nhiễm trùng khoang bụng gây viêm phúc mạc.

Cách chẩn đoán bệnh loét hành tá tràng

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh loét hành tá tràng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả thăm khám được, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh.

Thăm khám bác sĩ khi bị loét hành tá tràng để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị
Thăm khám bác sĩ khi bị loét hành tá tràng để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Cụ thể bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh loét hành tá tràng theo trình tự sau:

– Bước 1: Thăm về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh trạng và các triệu chứng người bệnh gặp phải.

– Bước 2: Quan sát người bệnh để phát hiện thiếu máu, sau đó kiểm tra ổ bụng bằng tay xem có xuất hiện khối u không.

– Bước 3: Chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết giúp tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh hành tá tràng là:

  • Chụp X-quang có thuốc cản quang, nội soi dạ dày: Giúp bác sĩ quan sát rõ và có thể xác định chính xác mức độ tổn thương ở vùng hành tá tràng.
  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở: Phương pháp này giúp kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm chủng vi khuẩn Hp không.

Phương pháp điều trị bệnh loét hành tá tràng

Để quá trình điều trị bệnh loét hành tá tràng có thể mang lại hiệu quả tận gốc thì việc chữa trị cần phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc là ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh, cân bằng yếu tố gây tấn công và bảo vệ ở cơ quan này và làm lành các tổn thương do bệnh gây ra. Hai phương pháp chữa bệnh loét hành tá tràng được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc Tây y và thuốc Nam.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh loét hành tá tràng là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả cho nhiều mức độ bệnh trạng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể để có thể mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất. Các loại thuốc Tây y chữa bệnh loét hành tá tràng thường được chỉ định sử dụng là:

+ Thuốc ức chế tiết acid: Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất ra acid tiêu hóa thức ăn. Khi sử dụng để điều trị bệnh loét hành tá tràng sẽ được kê đơn kéo dài từ 4 – 8 tuần. Các loại thuốc ức chế acid thường được dùng là:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc hoạt động trên tế bào lót dạ dày để ức chế quá trình tiết acid. Thường được dùng là các loại thuốc thuộc nhóm Omeprazol, Lanzorprazol, Rabeprazole,…
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Thuốc tác động vào trong các tế bào ở lớp lót dạ dày để giảm tiết acid. Thường dùng là Raniplex, Lydin, Zantac, Azantac,…
  • Thuốc kháng tiết: Thuốc có tác dụng hạn chế tiết acid ở dạ dày qua nhiều cơ chế như kháng thụ thể H2, kháng cholone, kháng bơm proton,…
  • Thuốc kháng Gastrin: Được sử dụng dưới dạng tiêm cho những trường hợp loét có tăng gastrin máu
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa

+ Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc hành tá tràng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại. Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc thường được kê đơn là:

  • Nhóm Bismuth: như Trymo, Peptobismol, DénoL.
  • Nhóm Carbénoxolone: như Biogastrone, Caved’ s.
  • Nhóm Sucralfate: như Kéal, Ulcar, Sulcrafar, Venter.
  • Nhóm Prostaglandine E2: như Minocytol, Cytotec.

+ Thuốc diệt vi khuẩn Hp: Đa số các trường hợp bị loét hành tá tràng đều do vi khuẩn Hp gây ra, vì vậy đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến với công dụng ức chế hoạt động và loại bỏ hoàn toàn chủng vi khuẩn này. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị theo phác đồ 2 kháng sinh liên tục trong 3 tuần sau đó đi kiểm tra lại. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị sẽ được thay đổi phác đồ điều trị khác để có thể mang lại hiệu quả tốt hơn. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn Hp là:

  • Nhóm Cycline: như Doxycycline, Tétracycline.
  • Nhóm Lactamine: như Amoxicilline, Ampicilline, Pénicilline, các Céphalosporines.
  • Nhóm Macrolides: như Azithromycine, Erythromycine, Clarithromycine, Roxithromycine
  • Nhóm Bisthmus: như Peptobismol, Denol, Trymo.
  • Nhóm Quinolone và Imidazoles: Métronidazole, Secnidazole, Tinidazol.

Để quá trình điều trị bệnh loét hành tá tràng mang lại kết quả khả quan và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn và mua thuốc về chữa bệnh mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, điều này có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và gây khó khăn cho quá trình chữa trị sau này, đặc biệt là nguy cơ kháng thuốc ở khuẩn Hp.

Điều trị bệnh bằng thuốc Nam tại nhà

Ở những trường hợp loét hành tá tràng ở mức độ nhẹ và chưa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian để cải thiện bệnh ngay tại nhà. Do đây là bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên nên tác dụng mang lại khá chậm, khi áp dụng bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới phát huy công dụng. Dưới đây là hai bài thuốc Nam chữa bệnh loét hành tá tràng và cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Chữa loét hành tá tràng bằng hạt bưởi

Nguyên liệu:

  • 100 gram hạt bưởi

Cách thực hiện:

  • Cho hạt bưởi đã chuẩn bị vào ấm ngâm với nước sôi, khi hạt bưởi tiết ra chất nhầy thì dùng đũa đánh đều trong 5 phút rồi chắt nước ra bình khác.
  • Tiếp tục đổ nước sôi vào ngâm và thực hiện tương tự như bước trên cho đến khi hạt bưởi hết tiết chất nhầy thì ngừng lại.
  • Sử dụng nước nhầy từ hạt bưởi uống hết trong ngày, áp dụng cách này liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh chuyển biến tích cực.
Dùng hạt bưởi để điều trị bệnh loét hành tá tràng tại nhà
Dùng hạt bưởi để điều trị bệnh loét hành tá tràng tại nhà

+ Chữa loét hành tá tràng bằng nghệ, sắn dây và chuối hột xanh

Nguyên liệu:

  • 300 gram nghệ vàng
  • 300 gram chuối hột non
  • 300 gram bột sắn dây
  • 2 lít mật ong

Cách thực hiện:

  • Nghệ vàng và chuối hột non sau khi rửa sạch thì dùng dao thái thành lát mỏng, đem đi phơi khô rồi nghiền thành bột mịn.
  • Cho bột nghệ vàng, bột chuối hột, bột sắn dây và mật ong vào một cái bát lớn rồi trộn đều lên để tất cả các nguyên liệu trên hòa quyện vào nhau.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3 thìa cà phê hỗn hợp trên pha với 150ml nước ấm để uống, nên uống khi bụng đói để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thực hiện cách này 3 lần/ngày, kiên trì áp dụng từ 2 – 3 tháng sẽ thấy hiệu quả chữa bệnh mà phương pháp này mang lại.

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần phải ghi nhớ để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại:

  • Khi sử dụng các loại thuốc chống viêm để chữa bệnh bạn hãy tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được quá lạm dụng gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan tiêu hóa. Nếu đang bị bệnh loét hành tá tràng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thuốc khác. Trường hợp bắt buộc sử dụng hãy uống trong bữa ăn hoặc dùng chung với thuốc bảo vệ niêm mạc.
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh như rau củ quả tươi (súp lơ, cà rốt), đồ ăn giàu đạm dễ tiêu (thịt nạc, cá nạc), trứng, sữa, tinh bột ít mùi,… Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hoa quả có vị chua, các loại đồ uống có gas và chất kích thích, không dùng nhiều gia vị trong nấu nướng.
  • Không sử dụng đồ ăn tái sống chưa nấu chín kỹ, hãy chế biến món ăn dưới dạng mềm và dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và trước khi chế biến món ăn bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, thường xuyên bỏ bữa để bụng đói,… Kiểm soát căng thẳng, tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng chống chọi lại với bệnh tật. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập luyện ở mức độ vừa phải, không nên gắng sức.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh lý và tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Tiến hành điều trị theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng khiến loét hành tá tràng có nguy cơ tái phát trở lại.
Hình thành thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và khi chế biến món ăn
Hình thành thói quen vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và khi chế biến món ăn

Trên đây là các thông tin về bệnh loét hành tá tràng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. Nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh hãy đến gặp bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và phác đồ điều trị tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc, chữa đau dạ dày từ sâu căn nguyên kết hợp làm lành niêm mạc và phục hồi thể trạng toàn diện là cách bài thuốc này giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng đau ám ảnh dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *