Hói Đầu – Nguyên Nhân Và Cách Trị, Ngăn Rụng Tóc Hói Đầu

Hói đầu là bệnh thường gặp và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Hiện nay bệnh lý này có xu hướng tăng mạnh, trẻ hóa, gây nhiều phiền toái và tác động xấu đến thẩm mỹ của người bệnh. Vậy nguyên nhân hói đầu do đâu? Cách nào điều trị bệnh hiệu quả?

Nguyên nhân hói đầu thường gặp

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều làm xuất hiện những vùng da đầu trống trơn. Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả nam và nữ với nhiều độ tuổi khác nhau. Tỷ lệ hói đầu xuất hiện ở nam giới mắc bệnh lý này có phần nhỉnh hơn so với nữ giới.

Hói đầu do nhiều nguyên nhân từ di truyền, bệnh lý nền đến tác nhân bên ngoài
Hói đầu do nhiều nguyên nhân, từ di truyền, bệnh lý nền đến tác nhân bên ngoài

Hói đầu do khá nhiều các nguyên nhân gây ra, điển hình như:

  • Do di truyền

Nếu gia đình có người bị hói đầu, rụng tóc thì tỷ lệ các thế hệ sau cũng mắc bệnh lý này là rất cao. Bệnh sẽ tiến triển dần theo tuổi tác và trở nên rõ ràng khi ở tuổi trung niên.

  • Lạm dụng các hóa chất làm đẹp

Sử dụng quá nhiều các hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu… kết hợp với tạo nhiều áp lực lên tóc, như làm xoăn, uốn phồng sẽ khiến tóc hư hại.

  • Sinh hoạt kém điều độ

Căng thẳng quá độ, ăn uống thiếu chất khiến mạch máu dưới da đầu co thắt, dưỡng chất không cung cấp đủ gây rụng tóc. Tình trạng này thường gặp ở các bạn trẻ dẫn đến tình trạng bị hói đầu sớm, hói đầu tuổi 20.

  • Dùng thuốc

Dùng thuốc hay xạ trị làm ức chế các tế bào đang phân chia và gây rụng tóc.

  • Hormone DHT

Do lượng DHT trong cơ thể tăng nhanh chóng và có tới 80% các trường hợp hói đầu liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, DHT là một loại hormone sinh dục nam quyết định đến các đặc điểm sinh học giới tính như giọng nói trầm, cơ bắp, phát triển lông và tóc.

Khi có sự sụt giảm các hormone sinh dục sẽ khiến lượng DHT tăng nhanh, da đầu tiết nhiều bã nhờn, lỗ chân lông bị bịt kín và dần teo nhỏ lại làm tóc rụng nhiều. Điều này xuất hiện trạng hói đầu yếu sinh lý ở nam, hay rụng tóc do giảm estrogen ở nữ.

  • Bệnh nền

Một số bệnh lý nền là nguyên nhân dẫn đến tóc rụng nhiều như: Thiếu máu, bệnh về tuyến giáp, buồng trứng đa nang, bị viêm nhiễm vùng da đầu…

Bên cạnh các nguyên nhân chính trên thì cũng có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lý này, như:

  • Nguồn nước ô nhiễm.
  • Hệ miễn dịch cơ thể yếu, tóc không được bảo vệ tốt.
  • Sử dụng các loại dầu gội, dưỡng, sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp, kém chất lượng.
  • Thiếu hụt vitamin H và B5.
  • Sử dụng thuốc lá và rượu bia.

Biểu hiện của hói đầu

Hói đầu có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân, lứa tuổi, giới tính sẽ có các triệu chứng riêng mà người bệnh chú ý nhận biết để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Từng biểu hiện của các loại hói đầu như sau:

Hói đầu ở phụ nữ

Các biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh ở nữ giới như sau:

  • Da đầu ngứa, tóc rụng nhiều khoảng trên 100 sợi/ngày.
  • Mật độ tóc giảm dần. Phần tóc chính giữa thưa đi, rụng tóc hai bên trán và ít tóc con mọc ra khiến lượng tóc giảm mạnh.
  • Xuất hiện các đốm hói nhỏ trên da đầu.

Hói đầu ở nam giới

Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nên cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Tóc rụng nhiều ở vị trí trán, sau đó lan sang hai bên và lên tới đỉnh đầu.
  • Đối với trường hợp hói đỉnh đầu ở nam, tóc rụng nhiều ở đỉnh đầu và có xu hướng lan rộng ra xung quanh.
  • Thời kỳ đầu khi tóc rụng, tóc con sẽ mọc lại nhưng với số lượng ít. Lâu dần, tóc sẽ không mọc trở lại và làm lộ rõ da, da đầu bóng và nhẵn thín.

Hói đầu có chữa được không?

Hói đầu có chữa được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp mắc bệnh do di truyền thì hiện tại vẫn chưa có cách điều trị triệt để.

Việc sử dụng thuốc bôi, thuốc kích thích mọc tóc sẽ không có tác dụng điều trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cách kiềm chế tóc rụng và tăng khả năng giúp tóc mọc lại.

Tùy vào từng trường hợp mà có thể trị dứt điểm bệnh lý này hay không
Tùy vào từng trường hợp mà có thể trị dứt điểm bệnh lý này hay không

Trái lại, với trường hợp rụng tóc do bệnh lý nền hoặc các tác nhân bên ngoài thì có thể trị dứt điểm. Các chuyên gia cho biết người bệnh chỉ cần điều trị khỏi hoàn toàn những nguyên nhân đó rồi dùng thuốc hỗ trợ mọc tóc.

Song song với đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe tóc và tạo nền tảng chống teo mỏng nang tóc.

Rụng tóc, hói đầu phải làm sao?

Hói đầu nếu để lâu hoặc không được điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng, diện tích hói tăng đáng kể và khó điều trị.

Hiện nay có khá nhiều các phương pháp trị hói, cải thiện tình trạng hói hiệu quả như sau:

Trị hói đầu tại nhà

Trị hói đầu tại nhà có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên còn đảm bảo được tính an toàn cao.

Một số mẹo trị hói đầu tại nhà được dùng phổ biến, hiệu quả cao:

  • Sử dụng dầu olive: Người bệnh thoa dầu olive lên vùng đầu bị hói, massage trong vòng 3 phút rồi ủ thêm 30 phút. Cuối cùng, người bệnh rửa sạch lại vùng da đầu, nên duy trì đều đặn 3 – 4 lần/tuần.
  • Sử dụng tỏi: Người bệnh xay nguyễn 2 – 3 tép tỏi, vắt lấy nước và trộn cùng 1 thìa canh mật ong. Tiếp theo, người bệnh đắp hỗn hợp lên vùng da đầu hói, massage trong 5 phút. Sau đó để hỗn hợp lưu lại trên da 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng tinh dầu vỏ bưởi: Người bệnh ủ tinh dầu vỏ bưởi lên tóc và vùng da bị hói khoảng 30 phút rồi gội sạch đầu. Nên thực hiện liên tục khoảng 3 đến 4 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao.

Phương pháp trị hói tại nhà không có tác dụng điều trị mà chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng hói. Ngoài ra, cái mẹo tại nhà cần thời gian sử dụng lâu mới phát huy tác dụng.

Song song với việc áp dụng các mẹo chống rụng tóc, kích thích mọc tóc thì người bệnh cần có cách sóc tóc đúng chuẩn. Người bệnh không nên sấy, để tóc tiếp xúc quá nhiều với hóa chất và gây áp lực lên tóc. Đồng thời, người bị rụng tóc cần vệ sinh da đầu sạch sẽ, gội đầu đúng cách.

Một số bí quyết giúp để gội đầu đúng cách như sau:

  • Nên chọn dầu gội, dầu xả phù hợp với da đầu.
  • Với người có da đầu nhờn, nhiều gàu, nên sử dụng nước ấm gội đầu. Ngược lại, người có da đầu khô nên dùng nước lạnh.
  • Chỉ nên massage da đầu thật nhệ nhàng, tránh làm bong tróc chân tóc.
  • Trong quá trình gội, không nên chải đầu. Bởi tóc ướt rất yếu và dễ rụng.

Việc cạo đầu khi hói được đánh giá là khá phù hợp và đơn giản. Với những người cá tính, có phong cách bụi bặm thì có thể để đầu trọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp hoặc có cảm tình với kiểu đầu này. Ngoài ra, cạo đầu còn giúp giảm các rủi ro khi sử dụng tóc giả.

Sử dụng thuốc

Thuốc có ưu điểm tiện lợi, dễ sử dụng, không tốn thời gian điều chế hay ủ. Thuốc phát huy hiệu quả nhanh, được tích hợp nhiều công dụng từ ngăn rụng tóc, kích thích mọc tóc, hỗ trợ tóc chắc khỏe suôn mượt…

Thuốc phát huy tác dụng nhanh, tiện lợi nhưng cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng
Thuốc phát huy tác dụng nhanh, tiện lợi nhưng cần có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng

Một số dòng thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh hói như: Thuốc chứa Minoxidil, Finasteride (Propecia), Corticosteroid dạng tiêm….

Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng thuốc có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự tham vấn, hỗ trợ từ phía chuyên gia.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sở hữu ưu điểm hiệu quả nhanh và duy trì được lâu dài. Phẫu thuật thường được sử dụng khi những cách thức trên không phát huy hiệu quả. Một số loại hình phẫu thuật được áp dụng trong điều trị hói đầu như: Cấy tóc, phẫu thuật giãn mô kết hợp vạt xoay…

Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nhiễm trùng, kích ứng, rủi ro tổn thương dây thần kinh… Do đó, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thực hiện tại các các cơ sở chất lượng. Ngoài ra, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật cũng khá đắt đỏ, để chủ động người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.

Liệu pháp laser

Liệu pháp Laser được chứng minh phát huy hiệu quả cao trong việc điều trị rụng tóc, hói đầu. Khi ánh sáng Laser đi qua nang tóc, chúng sẽ phá hủy các tế bào hư tổn đồng thời hỗ trợ tái tạo tế bào mới. Ngoài ra, tia Laser thúc đẩy dưỡng chất đi vào tóc dễ dàng hơn giúp tóc khỏe mạnh từ bên trong.

Liệu pháp Laser vẫn còn khá mới mẻ, chưa có nhiều cơ sở có thể tiến hành thực hiện. Giá thành cho việc sử dụng điều trị bằng liệu pháp Laser cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người bệnh cần lựa chọn cơ sở uy tín, đã được cấp phép thực hiện liệu pháp Laser.

Bên cạnh các phương pháp trên, người hói đầu còn có thể sử dụng một số cách thức cải thiện diện mạo, như xăm tóc, đội tóc giả, nối tóc…

Các phương pháp này đều có ưu điểm đem lại hiệu quả tức thì. Trong đó, với xăm tóc chỉ nên áp dụng với trường hợp tóc mai, tóc sau gáy, trên một diện tích nhỏ hoặc với người tóc cực ngắn.

Việc thực hiện xăm hay nối tóc cần đến cơ sở uy tín để tránh làm ảnh hưởng đến tóc thật hoặc cấu trúc da đầu.

Bị hói đầu nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng cũng là một tác nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị hói đầu hiệu quả người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết ăn gì, kiêng gì.

Các thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh bao gồm:

  • Các nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt và kẽm, như hải sản, gan, thịt bò…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3, như các loại cá hồi, cá thu, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein tốt cho người bị rụng tóc, như thịt, cá, sữa, trứng…
  • Ăn nhiều rau củ quả.
Biết hói đầu nên ăn gì và không nên ăn gì giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh 
Biết hói đầu nên ăn gì và không nên ăn gì giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh

Các thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh bao gồm:

  • Không nên ăn nhiều đường, có trong đồ ngọt, nước ngọt có gas…
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, các món chứa quá nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, chất kích thích khi điều trị rụng tóc, hói đầu.

Một số thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc trở lại hiệu quả như:

  • Thực phẩm bổ sung chống rụng tóc Biotin 10.000mcg Natrol
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị rụng tóc Strong Hair
  • Thực phẩm bổ sung MD Nutri Hair
  • Thực phẩm chức năng Qik Hair (cho nữ)
  • Thực phẩm chức năng Maxxhair

Hói đầu không phải bệnh nguy hiểm nhưng có xu hướng kéo dài dai dẳng và dễ tái lại. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp nhiều dưỡng chất bảo vệ tóc sẽ giúp đẩy lùi được tình trạng này.

Biện pháp ngăn ngừa rụng tóc hói đầu từ sớm

Nhiều người nghĩ rằng hói đẩu chỉ xảy ra ở người trung niên hoặc đã có tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, hói đầu xảy ra với mọi độ tuổi và đang có xu hướng phát triển mạnh ở các bạn trẻ. Bởi vậy, mỗi người cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hói đầu sớm.

Một số biện pháp giảm tình trạng bệnh từ sớm như:

  • Thực hiện chăm sóc tóc phù hợp, vệ sinh da đầu sạch sẽ,
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài.
  • Hạn chế việc tạo áp lực lên tóc, sử dụng hóa chất, tạo kiểu cho tóc,
  • Quan tâm đến thành phần, chất lượng của các sản phẩm chăm sóc tóc.
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là các thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề hói đầu. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại tác động tiêu cực lên vấn đề thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp chữa trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *