Hội Chứng Dạ Dày Tá Tràng Bao Gồm Những Gì? Cách Phòng Ngừa

Hội chứng dạ dày tá tràng là thuật ngữ y tế đề cập đến các triệu chứng bất thường xảy ra ở dạ dày và ruột non. Điều trị hội chứng này phụ thuộc vào phân loại, nguyên nhân, giai đoạn phát triển và biểu hiện lâm sàng ở từng trường hợp cụ thể.

Hội chứng dạ dày tá tràng là gì? Phân loại

Hội chứng dạ dày tá tràng là thuật ngữ y tế đề cập đến các triệu chứng xảy ra ở dạ dày và ruột non như buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng,… Hội chứng này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến người trẻ tuổi và người trung niên.

Dựa vào nguyên nhân, bệnh đau dạ dày tá tràng được chia 2 loại chính:

  • Chức năng: Phân loại này được xác định khi các triệu chứng khởi phát do ruột non và dạ dày hoạt động bất thường nhưng không đi kèm với tổn thương thực thể (viêm, trợt loét, thủng, chảy máu hay có khối u).
  • Bệnh lý: Các triệu chứng khởi phát do dạ dày và tá tràng xuất hiện tổn thương thực thể. Bệnh lý có thể xảy ra do ung thư, polyp dạ dày, viêm dạ dày và loét dạ dày – tá tràng.

Ngoài khác biệt về nguyên nhân chức năng và bệnh lý còn khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm và hướng điều trị.

Thông thường, cơ năng chỉ gây ra các triệu chứng lâm sàng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng không đe dọa đến sức khỏe tổng thể. Ngược lại dày tá tràng bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hoặc thậm chí gây tử vong nếu không kiểm soát kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng dạ dày tá tràng

Hội chứng dạ dày tá tràng đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

  • Đau thượng vị (cơn đau khởi phát ở vùng bụng trên rốn, xuất hiện chủ yếu khi bụng đói hoặc ăn quá no)
  • Mức độ đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thuyên giảm nhanh hoặc kéo dài dai dẳng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ợ hơi, ợ chua sau khi ăn
  • Ăn uống kém, đầy hơi và khó tiêu
  • Có cảm giác nhanh no

Các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra tình trạng lười ăn, sụt cân, thể trạng mệt mỏi, xanh xao và suy nhược. Đối với trẻ nhỏ, trẻ thường có phản ứng quấy khóc, bỏ bú và cáu gắt khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở dạ dày và ruột non.

Nguyên nhân gây hội chứng dạ dày tá tràng

Đau dạ dày tá tràng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng này:

1. Nguyên nhân gây chứng dạ dày tá tràng chức năng

Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẫn chưa được xác định. Một số giả thuyết cho rằng, hoạt động bất thường của dạ dày và ruột non có thể là hệ quả do rối loạn thần kinh hoặc ảnh hưởng của các bệnh tiêu hóa khác (nhiễm khuẩn đường ruột, phẫu thuật cơ quan tiêu hóa,…).

Đối với hội chứng dạ dày tá tràng chức năng, xét nghiệm X-Quang và nội soi dạ dày đều không nhận thấy tổn thương thực thể ở niêm mạc. Trong trường hợp này, bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán là bệnh viêm dạ dày nhẹ.

2. Nguyên nhân gây hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý

Bệnh lý thường có nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, nguy cơ mắc hội chứng này cũng có thể tăng lên nếu một số yếu tố cộng hưởng.

điều trị hội chứng dạ dày tá tràng
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là tác nhân chính gây ra hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý

Một số nguyên nhân có thể gây bệnh lý dạ dày tá tràng, bao gồm:

  • Vi khuẩn Hp: Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Khi xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa, vi khuẩn này sản sinh men urease nhằm trung hòa dịch vị, phá vỡ màng nhầy và kích thích phản ứng viêm ở niêm mạc. Vi khuẩn Hp được xem là tác nhân chính gây viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm: Hội chứng dạ dày tá tràng cũng có thể khởi phát do lạm dụng thuốc kháng viêm như corticoid và NSAID. Nhóm thuốc này ức chế prostaglandin ở dạ dày khiến màng nhầy bị phá vỡ, tạo điều kiện cho HCl trong dịch vị ăn mòn và xâm lấn các mô. Lạm dụng thuốc chống viêm có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng hoặc thậm chí là xuất huyết dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia: Ethanol trong rượu có thể khiến nồng độ axit trong dịch vị tăng lên, gây kích thích và ăn mòn niêm mạc. Lạm dụng rượu bia có thể gây ra ổ viêm loét ở dạ dày, ruột non và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Hội chứng này xảy ra khi cơ thể có nhiều khối u gastrin hơn bình thường. Khối u này sản sinh ra hormone gastrin và kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Axit dạ dày được bài tiết quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh lý cũng có thể khởi phát do một số yếu tố cộng hưởng như:

  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh (hay bỏ bữa, ăn uống quá mức, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, vận động ngay sau khi ăn, dùng thực phẩm sống,…)
  • Tác động từ một số bệnh lý khác như viêm ruột thừa, sởi, cúm, viêm phế quản, xơ gan, suy thận,…
  • Có thói quen hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích
  • Thuộc nhóm máu O và có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa
  • Cơ địa nhạy cảm và thường xuyên dị ứng với thức ăn
  • Tiếp xúc với hóa chất và kim loại nặng

Do xuất hiện tổn thương thực thể nên bệnh lý có mức độ nguy hiểm hơn so với hội chứng dạ dày tá tràng chức năng. Nếu không can thiệp điều trị và loại trừ các yếu tố thuận lợi, tổn thương ở dạ dày và ruột non có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Các phương pháp điều trị đau dạ dày tá tràng

Điều trị bệnh dạ dày tá tràng phụ thuộc vào phân loại, nguyên nhân và giai đoạn phát triển. Trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày, chụp X-Quang và xét nghiệm vi khuẩn Hp. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp cải thiện và khắc phục sau:

1. Thay đổi lối sống

Thay đối lối sống được chỉ định cho cả hội chứng dạ dày tá tràng chức năng và bệnh lý. Lối sống lành mạnh và khoa học có thể giảm nhẹ các triệu chứng ở đường tiêu hóa, cải thiện hoạt động của dạ dày, ruột non và hạn chế tiến triển của ổ viêm loét.

điều trị hội chứng dạ dày tá tràng
Ăn uống khoa học giúp cải thiện các triệu chứng bất thường ở dạ dày và ruột non

Lối sống khoa học giúp kiểm soát bệnh, bao gồm:

  • Nên thay đổi một số thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn uống quá mức, nhịn ăn, ăn quá nhanh, sử dụng thức ăn sống, tái, vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn, ăn khuya,…
  • Thiết lập các thói quen lành mạnh như ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất 30 phút.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, củ, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas và các loại thực phẩm khiến dạ dày tăng tiết axit như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều axit, thực phẩm chứa hàm lượng đạm quá cao, gia vị cay nóng, dầu mỡ, chất béo động vật và muối, đường.
  • Thay đổi thói quen hút thuốc lá, đồng thời tránh tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất và kim loại nặng.
  • Vận động thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với hoạt động tiêu hóa nói chung và hoạt động của dạ dày, ruột non nói riêng. Vì vậy bạn nên dành 20 – 30 phút/ ngày để thực hiện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu,…
  • Căng thẳng có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của hội chứng dạ dày tá tràng. Vì vậy bạn nên kiểm soát stress và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực bằng cách cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc và ngủ đủ giấc.

Thay đổi lối sống giúp kiểm soát hoàn toàn hội chứng dạ dày tá tràng chức năng. Tuy nhiên đối với bệnh lý, lối sống lành mạnh chỉ góp phần cải thiện triệu chứng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và ngăn chặn tổn thương ở dạ dày, ruột non tiến triển nặng. Vì vậy nếu khởi phát do thương tổn thực thể, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.

2. Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc là biện pháp y tế chính trong điều trị dạ dày tá tràng. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ thương tổn ở niêm mạc, xác định nguyên nhân gây bệnh và cân nhắc về các biểu hiện lâm sàng để chỉ định loại thuốc phù hợp.

điều trị hội chứng dạ dày tá tràng
Nếu có tổn thương thực thể, nên sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và phục hồi ổ viêm loét

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị dạ dày tá tràng bệnh lý, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (Aluminum hydroxide, Magnesium hydroxide)
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc (Sucralfate, Misoprostol, Bismuth)
  • Thuốc ức chế bơm proton (Esomeprazole, Rabeprazole, Omeprazole, Pantorazole)
  • Thuốc kháng histamine H2 (Famotidin, Ranitidin, Cimetidine)
  • Thuốc kháng thụ thể choline (Pirenzepine, Banthine và Probanthine)
  • Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp (Metronidazole/ Tidinazole, Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracyclin)
  • Thuốc chống co thắt (Nospra, Spasmaverin)
  • Vitamin hỗ trợ (vitamin C, A, U, B1 và B6)

Đối với viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng, sử dụng thuốc đem lại hiệu quả và cải thiện lâm sàng rõ rệt. Nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ, phương pháp này có thể tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp, cải thiện triệu chứng và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày, ruột non chỉ sau 4 – 8 tuần

4. Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi hội chứng dạ dày tá tràng xảy ra do hội chứng Zollinger-Ellison, ung thư/ polyp dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng đã phát sinh biến chứng.

Các kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định để điều trị hội chứng dạ dày tá tràng bệnh lý, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ u gastrin
  • Phẫu thuật loại bỏ polyp hoặc khối u ác tính (có thể cắt 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày để hạn chế di căn)
  • Khâu vết thủng dạ dày
  • Nội soi cầm máu trong trường hợp xuất hiện biến chứng xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa hội chứng dạ dày tá tràng

Hội chứng dạ dày tá tràng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên phòng ngừa hội chứng này với biện pháp sau:

điều trị hội chứng dạ dày tá tràng
Kiêng rượu bia giúp phòng ngừa và ngăn chặn tiến triển của các bệnh lý ở đường tiêu hóa
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, lạm dụng cà phê, trà đặc, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều axit,…
  • Tránh sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất.
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật và ăn uống chung với người nhiễm vi khuẩn Hp. Đồng thời nên xây dựng thói quen rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đất, nguồn nước nhiễm bẩn, trước khi chế biến món ăn và trước khi ăn uống.
  • Chủ động thông báo tiền sử bệnh lý để tránh sử dụng thuốc chống viêm corticoid và NSAID. Trong trường hợp phải sử dụng các loại thuốc này, bác sĩ thường chỉ định kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc nhằm hạn chế nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu và lao động quá mức.
  • Chủ động thăm khám và điều trị các bệnh lý có thể gây ra hội chứng dạ dày tá tràng như trầm cảm, rối loạn nội tiết, nhiễm khuẩn đường ruột,…
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn (polyp, ung thư, nhiễm vi khuẩn Hp).

Hội chứng dạ dày tá tràng là tình trạng tương đối phổ biến. Nếu không kịp thời điều trị, hội chứng này có thể gây ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe tổng thể và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng bất thường ở dạ dày và ruột non, bạn nên thăm khám sớm, tích cực điều trị và chủ động phòng ngừa tái phát.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin xem thêm

Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc, chữa đau dạ dày từ sâu căn nguyên kết hợp làm lành niêm mạc và phục hồi thể trạng toàn diện là cách bài thuốc này giúp hàng ngàn người thoát khỏi các chứng đau ám ảnh dai dẳng.

Bình luận (33)

  1. Trịnh Thị Phương Thảo says: Trả lời

    Mình mỗi bữa ăn cảm giác rất chướng bụng, nhanh no dù chẳng có ăn bao nhiêu, chưa được 1 chén cơm luôn, ăn xong ợ hơi liên tục thì có phải triệu chứng bệnh tá tràng này không

    1. Bình Yên says: Trả lời

      Khả năng cao là bạn bị bệnh này rồi đó, tạm thời thấy chưa có gì chứ để vậy kéo dài là bị sụt cân, suy nhược đó vì tính ra cái bụng chướng có ăn uống gì được đâu

    2. Trần Thu Nhi says: Trả lời

      Mình bị bệnh này hành cả tháng rồi, giờ sụt tận 4 kg, nếu uống thuốc tây nó có làm mình suy nhược thêm không, sợ ghê vậy đó

      1. Xuân Phương Võ says: Trả lời

        Thuốc tây kháng sinh nhiều lúc nào cũng làm giảm đề kháng hết á, với cả thuốc tây dễ bị phụ thuộc vì nó bị tái phát lại nên là phải uống hết toa này tới toa khác. Kiếm thuốc khác để kiên trì điều trị hết hẳn đi

  2. Queen Chất says: Trả lời

    Em tìm hiểu thì thấy hiện giờ có hai dòng thuốc trị bệnh dạ dày tá tràng là đông y với thuốc tây, cho em hỏi hai loại này loại nào ok hơn vậy ạ, giảm triệu chứng nhanh á, khói bệnh được lâu hơn á

    1. Tô T. Mỹ Uyên says: Trả lời

      Mình tới đa khoa được kê toa thuốc tây cả đống loại trong đó uống đâu tầm 7 ngày là mấy cơn đau nó giảm hẳn luôn, sau tái khám thì bác sĩ chỉ cho thêm vitamin về bồi bổ thêm thôi

      1. Nguyễn Thu Trang says: Trả lời

        Dòm thì mừng tạm thời vậy thôi chứ chả bao lâu nó lại tái phát ngó nản lắm, mình cũng từng uống thuốc tây, được 1 đơn 10 ngày thấy nó hết đau, hết buồn nôn các kiểu tưởng êm êm rồi ai dè 1 tháng sau nó bị đau và khó chịu như lần trước, rồi lại cứ uống tiếp thuốc rồi ngưng, rồi bị lại lại uống, luẩn quẩn vậy chập người mình có vẻ giảm đề kháng luôn á. Rồi mình tìm hiểu về thuốc khác thì có đọc được bài viết này https://www.trangtinyduoc.com/bai-thuoc-chua-benh-da-day-cua-thuoc-dan-toc-vtv2-1646.html thấy thuốc đông y lành tính hơn, rồi được lên cả vtv2, uống lâu cũng không sao nên mình quyết định tới khám. Mới đầu cũng nghĩ xác định uống lâu dài, chỉ là đổi loại lành tính cho đỡ nóng thôi mà ai dè hết liệu trình cái dạ dày nó êm ru tới giờ cũng gần 1 năm rồi á. Mà triệu chứng giảm cũng nhanh nha, tầm 10 ngày là mình thấy đỡ đỡ hẳn rồi, người ta đồn đông y hiệu quả chậm chứ mình thấy cũng khá nhanh đó chứ

      2. Lê Tuyết says: Trả lời

        Bên này có kê cho bạn thuốc làm lành niêm mạc dạ dày không, vì nhiều khi hết đau mà dạ dày còn tổn thương thì ăn uống cũng chả ngon lành được

    2. Nguyễn Thu Trang says: Trả lời

      Trong liệu trình là có hết đó bạn, cơ chế kiềng 3 chân mà, tầm đâu 1 tháng là niêm mạc được khôi phục, bởi vậy mình ăn uống mới ngon miệng, lên ký dần dần

  3. Lê Mai Thơ says: Trả lời

    Sao em thấy em ăn toàn đồ bổ, đặc biệt nghiện món sashimi cá hồi, tấp tới cá hồi đồ siêu cấp như vậy mà em vẫn bị bệnh dạ dày tá tràng là thế nào nhỉ?

    1. Oanh Oanh says: Trả lời

      Cá hồi tốt mà ai bảo bạn nghiện ăn sống làm gì, ăn sống nhiều cũng làm vi khuẩn tích tụ nơi dạ dày làm viêm liets các kiểu chứ gì nữa

    2. Huyền Phạm says: Trả lời

      Cái khoản này hồi đi khám bác sĩ Tuyết Lan bên thuốc dân tộc có dặn mình kỹ lắm, nói phải ăn chín uống sôi, ăn từ tốn, đúng bữa, không bỏ bữa các kiểu, bác dặn loại nào nên ăn không nên ăn siêu chi tiết luôn

  4. Nguyen Lien Thao says: Trả lời

    Minh da tung tu ra ngoai quay dong y hoi tham may vi thuoc chua da day, ho cung boc cho minh may thang ve uong ca 1 thang lien tuc ma cha thay het dau, het o hoi, buon non gi ca, thuoc so can binh vi nay co gi dac biet hon khong

    1. You & Me says: Trả lời

      Ra ngoài tự bốc bị vậy cũng dễ hiểu thôi, ngoài đó họ đâu có phải bác sĩ có chuyên môn cao để khám cho bạn đâu, không biết cách gia giảm liều lượng cho hợp cơ địa thì cứ thế uống hoài uống mãi thôi

    2. Vin Bối 2nd Hand says: Trả lời

      Tiếc gì một công ghé qua bên thuốc dân tộc mà khám đàng hoàng, ở đây toàn bác sĩ đầu ngành, họ nghiên cứu phát triển thuốc mà còn được kiểm nghiệm rõ ràng, dược liệu rõ nguồn gốc chứ bạn tự mua ngoài kia thì chưa chắc đảm bảo chất lượng đâu

  5. Vũ Thị May says: Trả lời

    Sao em bị viêm loét HP, bác sĩ có cho thuốc về uống, uống xong đi check lại thấy ổn hết rồi,ngưng thuốc thì một thời gia ngắn sau nó bị lại nhỉ

    1. Nguyễn Văn Thanh says: Trả lời

      Đúng là thuốc tây nó diệt HP nhanh với hiệu quả đó, mà chỉ cải thiện triệu chứng và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày thồi chứ nó không tăng đề kháng dạ dày lên, bởi vậy gặp điều kiện thích hợp là bùng bệnh ngay ấy mà

  6. Mặt Nạ Gương says: Trả lời

    Em ăn uống kém, đầy hơi và khó tiêu, tình trạng này cứ như vậy cả 6 tháng nay rồi, em có dùng thuốc đặc trị, cả thuốc bổ mà nó cứ bị tái lại hoài luôn, thuốc sơ can bình vị tán có trị được bệnh này không và có dứt hoàn toàn không

    1. Sỉ Hàng Quảng Châu says: Trả lời

      Tình trạng bạn khá giống mình cách đây 1,5 năm đó, mình nhờ đc người quen giới thiệu cho thuốc sơ can bình vị mà chỉ 45 ngày là mình hết hoàn toàn mấy triệu chứng như trên luôn và cũng từ đó tới giờ không bị tái phát bạn ạ, thuốc nó tăng đề kháng dạ dày luôn mà nên tốt lắm

  7. Bé Xù says: Trả lời

    Bị bệnh về dạ dày thế này có nên vận động thể dục ko mn, em sợ đi đứng mạnh tác động làm tổn thương bên trong thêm á

    1. Zitu says: Trả lời

      Vận động nhẹ nhàng thì rất tốt cho tiêu hóa nha, bạn lựa mấy môn nhẹ nhẹ như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu á, ngày tập tầm 20-30p thôi nè

    2. Thúy Diễm says: Trả lời

      Mấy cái vấn đề dạ dày này ngoài tìm đúng thuốc, còn phải kết hớp sinh hoạt, mình nhớ y lời bác sĩ Lan anh dặn, khuyên mình về phải siêng thể dục, không được để stress, chắc nhờ vậy mà mình ổn bệnh được lâu

  8. Nhi Lưu says: Trả lời

    Thấy sơ can bình vị tán có tới hai thế hệ, vậy nó khác nhau chỗ nào vậy, thế hệ 1 kém hơn thế hệ 2 hay sao vậy

    1. Swan Bella says: Trả lời

      Thế hệ nào nó cũng hiệu quả hết bạn ạ, mà thế hệ 2 họ nghiên cứu thêm 1 số dược liệu để trị được bệnh tá tràng dạng nặng với rút ngắn thời gian điều trị còn 45 ngày à

    2. Trúc Vy says: Trả lời

      Hồi mình điều trị là chưa có bài thuốc thế hệ 2 mà dùng bài 1 thấy đã hài lòng cực kỳ rồi, 10 ngày là giảm đau, đỡ đầy hơi, rồi tầm 1 tháng thấy triệu chứng dần dần cải thiện tới 70% luôn

  9. Moony says: Trả lời

    Ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa vậy ạ, như em muốn dùng sữa chua thì có được không, ai biết chỉ em với

    1. Vegan - Natural Comestic says: Trả lời

      Sữa chua, rau xanh, củ, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt,…mấy cái này tốt nè bạn, tránh mấy đồ chua, cay, nóng quá ra nha, đồ chiên dầu, chất kích thích các kiểu nữa, vừa hành dạ dày còn chả tốt gì cho sức khỏe

  10. Huỳnh Yến says: Trả lời

    Thuốc sơ can bình vị tán này một liệu trình là mất hết bao nhiêu tiền vậy ạ, em bị trào ngược cấp độ 2 thì sẽ dùng những loại nào và trong bao lâu

    1. Thị Kiều - 90 says: Trả lời

      Bạn vào đây tham khảo giá nha https://benhvienfavina.vn/so-can-binh-vi-tan-22896.html, mà mình nói trước là tham khảo thôi chứ sẽ dao động tùy tình hình bệnh, uống ngắn hay uống dài, cơ mà tầm đâu khoảng 2 triệu tháng, hồi mình điều trị là như vậy đó

      1. Nguyễn Linh says: Trả lời

        Thuốc này chắc kiểu tpcn tự mua về uống thôi đúng ko, vậy làm sao biết liệu trình đc nhỉ, trên thuốc có ghi hdsd hay sao ta

  11. Lê Vân Túi Xách says: Trả lời

    Nếu như đang uống vitamin tổng hợp thì khi dùng sơ can bình vị tán có phải ngưng các vitamin này đi không vậy ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *