Ho có lây không? Cách phòng ngừa bệnh ho hiệu quả?

Bệnh ho có lây không và lây qua đường nào? được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế thì không phải tình trạng bệnh ho nào cũng lây nhiễm từ người sang người. Để nhận biết và sớm có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả người bệnh theo dõi trong bài viết dưới đây.

Bệnh ho có lây không?

Ho xảy ra khi đường hô hấp gặp tác nhân gây kích ứng và ho là phản xạ tự nhiên nhằm chống lại sự xâm nhập ấy, đưa các tác nhân ra khỏi đường hô hấp. Ho có thể do nhiều nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.

Bệnh ho có lây không? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ho hoàn toàn CÓ THỂ LÂY LAN qua đường hô hấp. Nhưng không phải bệnh ho nào cũng lây, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho để xác định khả năng lây nhiễm của bệnh. 

  • Bệnh ho có thể lây lan: Trường hợp ho có nguyên nhân do virus, vi khuẩn. Tình trạng này chiếm phần lớn trong số những người mắc chứng ho và hoàn toàn có thể lây lan qua đường hô hấp. Một số bệnh lý gây ho như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan,…
“Ho có lây không?” Ho do nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể lây lan
Ho do nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể lây lan
  • Bệnh ho không thể lây lan: Trong các trường hợp ho do kích ứng từ môi trường hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể (không phải do nhiễm khuẩn đường hô hấp). Ví dụ ho do dị ứng, ho do bệnh lý về dạ dày (trào ngược dạ dày, thực quản)

Do đó, khi mắc các chứng ho, người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như có biện pháp điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh ho lây qua đường nào?

Khi người bệnh bị ho do nhiễm khuẩn, ho có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp và được coi là một bệnh truyền nhiễm nếu không được kiểm soát kịp thời. Thông thường, bệnh ho sẽ lây qua hai con đường sau đây:

Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp

Ho do nhiễm khuẩn là bệnh lý hô hấp thường gặp, nhất là ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,… Một số tiếp xúc trực tiếp có thể gây lây lan bệnh như:

  • Nói chuyện trực tiếp với người bệnh, không gian tiếp xúc càng hẹp
  • Người bệnh ho, hắt xì hoặc khạc nhổ ra không khí mà không lấy tay che miệng. Người khỏe mạnh không may tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng cũng có thể lây bệnh
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể lây bệnh ho
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể lây bệnh ho

Virus, vi khuẩn xâm nhập vào người khỏe mạnh qua đường hô hấp (mắt, mũi, miệng) và gây khó chịu ở vòm họng. Thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày tùy bệnh nhân, với những người có sức đề kháng tốt có thể sẽ không phát bệnh. Những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu là đối tượng dễ bị lây nhiễm hơn. Triệu chứng ban đầu có thể là ho khan, ngứa cổ họng, lâu ngày gây đau họng, ho nhiều kèm theo sốt.

Tiếp xúc gián tiếp với người bị ho có lây không?

Virus, vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt đồ vật, ngoài không khí trong vòng vài giờ đồng hồ. Do đó, hoàn toàn có thể lây lan dù người khỏe mạnh không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cụ thể là:

  • Sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, bàn chải,…với người bị bệnh
“Tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng của người bị ho có lây không?” - Hoàn toàn có thể
Tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng của người bị ho có thể lây bệnh
  • Dùng chung bát đũa, cốc chén, thìa đũa với người bệnh
  • Chạm tay vào dụng cụ cá nhân của bệnh nhân mà không rửa tay sạch trước khi ăn uống

Cách phòng ngừa bệnh ho hiệu quả

Với vấn đề “Ho có lây không?”, người bệnh có thể thấy ho gây ra bởi virus, vi khuẩn là nguồn bệnh truyền nhiễm gây các bệnh lý đường hô hấp. Chính vì ho do nhiễm khuẩn có thể lây lan qua đường hô hấp nên các biện pháp phòng ngừa ho là rất cần thiết. Kể cả người bệnh và người khỏe mạnh đều cần có ý thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.

Với người bệnh

Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ho và điều trị theo phác đồ phù hợp. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt để nhanh chóng dứt bệnh. Cụ thể:

  • Bổ sung các loại quả chứa nhiều vitamin C: Giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng cải thiện triệu chứng ho
  • Bổ sung đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: Ho do nhiễm khuẩn lâu ngày gây sưng đau cổ họng, khó nuốt nên các thực phẩm mềm giúp tiêu hóa tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Nên đi khám ngay khi có biểu hiện ho để xác định nguyên nhân gây bệnh
Nên đi khám ngay khi có biểu hiện ho để xác định nguyên nhân gây bệnh
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Ví dụ như nấm, rau chân vịt,…Kẽm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị ho hiệu quả
  • Bổ sung nhiều nước: Uống nhiều nước giúp cổ họng khô tạo môi trường cho vi khuẩn, virus phát triển. Nên uống nước ấm hoặc nước ép hoa quả.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này có thể gây kích ứng cổ họng, gây ho và tình trạng viêm loét nặng hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong thời gian trị bệnh
  • Luôn giữ ấm vùng cổ, đặc biệt khi trời lạnh
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc ngừng thuốc.
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi
  • Không khạc nhổ bừa bãi
  • Sau khi khạc nhổ, ho, hắt hơi nên rửa tay với xà phòng.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không hoạt động mạnh và làm việc quá sức 

Người mang bệnh ho được coi là một nguồn lây bệnh, do đó mỗi người cần có ý thức bảo vệ những người xung quanh. Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa trên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hết bệnh và không lây bệnh cho người khác.

Với người chưa mắc bệnh

Người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh ho nếu không có biện pháp bảo vệ bản thân và chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người mắc nhiều bệnh khác. Trước hết, cần thiết lập thực đơn dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng, cụ thể như sau:

  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Các loại hoa quả, rau xanh,…Vitamin C là loại vitamin làm tăng sinh bạch cầu, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. 
Xây dựng chế độ lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh ho hiệu quả
Xây dựng chế độ lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh ho hiệu quả
  • Sử dụng tỏi, gừng trong bữa ăn: Trong tỏi và gừng có chứa các chất chống oxy hóa, hoạt chất kháng viêm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Có thể tăng lượng tỏi, gừng hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp
  • Uống nhiều nước: Đây cũng là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các triệu chứng ho. Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga,… sẽ gây kích ứng cổ họng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Tăng cường ăn sữa chua mỗi ngày: Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể với các món ăn như cua, sò, tôm, trai. Tuy nhiên, nếu đã có biểu hiện ho không nên ăn nhiều do có thể gây kích ứng
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị: Sẽ gây kích ứng cổ họng, gây ho, ngứa rát họng, tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh đường hô hấp gây bệnh
  • Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Lượng dầu mỡ có thể vướng mắc tại cổ họng, gây ngứa và gây ho. Ngoài ra, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho sức khỏe nói chung

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người khỏe mạnh cần lưu ý phòng tránh bằng các biện pháp: 

  • Mang khẩu trang khi đến nơi công cộng
  • Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý hàng ngày, không chà xát mạnh gây viêm loét
  • Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho
  • Rửa tay với dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi ăn, sau khi vệ sinh
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa ho hiệu quả
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa ho hiệu quả
  • Hạn chế đưa tay lên miệng, mắt và mũi
  • Với trẻ nhỏ: Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, nếu phải ra ngoài cần mang đồ bảo hộ cẩn thận
  • Thường xuyên lau dọn khu vực sinh sống, tránh đề hiện tượng nấm mốc, ứ đọng nước bẩn tạo môi trường cho vi khuẩn, virus, vi nấm phát triển

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Ho có lây không và các biện pháp phòng ngừa như thế nào?” Cả người bệnh và người khỏe mạnh đều phải có ý thức tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Khi có dấu hiệu của bệnh ho, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (2 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Bình luận (1)

  1. Trần Thanh Nghĩa says: Trả lời

    cảm ơn nội dung bài viết, tát hữu ích, lợi lạc cho nhiều người.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *