Bệnh ghẻ có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Tìm hiểu thông tin bệnh ghẻ có lây không để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Tham khảo một số thông tin về bệnh ghẻ và cách phòng ngừa trong bài viết bên dưới.

Bệnh ghẻ có lây không
Tìm hiểu thông tin bệnh ghẻ có lây không để có cách khắc phục phù hợp

Bệnh ghẻ có lây không?

Bệnh ghẻ là một tình trạng da rất dễ lây lan do một loại ve rất nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Những con ve này có thể xâm nhập vào da, đào hang và để trứng trên da. Khi trứng nở, những con ve mới sẽ bò lên da và tạo ra những cái hang mới và tiếp tục để trứng.

Nếu không được điều trị, ghẻ có thể sinh sản trên da trong nhiều tháng, dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm. Một số người bệnh có thể nhận thấy các mụn nước nhỏ, đỏ hoặc sưng phù trên bề mặt da.

Bệnh ghẻ thường phổ biến ở những vùng da gập như mông, đầu gối, cánh tay, ngực và khu vực sinh dục.

Ghẻ nước có lây không
Ve ghẻ có thể lây lan một cách nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc da trực tiếp

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da truyền nhiễm. Các cách lây truyền phổ biến bao gồm:

  • Tiếp xúc da kề da kéo dài, chẳng hạn như nắm tay, ôm hoặc ma sát vào khu vực có ghẻ
  • Tiếp xúc các nhân thân mật, như ôm hôn hoặc quan hệ tình dục
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn trải giường, khăn tắm, quần áo với người bệnh ghẻ

Bởi vì bệnh ghẻ là bệnh lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc có thể, do đó sự lây nhiễm dễ dàng truyền sang các thành viên trong gia đình, người bệnh bè và người bệnh tình. Bên cạnh đó, thú cưng và vật nuôi cũng có thể bị bệnh ghẻ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp ghẻ từ thú cưng không lây sang người và ngược lại.

Theo thống kê, một bệnh nhân ghẻ có chứa khoảng 10 – 15 con ve trên cơ thể. Khi tiếp xúc da kề da với người khác, ghẻ có thể lây lan một cách dễ dàng. Ngoài ra, một số người có thể bị bệnh ghẻ và đang trong thời gian ủ bệnh (không có triệu chứng), tuy nhiên người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

Mặc dù ghẻ có thể lây lan khi quan hệ tình dục nhưng bệnh ghẻ không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bởi vì ghẻ chủ yếu lây khi tiếp xúc da và liên liên quan đến các hoạt động tình dục. Ngoài ra, không giống như các bệnh lây qua đường tình dục khác, sử dụng bao cao su và màng chắn miệng không phải là phương pháp phòng ngừa ghẻ hiệu quả. Nếu người bệnh hoặc người bệnh tình bị ghẻ, điều trị ghẻ là cách tốt nhất để tránh lây truyền.

Bệnh ghẻ kéo dài bao lâu?

Thông thường ve ghẻ có thể sống trên cơ thể một người đến hai tháng. Tuy nhiên nếu rời khỏi cơ thể người, ve ghẻ có thể chết trong 3 – 4 ngày.

Nếu người bệnh chưa bao giờ bị ghẻ, sau khi nhiễm bệnh các triệu chứng có thể mất khoảng 4 – 6 tuần để bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã từng bị ghẻ, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng trong vài ngày. Trong thời gian ủ bệnh (không có triệu chứng) người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác nếu tiếp xúc da trực tiếp.

Cách bắt con cái ghẻ
Các triệu chứng bệnh ghẻ có thể kéo dài đến 2 tháng

Thông thường bệnh ghẻ có thể điều trị một cách dễ dàng bằng thuốc. Sau khi được điều trị, các triệu chứng ghẻ như phát ban, nổi mụn nước có thể tiếp tục tồn tại trong 3 – 4 tuần và khỏi hẳn. Ngoài ra, nếu người bệnh xuất hiện mẩn đỏ, phát ban mới, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ghẻ là tránh tiếp xúc gần với  bệnh nhân ghẻ. Ngoài ra, điều trị bệnh ngay lập tức để tránh nguy cơ lây lan cho những người xung quanh. Cụ thể, để phòng ngừa ghẻ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Điều trị các triệu chứng

Điều trị bệnh ghẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa và loại bỏ nguy cơ lây lan. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm thuốc mỡ, kem bôi và thuốc bôi theo toa trực tiếp lên da. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc uống để cải thiện các triệu chứng.

Thông thường bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc vào ban đêm, khi ve ghẻ hoạt động mạnh nhất. Thuốc trị ghẻ có thể sử dụng qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và đôi khi bạn có thể cần sử dụng thuốc lặp lại trong 7 ngày liên tục.

Bị ghẻ nước tắm lá gì
Ghẻ được điều trị bằng thuốc thoa ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ bao gồm:

  • Kem permethrin 5%
  • Kem dưỡng da benzen benzoat 25%
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%
  • Kem lindane lotion 1%
  • Kem crotamiton 10%

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc bổ sung để cải thiện các triệu chứng liên quan. Cụ thể bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine, chẳng hạn như diphenhydramine hoặc pramoxine để giúp kiểm soát ngứa
  • Thuốc kháng sinh để loại bỏ các loại nhiễm trùng phát triển do trầy xước và vết thương hở trên da
  • Kem steroid để giảm sưng và ngứa

Các trường hợp ghẻ nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc đường uống để ngăn ngừa các triệu chứng lan rộng. Thuốc đường uống thường là ivermectin, được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Không đáp ứng các phương pháp điều trị khác
  • Ghẻ lở
  • Bệnh ghẻ bao phủ hầu hết diện tích cơ thể

2. Nhận biết các nguy cơ bệnh ghẻ

Một số nhóm người có nguy cơ nhiễm ve ghẻ tương đối cao, cụ thể như:

  • Trẻ em, thường tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, cát, bụi, đất trong môi trường và có thể nhiễm ve ghẻ.
  • Mẹ của những đứa trẻ cũng rất dễ bị ghẻ, chủ yếu là lây từ trẻ nhiễm bệnh.
  • Người có hoạt động tình dục với người bệnh, đặc biệt là người có nhiều bạn tình.
  • Người sống trong viện dưỡng lão, người bị giam cần hoặc sống tập trung thường dễ bị ghẻ, do môi trường sống tập thể.

Thú cưng và động vật có thể bị bệnh ghẻ. Tuy nhiên ghẻ ở động vật không lây sang người và ngược lại. Tiếp xúc da với người bệnh là cách phổ biến nhất có thể lây lan bệnh ghẻ.

Nếu thuốc nhóm có nguy có lây lan bệnh ghẻ cao, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cũng như thực hiện các bước phòng ngừa ghẻ phù hợp.

3. Tránh tiếp xúc da với người bệnh ghẻ

Tiếp xúc da kề da là cách tốt nhất để lây lan bệnh ghẻ. Do đó người bệnh ghẻ cần tránh tiếp xúc gần gũi với người khác để ngăn ngừa nguy cơ lây lan. Một số tiếp xúc cần hạn chế bao gồm:

Bị ghẻ nước kiêng gì
Các tiếp xúc da kéo dài như bắt tay có thể khiến ve ghẻ lây lan nhanh chóng
  • Tiếp xúc kéo dài như bắt tay, nắm tay
  • Các tiếp xúc vật lý thân mật như ôm, hôn
  • Quan hệ tình dục là cách phổ biến nhất có thể lây lan bệnh ghẻ, đặc biệt là ghẻ ở bộ phận sinh dục

4. Tránh tiếp xúc với các bề mặt có chứa ve ghẻ

Bệnh ghẻ có thể tồn tại khoảng 2 tháng trên cơ thể người, tuy nhiên chỉ có thể tồn tại 48 – 72 giờ ngoài môi trường. Do đó, tránh xa bất kỳ loại quần áo, khăn tắm, khăn trải giường hoặc bất cứ đồ dùng các nhân nào của người bệnh ghẻ.

Khăn là vật dụng dễ bị nhiễm ve ghẻ, vì khăn tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh. Do đó, tránh việc xử lý khăn mà không sử dụng găng tay. Bên cạnh đó, đồ vật bằng vải lanh, khăn trải giường, quần áo cũng có thể nhiễm ve ghẻ. Do đó, khăn trải giường và vật dụng trên giường của người bệnh ghẻ cần được vệ sinh mỗi ngày và riêng biệt.

5. Vệ sinh các vật dụng nhiễm ghẻ

Một số vật dụng và đồ vật có thể mang ve ghẻ. Do đó, điều quan trọng là làm sạch tất cả các bề mặt để tránh lây lan ve ghẻ. Một số lưu ý bao gồm:

phòng ngừa bệnh ghẻ
Vệ sinh tất cả các vật dụng tiếp xúc với bệnh nhân ghẻ để ngăn ngừa lây lan
  • Nếu có thể, hãy rửa tất cả các bề mặt, vật dụng đã tiếp xúc với người bệnh ghẻ. Sử dụng nước nóng và làm khô bề mặt ngay sau khi vệ sinh.
  • Sử dụng khăn nóng để lau khô bất cứ vật dụng nào tiếp xúc với người bệnh ghẻ.
  • Khi không thể vệ sinh các vật dụng nhiễm ve ghẻ, hãy đảm bảo giữ các vật dụng tránh xa người khác. Đặt các vật dụng trong túi nhựa và che kín tỏng ít nhất 1 tuần để ngăn ngừa lây lan.

Biện pháp phòng chống lây lan ghẻ

Nếu sống chung với người bệnh ghẻ, người nhà có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình. Các biện pháp pháp phổ biến bao gồm:

Bệnh ghẻ có lây không và phòng ngừa thế nào
Không sử dụng chung đồ dùng các nhân với bệnh nhân ghẻ để hạn chế lây lan
  • Điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình: Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan, hạn chế tình trạng ngứa và ngăn ngừa phát ban trong giai đoạn đầu của bệnh ghẻ. Bởi vì bệnh ghẻ mất khoảng vài tuần để xuất hiện triệu chứng, do đó một số người có thể mắc bệnh ghẻ mà không có bất cứ triệu chứng nào.
  • Tránh tiếp xúc da kéo dài: Đối với người trưởng thành điều này có thể tương đối đơn giản, tuy nhiên đối với trẻ em việc tránh tiếp xúc gần gũi thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh ghẻ nên hạn chế việc ngủ cùng, tắm, ôm ấp hoặc các tiếp xúc thân mật khác với các thành viên trong gia đình.
  • Vệ sinh ngay sau khi sử dụng: Giặt quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của người nhiễm bệnh mỗi ngày, ngay sau khi sử dụng để ngăn ngừa lây lan. Các bề mặt có thể được lau bằng khăn nóng hoặc sản phẩm lau khử trùng khô.
  • Che kín các vật dụng không thể vệ sinh: Cho các vật dụng không thể giặt hoặc lau chùi vào túi nilon và bọc kín trong một tuần. Bởi vì ve ghẻ chỉ có thể tồn tại bên ngoài cơ thể khoảng 3 ngày và sẽ chết trong thời gian lưu trữ.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân: Các thành viên trong gia đình cần sử dụng khăn tắm và khăn lau tay riêng cho đến khi đợt điều trị ghẻ kết thúc hoặc đến khi bác sĩ xác nhận người bệnh đã khỏi.

Bệnh ghẻ là một tình trạng da rất dễ lây lan có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào. Bệnh có thể lây lan qua việc tiếp xúc da trực tiếp, sử dụng chung đồ cá nhân và quan hệ tình dục. Điều trị bệnh ghẻ là cách tốt nhất để phòng ngừa lây lan cũng như hạn chế các rủi ro của bệnh ghẻ. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tìm hiểu thêm:

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *