9 Cách Chữa Mề Đay Bằng Cây Thuốc Nam Được Tin Dùng

Lá mướp đắng, lá ổi, chè xanh, lá đơn đỏ,… là những cây thuốc nam quen thuộc được dân gian sử dụng khá nhiều để trị bệnh mề đay. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn cao, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện.

Tổng hợp các cây thuốc nam quen thuộc trị bệnh mề đay hay
Tổng hợp các cây thuốc nam quen thuộc trị bệnh mề đay hay

Trị bệnh mề đay bằng cây cỏ thuốc nam có hiệu quả không?

Mề đay hay còn được gọi là mày đay – là một bệnh lý ngoài da phổ biến có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mắc phải, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông bởi những vết mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ.

Bệnh mề đay là một bệnh lý không quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng của con người. Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh mề đay như: thuốc bôi ngoài da, thuốc mỡ, thuốc uống, thuốc Đông y và không thể không nhắc đến các bài thuốc trị bệnh mề đay bằng các bài thuốc nam. Các đối tượng bị mề đay có thể áp dụng đồng thời các bài thuốc nam cùng với các loại thuốc khác được bác sĩ da liễu chỉ định cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để rút ngắn thời gian điều trị.

Triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay là da nổi mẩn đỏ, sần phù, ngứa ngáy
Triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay là da nổi mẩn đỏ, sần phù, ngứa ngáy

Đa phần các bài thuốc nam trị bệnh mề đay đều là những nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, dễ tìm, người bệnh có thể không tốn đồng nào để có được nguyên liệu cải thiện bệnh lý. Bên cạnh đó, với bản chất lành tính, an toàn, mọi đối tượng bị mề đay có thể áp dụng phương pháp này, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này thường có tác dụng khá chậm, cần người bệnh phải thực hiện đều đặn mỗi ngày và tuân thủ thêm một số nguyên tắc khác khi áp dụng.

9 cách trị mề đay bằng cây thuốc nam quen thuộc

Dưới đây là một số mẹo vặt trị mề đay bằng các bài thuốc nam theo kinh nghiệm của dân gian, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp với thể trạng cơ thể và sức khỏe bệnh lý đang mắc phải:

1. Chữa bệnh mề đay bằng cây mướp đắng

Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, thường được sử dụng để nấu canh, xào hoặc dùng ăn sống. Trong mướp đắng có chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong mướp đắng có chứa một lượng hợp chất chống oxy hóa khá lớn, có tác dụng làm mềm da, giúp da được sáng màu, cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Mặt khác, theo sự ghi nhận trong Y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chỉ khát, tiêu độc, thanh tâm,…

Với bản chất và thành phần trên, mướp đắng rất thích hợp để trị bệnh mề đay và các bệnh ngoài da khác như: chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Tuy nhiên, phương pháp này chưa được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi.

Mướp đắng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chỉ khát, tiêu độc, thanh tâm, hỗ trợ trị các bệnh ngoài da
Mướp đắng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chỉ khát, tiêu độc, thanh tâm, hỗ trợ trị các bệnh ngoài da

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá mướp đắng tươi rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn;
  • Bắt lên bếp một nồi nước khoảng 2 lít. Khi nước đã sôi, cho toàn bộ lá mướp đắng vào nồi nước và đun thêm 5 – 7 phút, sau đó tắt bếp và đổ ra thau;
  • Pha thêm một ít nước lạnh sao cho nước có nhiệt độ ấm vừa phải;
  • Người bệnh sử dụng nước để tắm và kết hợp việc sử dụng phần bã lá để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.

Đối với các đối tượng bị mề đay ở diện tích da nhỏ có thể sử dụng quả mướp đắng đã được giã nát để đắp trực tiếp lên vết thương khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát.

2. Dùng lá khế trị bệnh mề đay theo kinh nghiệm của dân gian

Mẹo dùng lá khế để nấu nước tắm trị bệnh mề đay được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi. Đây là liệu pháp dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí nhưng không kém phần hiệu nghiệm.

Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa. Nhờ có bản chất và tính vị trên, thảo dược này được dân gian sử dụng để trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay.

Lá khế có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy
Lá khế có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá khế tươi (khoảng 200 gram), tốt hơn nên ngâm nguyên liệu cùng với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo;
  • Vò nát toàn bộ lá khế rồi cho vào nồi nước (khoảng 2 – 3 lít) và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá khế ra hoàn toàn;
  • Thêm 2 muỗng cà phê muối sạch và tiếp tục đun thêm 3 phút rồi đổ nước ra thau;
  • Chờ nước nguội bớt thì sử dụng để tắm kết hợp với việc sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.

Ngoài ra, người bị mề đay cũng có thể kết hợp lá khế cùng với một số dược liệu khác để nấu nước tắm như: lá thanh tao, lá long não,… hoặc có thể sử dụng nước uống từ lá khế đều được.

3. Mẹo trị mề đay bằng cây nha đam được dân gian lưu truyền

Nha đam (lô hội) thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn, thức uống và mặt nạ chăm sóc da mặt. Nhờ có các thành phần khoáng chất và vitamin dồi dào, loại nguyên liệu này rất thích hợp để sử dụng trị một số bệnh lý về da.

Về bản chất, nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu sưng, giải độc, thanh nhiệt. Vì thế, dược liệu này được sử dụng khá nhiều để trị tàn nhang, nám da mặt, cải thiện da mặt bị mụn nhọt, da thô ráp, nổi sần, da mề đay mẩn ngứa.

Ngoài công dụng làm thực phẩm bổ dưỡng, nha đam còn có tác dụng trị bệnh mề đay và một số bệnh ngoài da khác
Ngoài công dụng làm thực phẩm bổ dưỡng, nha đam còn có tác dụng trị bệnh mề đay và một số bệnh ngoài da khác

Cách thực hiện:

  • Đem một lá nha đam rửa sạch bằng nước rồi gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài;
  • Dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam;
  • Bôi một lượng gel nha đam vừa đủ lên vùng da bị mề đay kết hợp với việc massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút;
  • Để yên thêm 5 phút rồi tiến hành rửa lại bằng nước mát hoặc để khô tự nhiên.

Lưu ý: Đối với các vùng da bị lở loét, vết thương hở, mụn nước vỡ không nên sử dụng gel nha đam để làm lành vết thương.

4. Lá hẹ – Thảo dược trị da bị mề đay

Lá hẹ xanh không chỉ được biết đến là loại gia vị giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc nam lành tính. Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, hàm lượng vitamin C có trong lá hẹ xanh chiếm khá cao. Thành phần này có nhiều công dụng đối với hệ đường ruột và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da như: bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Ngoài ra, lá hẹ còn được dân gian sử dụng để điều trị mụn nhọt, nhức răng, viêm lợi,…

Thoa nước cốt lá hẹ lên vùng da bị mề đay giúp giảm ngứa, cải thiện da bị mẩn đỏ
Thoa nước cốt lá hẹ lên vùng da bị mề đay giúp giảm ngứa, cải thiện da bị mẩn đỏ

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá hẹ rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ lá hẹ vừa được làm sạch vào trong cối để giã cho nát, sau đó chắt lọc lấy phần nước cốt;
  • Thoa một lượng nước cốt hẹ vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị mề đay và giữ yên khoảng 15 – 20 phút rồi tiến hành rửa lại bằng nước sạch;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.

Tuy nhiên, cách thực hiện này chỉ phù hợp với các trường hợp vùng da tổn thương trên diện tích nhỏ. Những trường hợp vùng da bị tổn thương có kích thước lớn nên, người bệnh nên sử dụng nước sắc từ lá hẹ hoặc dùng lá hẹ để nấu nước tắm.

5. Nước uống từ lá đơn đỏ giúp trị bệnh mề đay

Trị da bị mề đay mẩn ngứa bằng là lá đơn đỏ là một trong những phương pháp cải thiện bệnh lý được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi. Bởi đây là một loại dược liệu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, lợi tiểu, trừ phong thấp, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da cơ địa,…

Lá đơn đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trị các bệnh ngoài da
Lá đơn đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau, trị các bệnh ngoài da như: mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…

Cách thực hiện:

  • Đem 10 gram lá đơn đỏ ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
  • Thái lá đơn đỏ đã được làm sạch thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào ấm nước (khoảng 400 – 450 ml);
  • Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 100ml thì tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước sắc và chia thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày;
  • Người bệnh nên kiên trì áp dụng mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

6. Dùng lá ổi trị mề đay ít ai biết đến

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong lá ổi có chứa thành phần tinh dầu dễ hay hơi Eugenol khá lớn. Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu các cơn ngứa ngáy ngoài da, cải thiện màu sắc của da giúp mang lại một làn da đều màu. Do đó, các đối tượng bị mề đay mẩn ngứa có thể sử dụng loại lá này để nấu nước tắm cải thiện bệnh lý.

Thành phần tinh dầu dễ hay hơi Eugenol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thích hợp sử dụng trị da bị mề đay mẩn ngứa
Thành phần tinh dầu dễ hay hơi Eugenol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thích hợp sử dụng trị da bị mề đay mẩn ngứa

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá ổi tươi, non rửa sạch bằng nước, tốt hơn nếu rửa cùng với nước muối pha loãng;
  • Vò nát toàn bộ lá ổi đã được làm sạch rồi cho vào nồi cùng với 3 – 4 lít nước;
  • Tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong lá ổi ra hoàn toàn;
  • Đổ nước ra thau, pha thêm một ít nước lạnh sao cho đạt được độ ấm vừa đủ rồi tiến hành tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

7. Cỏ mần trầu chữa dứt điểm bệnh mề đay hiệu quả

Y học cổ truyền quan niệm cỏ mần trầu là vị thuốc có tính hàn, do đó phù hợp với những bệnh thuộc nhóm nóng như cảm nắng, huyết áp cao, viêm nhiễm, nổi mề đay. Người thường xuyên nổi mề đay nếu biết cách sử dụng cỏ mần trầu sẽ cho hiệu quả rất tốt. Bởi vị thảo dược này có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tiêu viêm hiệu quả.

Cách dùng: Cỏ mần trầu cùng rễ cỏ tranh mỗi loại 20g, sắc cùng nước dùng để uống trong ngày. Kiên trì dùng sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

8. Bài thuốc chữa mề đay tại nhà từ bạc hà

Trong Đông y, lá bạc hà được xem là vị thuốc mang tới tác dụng phong nhiệt, giải độc và kháng viêm. Thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh viêm da, mẩn ngứa. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh trong lá bạc hà có chứa hàm lượng lớn hoạt chất menthol cùng acid rosmarinic, giúp chống viêm, thải độc gan hiệu quả.

Cách trị mụn ở lưng hiệu quả tại nhà
Lá bạc hà tươi

Để dùng lá bạc hà chữa mề đay, người dùng có thể áp dụng các cách sau:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp từ lá tươi

Dùng trực tiếp lá bạc hà tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó đắp lá lên vùng da mẩn ngứa và vệ sinh lại da sạch sẽ. Ngoài ra, lá bạc hà còn được dùng theo cách sắc nước uống mỗi ngày nhằm giúp thải độc gan từ bên trong cơ thể.

Cách 2: Dùng lá bạc hà khô chữa mề đay

Chuẩn bị 15g lá bạc hà khô, ngâm cùng với nửa lít nước sôi. Sau khi nước nguội, dùng một miếng vải sạch thấm nước bạc hà và đặt vào vùng da nổi mề đay. Sau khoảng 5-10 phút sẽ tháy tác dụng.

9. Tắm nước chè xanh giúp giảm ngứa, trị bệnh mề đay

Chè xanh là loại nguyên liệu được sử dụng khá nhiều hiện nay với công dụng làm đẹp, giảm cân, trị mụn nhọt nhưng ít được ai biết đến với công dụng trị mề đay và một số bệnh ngoài da khác. Bởi trong loại dược liệu này có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và da nổi mẩn đó, giúp cho da được đều màu.

Tắm nước lá chè xanh giúp giảm ngứa ngáy, cải thiện các cấu trúc của da
Tắm nước lá chè xanh giúp giảm ngứa ngáy, cải thiện các cấu trúc của da

Cách thực hiện:

  • Đem 20 gram lá chè xanh rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc ngâm cùng với nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ lá chè xanh vừa được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 – 2.5 lít nước lọc, sau đó bắt lên bếp và tiến hành đun cho đến khi lượng các tinh chất có trong lá chè xanh ra hoàn toàn;
  • Sử dụng nước chè xanh để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay. Lưu ý, người bệnh nên chờ nước nguội bớt rồi mới được sử dụng để tránh bỏng da;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì thực hiện khi bệnh tình khỏi hẳn.

Bên cạnh việc sử dụng lá chè xanh để nấu nước tắm để cải thiện bệnh mề đay mẩn ngứa thì người bệnh có thể áp dụng thêm mỗi ngày một ly chè xanh, vừa có công dụng giảm ngứa, giảm mẩn đỏ vừa giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Một số lưu ý khi trị mề đay bằng cây thuốc nam

Mặc dù trị mề đay bằng cây thuốc nam là phương pháp lành tính và an toàn nhưng bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trị mề đay bằng cây cỏ dân gian chỉ có công dụng với các trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn chớm nở. Các trường hợp bệnh mề đay ở thể trung bình và nặng, hầu như phương pháp này không mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì thế mà người bệnh cần biết chính xác mức độ bệnh mề đay đang mắc phải để có những phác đồ điều trị phù hợp;
  • Hiệu quả đem lại và kết quả được đạt còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, mức độ bệnh lý, sự kiên trì, chế độ chăm sóc da,… Do đó, không thể khẳng định mọi đối tượng áp dụng các mẹo vặt thuốc nam trị bệnh mề đay đều đạt được kết quả như nhau;
  • Trong quá trình sử dụng bài thuốc nam trị mề đay, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.

Bên cạnh những vấn đề cần lưu ý trên, các đối tượng bị mề đay cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể hơn:

  • Luôn giữ cho vùng da bị tổn thương và cơ thể được sạch sẽ bằng việc tắm nước mát. Nên sử dụng các loại xà phòng có tính axit thấp để tránh tình trạng da dẻ bị thô ráp;
  • Sử dụng bộ quần áo rộng, thoáng mát, hút ẩm mồ hôi. Hạn chế tối đa việc sử dụng các trang phục bó sát cơ thể, việc sử dụng các loại trang phục này sẽ khiến cho cơ thể khó thoát mồ hôi ra ngoài, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm tấn công lên da;
  • Chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống: Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu vitamin và thành phần khoáng chất như các loại rau xanh, củ quả, hoa quả tươi,… Hạn chế việc dung nạp cho cơ thể các thực phẩm dễ gây ngứa, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng;
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…;
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức hay căng thẳng, stress nặng.

Trên đây là những bài thuốc nam trị mề đay được đánh giá cao, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc lựa chọn những phương pháp điều trị bệnh tình phù hợp với mức độ bệnh lý đang mắc phải. Đồng thời, tiến hành thăm khám nếu tình trạng mề đay trở nặng hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường khác.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Mẹo chữa mề đay bằng gừng đơn giản dễ thực hiện

5/5 - (9 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *