Bác Lê Thị Chung - giáo viên về hưu đã chống chọi trước những cơn đau nhức tại khớp gối hàng chục năm nay. Tưởng chừng phải sống chung với bệnh thì may mắn đã đến với bác.

Bị đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay là bị gì?

Bị đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay có thể liên quan đến lạm dụng cơ bắp hoặc chấn thương. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh, bệnh viêm khớp hoặc các tình trạng cần điều trị y tế ngay lập tức.

đau bả vai trái phải lan xuống cánh tay
Đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Nguyên nhân gây đau bả vai trái lan xuống cánh tay

Tình trạng đau bả vai và cánh tay bên trai có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, lo lắng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như đau tim hoặc đau thắt ngực.

Có rất nhiều lý do và nguyên nhân có thể gây tê, yếu và đau bả vai trái lan xuống cánh tay. Điều này có thể do yếu tố tâm lý hoặc thể chất. Do đó, để xác định được nguyên nhân chính xác, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Cụ thể các nguyên nhân có thể gây au bả vai trái lan xuống cánh tay thường bao gồm:

1. Đau tim

Đau tim xảy ra khi lượng máu lưu thông đến tim bị gián đoạn và thường liên quan đến tình trạng thu hẹp các động mạch vành. Các động mạch này có thể bị thu hẹp do sự tích tụ các chất béo, cholesterol và các chất khác tạo thành các mảng bám. Khi các mảng bám này bị vỡ ra gây ảnh hưởng đến lượng máu để tín, dẫn đến thiếu oxy, tạo áp lực lên tim  và gây đau tim.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Hầu hết các dây thần kinh phân nhánh đến tim thường đi qua vai và cánh tay trái để gửi tín hiệu đến não bộ. Do đó, một cơn đau tim thường dẫn đến cảm giác đau nhức ở vai và tay bên trái.

Người bệnh nên gọi cho cấp cứu nếu tình trạng đau vai trái lan xuống cánh tay xuất hiện đột ngột kèm các dấu hiệu bao gồm:

  • Khó chịu ở ngực kéo dài trong 1 phút sau đó biến mất và xuất hiện trở lại
  • Đau, tê hoặc khó chịu ở vai gáy, lưng, cổ, thái dương hàm và bụng dưới
  • Khó thở (có thể đau hoặc không đau ngực)
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đổ mồ hôi lạnh đột ngột

2. Đau thắt ngực

Người bệnh bị đau thắt ngực thường cảm thấy khó chịu hoặc đau tim do tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm đau bả vai trái lan xuống cánh tay hoặc đau vai gáy, cổ, lưng, hàm. Bên cạnh đó, một số người bệnh có thể gặp tình trạng khó tiêu hoặc đau dạ dày.

Đau thắt ngực có thể là dấu hiệu bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ngoài ra, hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch vành cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt ngực.

đau bả vai trái lan xuống cánh tay
Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có thể là dấu hiệu đau thắt ngực

Hầu hết các trường hợp đau thắt ngực được phân loại như sau:

  • Đau thắt ngực ổn định: Đây là tình trạng đau thắt ngực có thể dự đoán và kiểm soát được, xảy ra liên tục trong ít nhất hai tháng. Đau thắt ngực ổn định có thể cải thiện bằng thuốc giãn động mạch, cải thiện thể chất và hạn chế căng thẳng cảm xúc.
  • Đau thắt ngực không ổn định: Tình trạng này nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi. Đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ đau tim cao và đôi khi cần điều trị cấp cứu để tránh rủi ro không mong muốn.

Nguyên nhân gây đau bả vai phải lan xuống cánh tay

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bả vai trái lan xuống cánh tay. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể là do lạm dụng quá mức hoặc liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Viêm dây thần kinh phế quản

Viêm dây thần kinh phế quản thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể bao gồm:

  • Ngực
  • Vai
  • Cánh tay
  • Bàn tay

Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh truyền tín hiệu giữa hệ thống thần kinh trung ương và các bộ phận khác trong cơ thể bị gián đoạn. Các dấu hiệu thường bao gồm gây đau đớn và mất chức năng ở bộ phận bị ảnh hưởng.

Khi ảnh hưởng đến dây thần kinh phế quản, tình trạng này có thể gây đau đột ngột ở vai và lan xuống cánh tay. Tình trạng này thường chỉ gây ảnh hưởng đến một bên cơ thể và thường là bên phải. Bên cạnh đó, các cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Cơn đau có thể tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác liên quan đến vai và cánh tay như:

  • Mất sức mạnh
  • Thay đổi khả năng phản xạ
  • Tê, ngứa hoặc mất cảm giác

Thông thường viêm dây thần kinh phế quản có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm và thuốc giảm đau thần kinh để cải thiện các triệu chứng. Khi các cơn đau giảm đi, người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh vai và cánh tay.

2. Vấn đề về tim

Mặc dù các vấn đề về tim thường gây đau vai và cánh tay bên trái nhưng một số người có thể cảm thấy đau đớn ở bên phải cánh tay hoặc cả hai bên cơ thể. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Mặc dù không phổ biến nhưng đau bả vai phải lan xuống cánh tay có thể là dấu hiệu bệnh tim
  • Đau ngực hoặc khó chịu, áp lực, nóng rát hoặc căng cơ ngực
  • Đau lan tỏa đến xương hàm
  • Hơi thở ngắn
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Đổ nhiều mồ hôi

Nếu nghi ngờ đau tim hoặc có vấn đề liên quan đến tim mạch, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu khi các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Một số nguyên nhân cơ xương khớp có thể gây đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay bao gồm:

1. Lạm dụng quá mức

Sử dụng quá mức hoặc gây áp lực liên tục lên khớp vai, cánh tay có thể dẫn đến các cơn đau vai gáy và lan tỏa đến cánh tay hoặc lưng. Các triệu chứng liên quan có thể gây đau cơ, mệt mỏi sau nhiều giờ sử dụng liên tục.

Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, chườm lạnh, thay đổi cường độ hoạt động.

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng
Lạm dụng vai – cánh tay quá mức có thể dẫn đến các cơn đau lan tỏa

2. Chấn thương cơ xương

Các chấn thương cơ xương khớp có thể gây ảnh hưởng đến bên phải hoặc bên trái cơ thể. Các dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:

  • Cơn đau thường xuất hiện ở một vài phút
  • Chuyển động hoặc chạm vào vị trí ảnh hưởng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ
  • Khó chịu có thể kéo dài trong trong giờ hoặc nhiều ngày

Một số chấn thương phổ biến thường bao gồm:

  • Viêm bao hoạt dịch do lạm dụng, chấn thương và nhiễm trùng có thể gây đau vai lan đến cánh tay.
  • Viêm gân do lạm dụng hoặc thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần có thể gây đau ở vai, khuỷu tay và cánh tay.
  • Rách cơ xoay khớp vai có thể gây đau vai dữ dội và ảnh hưởng đến chức năng của cả cánh tay.

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh xung quanh cổ, đặc biệt là khi trượt hoặc vỡ các đĩa đệm.

Nếu đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh điều khiển tay có thể dẫn đến đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay hoặc gây tê, yếu, mất cảm giác ở cánh tay.

Nằm nghiêng bị đau vai lan đến cánh tay
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể gây đau lan tỏa từ vai đến cánh tay

Xử lý tình trạng đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay

Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị tình trạng đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay phù hợp nhất. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau như:

1. Chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp các cơn đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp xử lý tại nhà như:

  • Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên bả vai và cánh tay. Tuy nhiên, thời gian nghỉ không nên kéo dài quá 2 -3 ngày để tránh tình trạng cứng khớp.
  • Chườm lạnh: Áp dụng túi đá lạnh lên vị trí đau trong 15 – 20 phút mỗi lần, 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ chống viêm và giảm đau.
  • Băng cố định: Băng, nẹp cố định vị trí đau có thể hạn chế các hoạt động không cần thiết và hỗ trợ giảm đau.
  • Xoa bóp, massage: Người bệnh có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng ở khu vực bị ảnh hưởng để tăng cường lưu thông máu và cải thiện các cơn đau.
  • Nâng cao cánh tay: Người bị đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay nên nâng cao cánh tay để hạn chế và ngăn ngừa các cơn đau.

2. Điều trị y tế

Các biện pháp điều trị y tế phụ vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

Đau vai gáy lan xuống cánh tay
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các cơn đau
  • Thuốc giảm đau: Bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với một số trường hợp đau vai lan xuống cánh tay.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể giảm đau, chống viêm và phòng ngừa các bệnh viêm khớp.
  • Thuốc giãn cơ:  Thuốc giãn cơ thông thường bao gồm cyclobenzaprine, tizanidine và baclofen có tác dụng cải thiện tình trạng căng cơ và cơ thắt xung quanh khớp vai.

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị chuyên môn như:

  • Tiêm steroid vào khu vực bị ảnh hưởng
  • Kích thích tủy sống
  • Vật lý trị liệu (có thể bao gồm các bài tập, liệu pháp nóng và lạnh, và kích thích thần kinh điện)
  • Các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu, diện chẩn.

Đối với bệnh nhân nghi ngờ bệnh tim mạch, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *